Ngày 24-8, các thị trường chứng khoán châu Á chịu nhiều tổn thất lớn, mở rộng mức bán tháo trên toàn cầu.

Nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc khi thị trường tiếp tục giảm mạnh bất chấp can thiệp của chính phủ.
Theo số liệu của Công ty Lưu ký chứng khoán Trung Quốc, trong tháng 7, gần 1/3 số nhà đầu tư nhỏ lẻ hay hơn 20 triệu người đã rút khỏi thị trường chứng khoán nước này.
Số nhà đầu tư nhỏ lẻ sở hữu cổ phiếu trong tài khoản giảm xuống còn 51 triệu người, từ 75 triệu người hồi cuối tháng 6. Trong thời gian nhà đầu tư tháo chạy này, chỉ số Shanghai Composite giảm 14% - mức giảm mạnh nhất trong 6 năm.
Thị trường tiếp tục mất điểm bất chấp nỗ lực can thiệp của chính phủ. Goldman Sachs ước tính, các định chế tài chính nhà nước của Trung Quốc đã chi khoảng 144 tỷ USD để vực dậy thị trường chứng khoán. Trong nhóm này, Công ty tài chính chứng khoán quốc gia có tiềm lực mạnh nhất với 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (322 tỷ USD). Riêng tuần trước, Shanghai Composite giảm 10% khi thị trường dấy lên đồn đoán “nhóm giải cứu” nói trên sắp rút.
Số tài khoản mở mới trong tuần kết thúc vào ngày 24/7 cũng giảm 20% so với cùng kỳ tháng 6.
Không giống như Mỹ, tại Trung Quốc, nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm đa số thị trường, nắm khoảng 80% cổ phiếu có thể giao dịch.
Đầu năm nay, ZZ Xu, một ông chủ nhà hàng ở Thượng Hải đã đổ tiền vào thị trường chứng khoán thay vì đầu tư kinh doanh vì cho rằng có thể thu lợi nhuận nhanh hơn. “Bây giờ tôi nhận ra tôi có thể mất tiền rất nhanh”, anh Xu chia sẻ.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn có kế hoạch quay lại thị trường. “Tôi có thể đầu tư vào đâu được nữa. Bất động sản thì quá đắt đỏ và ngoài tầm, không còn kênh đầu tư nào khác tốt hơn”, bà Helen Lu, một nhà đầu tư và là một chuyên gia y tế nói. Gia đình bà đã dành gần hết sồ tiền tiết kiệm 600.000 nhân dân tệ để đầu tư cổ phiếu, và đến nay, giá trị đầu tư đã giảm 60%. Tuy nhiên, họ vẫn tìm cách đầu tư trở lại thông qua bạn bè.
Ngày 24-8, các thị trường chứng khoán châu Á chịu nhiều tổn thất lớn, mở rộng mức bán tháo trên toàn cầu.
Cùng với chứng khoán toàn cầu, thị trường chứng khoán trong nước ngày 24-8 cũng giảm mạnh, VN-Index giảm gần 30 điểm, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 năm qua.
Để tồn tại trên thị trường trong thời gian tới, các công ty chứng khoán nhỏ phải hợp nhất với nhau. Dự báo, năm nay sẽ có khoảng 3 thương vụ M&A trong lĩnh vực này.
Trong vài tuần gần đây, thị trường toàn cầu liên tiếp chịu những cú sốc lớn từ Trung Quốc, từ khủng hoảng chứng khoán, quyết sách tiền tệ cũng như báo cáo kinh tế ảm đạm.
Năm 2014, công ty đạt 2.943 tỷ đồng doanh thu thuần và 30,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. ROE đạt 19,8%.
Jeremy Grantham, nhà sáng lập và hiện là Giám đốc chiến lược của quỹ đầu tư trị giá 118 tỷ USD GMO, dự báo thế giới sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng mang tính chất rất khác so với các cuộc khủng hoảng trước đây.
Theo CTCK BSC, nhóm sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực là nhóm ngành nhập khẩu như dược, nhựa, săm lốp và các ngành có mức độ vay nợ ngoại tệ lớn như điện, vận tải biển, xi măng.
Những NĐT đang đầu tư rất sợ Việt Nam phá giá sau khi Trung Quốc phá giá, họ đã rút tiền về. Những NĐT chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam lại rất từ từ, chờ đợi và nghe ngóng các động thái tiếp theo từ cơ quan quản lý. Chính vì tiền đi ra mà không đi vào khiến cho TTCK đi xuống.
Nỗi khiếp sợ mang tên Trung Quốc đang lan rộng ra toàn cầu, là tác nhân khiến chứng khoán Mỹ trong phiên cuối tuần giảm điểm mạnh nhất 4 năm qua.
Người mất nhiều nhất là nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett. Tài sản của ông giảm 3,6 tỷ USD với cổ phiếu Berkshire Hathaway giảm tổng cộng hơn 5%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự