Không phải thời điểm nào Việt Nam cũng trải chiếu hoa mời nhà đầu tư đến bằng mọi giá.

Ấn Độ không nằm trong những nước tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), tuy nhiên, khi đầu tư tại Việt Nam, ngành công nghiệp dệt may của Ấn Độ sẽ có nhiều cơ hội hưởng lợi gián tiếp từ TPP.
Mới đây chính phủ Ấn Độ đã chính thức khởi động gói tín dụng ưu đãi 300 triệu USD để xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực dệt may giữa Việt Nam - Ấn Độ.
Theo đó, Ấn Độ sẽ hỗ trợ các dự án đầu tư vào dệt may có sử dụng thiết bị, dịch vụ của nước này lên tới 75% giá trị dự án. Thời gian cho vay là 10 năm với lãi suất 2%/năm.
Ấn Độ là nhà sản xuất các sản phẩm cotton, lụa, vải xenlulo và sợi cotton lớn thứ hai thế giới, đạt giá trị khoảng 100 tỷ USD/năm, trong đó 40 tỷ USD là từ xuất khẩu.
Gói tín dụng sẽ giúp các doanh nghiệp Ấn Độ phát triển các nhà máy tại Việt Nam, đồng thời, thúc đẩy các công ty Việt Nam có liên quan mở rộng hợp tác với các đối tác Ấn Độ. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp có được lợi thế hơn sau khi gia nhập TPP.
Ông SriJib Roy, Giám đốc Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu hàng Dệt sợi tổng hợp và Tơ nhân tạo Ấn Độ (SRTEPC) cho rằng: “Ấn Độ có đủ nguyên liệu phục vụ cho ngành may mặc Việt Nam. Và như thế rất dễ dàng để nhận ra hợp tác dệt may giữa Việt Nam - Ấn Độ sẽ mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia, không chỉ giúp ngành công nghiệp dệt của Ấn Độ có được một thị trường xuất khẩu mới mà còn giúp ngành may mặc Việt Nam có thêm một nguồn cung ứng nguyên liệu dồi dào. Ngoài ra với dân số đông, Ấn Độ cũng chính là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho các mặt hàng may mặc của Việt Nam”. (Mỹ Châu, 2015).
Không phải thời điểm nào Việt Nam cũng trải chiếu hoa mời nhà đầu tư đến bằng mọi giá.
Chiến lược đề ra cho ngành gỗ là hết năm 2015 phải đạt kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD, hết năm 2020 đạt 10 tỷ USD. Tuy nhiên, chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vẫn đạt khoảng 3 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2014.
Trước hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và sẽ được ký kết, các DN logistics trong nước phải tìm cách nâng cao năng lực, cơ sở hạ tầng, đầu tư thêm dịch vụ mới...
Theo Dự thảo Phân bổ vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 vừa được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến đầu tuần này, những ngành, lĩnh vực có dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) được ưu tiên số một.
Bộ Xây dựng vừa có văn bản báo cáo về việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tại Phiên họp Chính phủ tháng 8/2015.
Theo Dự thảo Quyết định về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ 2016 đến năm 2020 vừa được Bộ Công Thương công bố, các dự án đầu tư dây chuyền máy móc, thiết bị để sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm sẽ được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước.
Trong buổi trao đổi trực tuyến với bạn đọc Dân trí chiều 26/8, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân thẳng thắn thừa nhận: “Trong thời gian vừa qua có một số cá nhân nghiên cứu chế tạo tàu ngầm, máy bay nhưng chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết của cơ quan chức năng”
Đồng Euro và đồng Yên đang bị mất giá so với đồng USD, khiến sản phẩm may mặc của Việt Nam xuất khẩu vào hai thị trường này có giá thành cao hơn sản phẩm nội địa.
Kamaz, nhà sản xuất xe tải lớn nhất nước Nga, tuyên bố rất coi trọng thị trường Việt Nam; nhiều dòng sản phẩm của hãng là xe lưỡng dụng, không phải xe quân sự nhưng có thể chuyển đổi để phục vụ cả hai mục đích dân sự và quân sự.
Từ cuối năm 2014 trở về trước, Việt Nam phải nhập khẩu 98% nguyên liệu cho sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, trong đó, chủ yếu nhập khẩu Amoni Nitorat. Tuy nhiên, nhà máy sản xuất được tiền chất này đã bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2015 với công suất vượt cầu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự