Khi nhắc đến việc chế tạo máy móc để thực hiện công việc con người đang làm trong nhiều năm thì Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là ba nước đi đầu.

Các công ty công nghệ lớn thường xây dựng trung tâm dữ liệu của riêng mình (Cloud Campus), nơi tập trung sức mạnh lưu trữ và xử lý khổng lồ.
Microsoft có nhiều cụm máy chủ nhưng tập trung chủ yếu ở Virginia (Mỹ).
Cloud Campus được coi là biểu hiện vật chất của Internet, thường được xây dựng ở khu vực xa trung tâm, nơi có chi phí mặt bằng thấp, giá điện rẻ, thoáng mát. Khi điện toán đám mây phát triển theo đà của mạng xã hội, Big Data (dữ liệu lớn) hay Internet of Things (Internet của vạn vật)... thì quy mô của các trung tâm dữ liệu ngày càng được mở rộng.
Dưới đây là Cloud Campus của một số công ty công nghệ hàng đầu hiện nay.
Trung tâm dữ liệu của Facebook được coi là sự mở đầu cho việc phát triển hạ tầng phần cứng tại Prineville, bang Oregon (Mỹ). Cloud Campus của mạng xã hội lớn nhất thế giới gồm hai trung tâm dữ liệu khổng lồ, diện tích mỗi điểm gần 28 nghìn mét vuông, phục vụ cho khoảng 2 tỷ người dùng. Facebook còn có kế hoạch xây một trung tâm dữ liệu lớn ở Prineville, rộng hơn 45 nghìn mét vuông.
Cloud Campus của Facebook đã giúp phát triển kinh tế khu vực khi công ty đầu tư hơn 780 triệu USD vào đây và thu hút các công ty công nghệ khác cùng đặt hệ thống máy chủ.
Apple
Hãng sản xuất iPhone, MacBook khá chậm chân trong việc xây dựng trung tâm dữ liệu và mãi đến năm 2009 thì Apple vẫn chỉ sở hữu một trung tâm nhỏ. Tuy nhiên sau đó công ty đầu tư 1 tỷ USD để tạo nên một Cloud Campus rộng hơn 46 nghìn mét vuông ở Maiden, Carolina (Mỹ).
Ngoài ra, Apple hiện nay còn có trung tâm dữ liệu ở Oregon, Nevada, Ireland và Đan Mạch để cung cấp cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ như iTunes và iCloud.
Gã khổng lồ lĩnh vực Internet đã và đang đi tiên phong trong việc tạo ra một loạt trung tâm dữ liệu trên khắp thế giới để phục vụ dịch vụ tìm kiếm, quảng cáo, điện toán đám mây hay các công nghệ mới. Công ty hiện chi hơn 2 tỷ USD mỗi quý để phát triển cơ sở hạ tầng Cloud Campus đặt tại Council Bluffs (Mỹ).
Microsoft
Microsoft có nhiều cụm máy chủ nhưng tập trung chủ yếu ở Virginia (Mỹ). Nó được triển khai từ năm 2011 với tổng mức đầu tư vào khoảng 1,7 tỷ USD. Cơ sở hạ tầng của Microsoft được thiết kế dạng mô-đun, cho phép hoạt động trong nhiều môi trường, cắt giảm chi phí và khả năng tản nhiệt hiệu quả.
Amazon
Là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực điện toán đám mây, Amazon đã xây dựng những "trang trại" bao gồm các cụm máy chủ thay vì xây tập trung thành một khuôn viên rộng lớn. Nó nhằm mục đích giảm các tác động khi có sự cố xảy ra. Các cụm máy chủ này nằm trong các trung tâm dữ liệu tách biệt nhau, nhưng phải đủ gần để đường truyền có tốc độ trễ thấp.
Điểm lớn nhất nằm trong cụm máy chủ của Amazon được đặt ở Đông Nam Mỹ, trải dài trên 20 trung tâm dữ liệu thuộc Northern Virginia.
Theo VnExpress
Khi nhắc đến việc chế tạo máy móc để thực hiện công việc con người đang làm trong nhiều năm thì Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là ba nước đi đầu.
Sẽ rất bất ngờ nếu Facebook, LinkedIn hay Apple gặp khó khăn tại một thị trường địa phương nào đó. Nhưng ở Trung Quốc, những cản trở mà họ vấp phải đã không còn là điều gây ngạc nhiên nữa.
Sự xuất hiện của công nghệ trí tuệ nhân tạo trong ngành y đang đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh.
Nếu được áp dụng toàn diện, trí tuệ nhân tạo có thể nâng tăng trưởng GDP hàng năm của Singapore lên 5,4% trong 18 năm.
Các doanh nghiệp chưa thực sự chuẩn bị đầy đủ cho việc tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Dù có tới 55% doanh nghiệp trả lời rằng cuộc cách mạng này có tác động rất lớn nhưng chỉ có 12% cho biết đang triển khai, 19% đã xây dựng kế hoạch, 55% đang tìm hiểu và có tới 79% thì… chưa làm gì.
Đối với nhiều tín đồ công nghệ của thế giới, sự chạy đua về các tính năng công nghệ đã đến điểm bão hòa, giờ đây để chiến thắng cần đến sự hoàn hảo bất ngờ.
Trí thông minh nhân tạo có thể thay thế vị trí của con người trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng, giáo dục, tài chính, chăm sóc sức khỏe...
Mặt trời nhân tạo không phải là khái niệm quá mới mẻ trên thế giới. Nhưng liệu sản xuất điện từ mặt trời nhân tạo có khả thi?
Bằng cách thu thập dữ liệu từ điện thoại thông minh, các nhà khoa học Mỹ thống kê được mức độ vận động của người dân các nước dựa trên số bước chân trung bình mỗi ngày.
Hiện vẫn còn 34 triệu người dân Mỹ không tiếp cận được với internet. Trong số đó có 23,4 triệu người sống ở vùng sâu vùng xa. Với kế hoạch trị giá tơi 10 tỷ USD đầy tham vọng của Microsoft, hai triệu người Mỹ ở nông thôn sẽ được tiếp cận với internet tốc độ cao trong vòng 5 năm tới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự