tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-07-2017

  • Cập nhật : 07/07/2017

Tỷ phú Trung Quốc hết cửa đấu với Apple, Tesla

Tài sản của Jia Yueting - Chủ tịch LeEco đã bị tòa án ra lệnh phong tỏa, khiến tham vọng cạnh tranh tại Mỹ của công ty này sụp đổ.

Một tòa án tại Thượng Hải vừa ra lệnh phong tỏa 26% cổ phần của Chủ tịch LeEco - Jia Yueting trong công ty con - Leshi Internet Information & Technology. Số cổ phần này trị giá gần 16 tỷ NDT, tính theo giá đóng cửa khi công ty ngừng giao dịch trên sàn Thâm Quyến hồi tháng 4.Vài giờ trước đó, một tòa án tại Thượng Hải cũng ra phán quyết phong tỏa tổng tài sản 1,24 tỷ NDT (183 triệu USD) của vợ chồng Jia Yueting và 3 công ty con của LeEco. Những công ty này từ nhiều tháng nay đã chật vật vì thiếu tiền mặt. Gần đây, LeEco còn thất hẹn trả lãi cho các khoản vay nhằm phát triển mảng smartphone.

jia yueting hien la chu tich leeco. anh: reuters

Jia Yueting hiện là Chủ tịch LeEco. Ảnh: Reuters

LeEco từng được gọi là Netflix Trung Quốc nhờ dịch vụ xem phim trực tuyến. Đây cũng là mảng kinh doanh ban đầu của họ. Sau đó, dưới sự lãnh đạo của Jia, LeEco đã phát triển với tốc độ chóng mặt, tấn công vào nhiều lĩnh vực, từ phim ảnh, smartphone đến giao thông.

Đó là lý do LeEco được so sánh với Apple hay Tesla. Công ty hiện có văn phòng tại Thung lũng Silicon và đã đầu tư vào hãng xe điện Mỹ - Faraday Future. Họ bắt đầu bán thiết bị tại Mỹ từ cuối năm ngoái.

Jia cũng nổi tiếng vì từng chê Apple là “lỗi thời”. Forbes ước tính tài sản của ông hiện vào khoảng 3,6 tỷ USD.

Việc kinh doanh của hãng bắt đầu lao dốc từ cuối năm ngoái. Hồi tháng 11/2016, Jia thừa nhận LeEco đang thiếu tiền mặt, tuyên bố chỉ nhận lương tượng trưng 1 USD mỗi năm. Họ cũng đã phải từ bỏ thương vụ mua hãng xe điện Mỹ - Vizio và được cho là đã cắt giảm hàng trăm việc làm.

Trong đại hội cổ đông tuần trước, Jia cho biết công ty đang cố hoàn trả hơn 10 tỷ NDT (1,5 tỷ USD) nợ cho nhiều tổ chức tài chính từ năm ngoái. Ông kỳ vọng công ty sẽ sớm quay về quỹ đạo ban đầu.

Tuy nhiên, các chủ nợ của họ thì chẳng mấy vui vẻ gì. Tháng trước, China Merchant Bank đã nộp đơn lên một tòa án Thượng Hải để phong tỏa tài sản của LeEco. Họ cho rằng rủi ro giữa mình và LeEco “giờ vẫn còn kiểm soát được và sẽ cân nhắc đàm phán”.

Còn người phát ngôn của LeEco thì cho biết: “Các lãnh đạo cấp cao của công ty đang đàm phán với các tổ chức tài chính có liên quan, để giải quyết việc nợ nần càng sớm càng tốt”.(Vnexpress)
-----------------------------

'Đại gia dệt sợi' đưa 21 triệu cổ phiếu lên sàn HOSE

Tổng công ty Việt Thắng sẽ chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán vào cuối tuần sau với giá tham chiếu 35.000 đồng một cổ phiếu.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) vừa có quyết định chấp thuận niêm yết 21 triệu cổ phiếu phổ thông của Tổng công ty Việt Thắng (Vicotex) với mã chứng khoán TVT. Giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 17/7 là 35.000 đồng một cổ phiếu, biên độ dao động giá +/- 20%.

Vốn điều lệ hiện tại của Vicotex là 210 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dệt may Việt Nam nắm giữ 46,93% vốn.

Dù quy mô tài sản và vốn điều lệ còn hạn chế, nhưng Vicotex cho thấy kết quả kinh doanh khá tích cực và được duy trì trong nhiều năm liên tiếp. So với 4 doanh nghiệp cùng ngành đang niêm yết trên sàn HOSE, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế (không bao gồm lợi nhuận bất thường từ chuyển nhượng dự án bất động sản) của Tổng công ty chỉ xếp sau Công ty cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công. Các chỉ số lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu… đều nằm trong nhóm dẫn đầu.

Năm 2016, Vicotex ghi nhận 2.491 tỷ đồng doanh thu thuần chủ yếu đến từ kinh doanh vải mộc, thương phẩm và hàng may mặc, tăng hơn 6% so với năm trước.

Thị trường trong nước đóng góp trung bình hơn 61% doanh thu hằng năm. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu ngày càng giảm về giá trị lẫn tỷ trọng đóng góp vào cơ cấu doanh thu do sự cạnh tranh gay gắt của các công ty nước ngoài và đòi hỏi các tiêu chuẩn chất lượng từ những thị trường truyền thống như châu Âu, Nhật Bản, Mỹ… khắt khe hơn. Năm ngoái, doanh thu xuất khẩu của Vicotex chỉ đạt 741 tỷ đồng, giảm hơn 20% so với năm trước.

Hiện, Tổng công ty sử dụng hầu hết nguồn nguyên vật liệu được nhập khẩu từ nước ngoài khiến giá vốn bán hàng bị đội lên hơn 70% trong tổng giá vốn. Do không chủ động được nguồn nguyên liệu nên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dễ chịu sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái, giá dầu và giá nguyên vật liệu lên xuống theo mùa vụ, thời tiết, chính sách điều tiết sản lượng cung ứng từ các vùng trồng lớn như Trung Quốc, châu Phi…

Tổng công ty đặt mục tiêu tăng trưởng trong giai đoạn ngắn hạn khá khiêm tốn. Dự kiến doanh thu năm nay chỉ tăng 2,6% lên mức 2.557 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm hơn 19% xuống còn 95 tỷ đồng.

Tổng công ty Việt Thắng tiền thân là hãng dệt Việt Mỹ kỹ nghệ dệt sợi công ty (VIMYTEX) hoạt động từ năm 1960. Sau ngày đất nước thống nhất, công ty được Nhà nước tiếp quản và giao cho Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, công ty nhiều lần được tái cơ cấu theo nhiều loại hình và tên gọi khác nhau như Nhà máy Dệt Việt Thắng, Công ty TNHH Nhà nước MTV Dệt Việt Thắng… Đến năm 2007, công ty được cổ phần hoá do Nhà nước nắm giữ 52,3 vốn điều lệ và chuyển đổi thành Tổng công ty sau đó không lâu.(Vnexpress)
--------------------------------

Volvo: Ô tô chạy bằng xăng 'tuyệt chủng' từ năm 2019

Theo CNN, Volvo đang hãm phanh sản xuất ô tô chạy bằng động cơ đốt trong và thông báo rằng xe mà hãng sản xuất từ năm 2019 trở đi sẽ có động cơ điện. Động thái này giúp Volvo, hãng xe Thụy Điển do Trung Quốc sở hữu, trở thành nhà sản xuất ô tô truyền thống đầu tiên hoàn toàn đi theo hướng sản xuất ô tô điện và hybrid.

volvo: o to chay bang xang 'tuyet chung' tu nam 2019

Volvo: Ô tô chạy bằng xăng 'tuyệt chủng' từ năm 2019

“Thông báo này đánh dấu sự kết thúc của những chiếc xe chạy hoàn toàn bằng động cơ đốt trong”, Chủ tịch Volvo Håkan Samuelsson cho hay. Volvo sẽ tung ra năm mẫu xe điện đầy đủ từ năm 2019 đến 2021. Ba trong số này mang thương hiệu Volvo, hai mẫu khác gắn mác Polestar, công ty con hoạt động tốt của Volvo. Những mẫu xe còn lại mà Volvo sản xuất sẽ là loại plug-in hybrid và hybrid nhẹ, vốn có sự kết hợp của động cơ chạy bằng xăng và pin.

Từ năm 2019, Volvo sẽ chỉ sản xuất ô tô ít nhiều có động cơ điện. Không có chiếc nào chạy bằng động cơ đốt trong. Sự thay đổi này có thể bị ảnh hưởng từ hãng xe Trung Quốc Geely, công ty mua lại Volvo vào năm 2010.

Trung Quốc đang nhanh chóng chấp nhận xe điện. Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới bị tác động mạnh bởi ô nhiễm không khí và muốn có 5 triệu chiếc ô tô điện trên đường phố đến năm 2020.

Theo báo của Trung tâm Nghiên cứu Ô tô thuộc Đại học Duisberg-Essen của Đức, hơn một nửa số xe điện trên thế giới được bán ra ở Đại lục. Năm 2016, dân Trung Quốc mua 507.000 chiếc ô tô điện và plug-in hybrid trong tổng số 873.000 chiếc được bán ra toàn cầu.

Thông báo của Volvo đến chỉ vài ngày sau khi hãng xe Mỹ Tesla cho biết họ đang làm việc với giới chức Thượng Hải để thiết lập cơ sở sản xuất trong khu vực, phục vụ thị trường Trung Quốc tốt hơn.(Thanhnien)
----------------------

Tổng giám đốc SeABank bất ngờ từ nhiệm

Ngày 6.7, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cho biết, ông Đặng Bảo Khánh, đã có thư từ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc.

Theo đó, Hội đồng quản trị SeABank đã bổ nhiệm ông Lê Văn Tần, Phó tổng giám đốc giữ chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách ngân hàng thay thế ông Đặng Bảo Khánh, có hiệu lực từ ngày 5.7.

Ông Đặng Bảo Khánh đã tham gia công tác điều hành tại SeABank từ năm 2009. Ông Khánh tin tưởng đây là thời điểm thích hợp nhất để chuyển giao vị trí cho người điều hành mới.

“Tôi tự hào về những đóng góp của mình trong sự phát triển của SeABank và rất lạc quan, tin tưởng về tương lai của ngân hàng”, ông Khánh chia sẻ.

Ông Lê Văn Tần, với học vị là thạc sĩ kinh tế và gần 20 năm kinh nghiệm quản lý, đã có 8 năm tham gia hoạt động quản trị, điều hành tại SeABank từ năm 2009 đến nay. (Thanhnien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục