Đà bán tháo cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sáng 24/8 vô hình chung đã kéo theo sự trượt giá của cả những mã đang được đánh giá tốt. Hàng nghìn tỷ đồng của các tỷ phú hàng đầu trên sàn vì thế chỉ trong gang tấc đã “không cánh mà bay”.

Jeremy Grantham, nhà sáng lập và hiện là Giám đốc chiến lược của quỹ đầu tư trị giá 118 tỷ USD GMO, dự báo thế giới sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng mang tính chất rất khác so với các cuộc khủng hoảng trước đây.
Nhà quản lý quỹ nổi tiếng đã từng dự đoán chính xác về kinh tế Nhật Bản, bong bóng dotcom và cả khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa đưa ra dự đoán trong năm 2016 các thị trường sẽ sụt giảm nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn đến việc nhiều Chính phủ phá sản.
Tuy nhiên, Jeremy Grantham, nhà sáng lập và hiện là Giám đốc chiến lược của quỹ đầu tư trị giá 118 tỷ USD GMO, cũng dự báo TTCK sẽ tiếp tục tăng điểm trong năm tới. Theo ông, cuối cùng thị trường sẽ lao dốc mạnh, “nhấn chìm” các nhà đầu tư nhỏ lẻ khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lên đến đỉnh điểm vào cuối năm 2016.
Nhà đầu tư nổi tiếng với những nhận định tiêu cực này tiên đoán thế giới sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng mang tính chất rất khác so với các cuộc khủng hoảng trước đây. Nguyên nhân là do nhiều chính phủ đang ngập trong nợ nần và phần lớn các nghĩa vụ đã được chuyển sang bảng cân đối kế toán của các NHTW.
Trong điều kiện các NHTW có thể tự tạo tiền để tài trợ cho bản thân, đây sẽ là “một cuộc khủng hoảng mà chúng ta có thể đối phó”, Grantham nói. Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại giống như những năm 1930, sẽ có một chuỗi các vụ vỡ nợ cấp quốc gia.
Không giống như nhiều nhà quản lý quỹ và các chuyên gia phân tích khác, Grantham không cho rằng động thái nâng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ có tác động lớn đến thị trường. Trong quá khứ, từ năm 2004 đến 2006, Fed đã từng có 13 lần nâng lãi suất mà không hề gây xáo trộn.
“Và giờ, chúng ta đang cư xử một cách quá kích động trước khả năng nâng lãi suất? Chúng ta sẽ có một vài tuần loạng choạng khi Fed hành động, nhưng tôi chắc chắn rằng thị trường sẽ sớm ổn định và sau đó lại lập những kỷ lục mới”, Grantham nói.
Những biến động này sẽ khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ thiệt hại sau khi phần lớn trong số họ đã đứng bên lề đợt tăng giá mạnh mẽ kể từ năm 2009.
Chuyên gia tài chính người Anh vốn nổi tiếng vì những quan điểm quá bi quan. Mặc dù cuối cùng thì thực tế đã chứng minh những nhận định của ông về bong bóng Internet là đúng, quan điểm này đã ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của GMO trong một vài năm và khiến nhà đầu tư tháo chạy.
Grantham cũng không chắc chắn về nguyên nhân sẽ gây nên cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo. Ông chỉ ra rằng sẽ không chỉ đơn giản là bong bóng vỡ vì các tài sản tài chính đang ở mức giá cao hơn giá trị thực. Tuy nhiên, ông khẳng định đến cuối năm 2016 thị trường có nhiều khả năng sụp đổ.
“Có thể chúng ta may mắn chịu đựng được một cuộc khủng hoảng nữa và sự việc chỉ đơn giản là TTCK điều chỉnh mạnh, nhưng nếu không may mắn hệ thống sẽ đổ vỡ”, ông nói.
(Theo CafeF)
Đà bán tháo cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sáng 24/8 vô hình chung đã kéo theo sự trượt giá của cả những mã đang được đánh giá tốt. Hàng nghìn tỷ đồng của các tỷ phú hàng đầu trên sàn vì thế chỉ trong gang tấc đã “không cánh mà bay”.
Ngày 24-8, các thị trường chứng khoán châu Á chịu nhiều tổn thất lớn, mở rộng mức bán tháo trên toàn cầu.
Cùng với chứng khoán toàn cầu, thị trường chứng khoán trong nước ngày 24-8 cũng giảm mạnh, VN-Index giảm gần 30 điểm, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 năm qua.
Để tồn tại trên thị trường trong thời gian tới, các công ty chứng khoán nhỏ phải hợp nhất với nhau. Dự báo, năm nay sẽ có khoảng 3 thương vụ M&A trong lĩnh vực này.
Trong vài tuần gần đây, thị trường toàn cầu liên tiếp chịu những cú sốc lớn từ Trung Quốc, từ khủng hoảng chứng khoán, quyết sách tiền tệ cũng như báo cáo kinh tế ảm đạm.
Năm 2014, công ty đạt 2.943 tỷ đồng doanh thu thuần và 30,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. ROE đạt 19,8%.
Nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc khi thị trường tiếp tục giảm mạnh bất chấp can thiệp của chính phủ.
Theo CTCK BSC, nhóm sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực là nhóm ngành nhập khẩu như dược, nhựa, săm lốp và các ngành có mức độ vay nợ ngoại tệ lớn như điện, vận tải biển, xi măng.
Những NĐT đang đầu tư rất sợ Việt Nam phá giá sau khi Trung Quốc phá giá, họ đã rút tiền về. Những NĐT chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam lại rất từ từ, chờ đợi và nghe ngóng các động thái tiếp theo từ cơ quan quản lý. Chính vì tiền đi ra mà không đi vào khiến cho TTCK đi xuống.
Nỗi khiếp sợ mang tên Trung Quốc đang lan rộng ra toàn cầu, là tác nhân khiến chứng khoán Mỹ trong phiên cuối tuần giảm điểm mạnh nhất 4 năm qua.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự