Tín dụng ngân hàng đang chảy mạnh vào lĩnh vực địa ốc, xuất phát từ "đáy" 2012 khoảng 197 nghìn tỉ đồng đến nay đã tăng lên 360 nghìn tỉ đồng.

“Hiện nay, giá nhà ở tại đa số dự án đã phản ánh đúng giá trị thực và việc giảm giá là không dễ chút nào”...
Năm 2015, thị trường bất động sản đã phục hồi khá rõ nét và xu hướng này còn tiếp diễn trong vòng vài năm tới. Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Quang - Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, các chủ đầu tư vẫn nên tính toán đến lối thoát hiểm cũng như kiểm soát rủi ro trước khi quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận địa ốc.
Ông đánh giá thế nào về thị trường bất động sản Việt Nam năm 2015?
Thị trường bất động sản từ đầu năm 2015 đến nay đã có tín hiệu hồi phục tích cực về thanh khoản và giá đã có xu hướng tăng nhẹ ở một số phân khúc. Lượng cung - cầu đều tăng, dòng vốn chảy mạnh vào bất động sản. Niềm tin của người mua nhà vào thị trường đã dần khôi phục và được củng cố bởi nền tảng vĩ mô tốt.
Một số dự án chung cư thuộc phân khúc trung, cao cấp đang triển khai có vị trí đẹp, với tiến độ nhanh được nhiều khách hàng quan tâm. Các dự án có căn hộ nhỏ ở khu vực có vị trí tốt, giá cả hợp lý, chủ đầu tư có uy tín... cũng được giao dịch nhiều.
Tuy nhiên, nhìn chung, lượng giao dịch bất động sản trên thị trường vẫn chỉ giữ ở mức ổn định, chưa ghi nhận sự tăng trưởng đột phá.
Theo ông, thị trường này sẽ diễn biến ra sao trong năm tới?
Năm 2016, kinh tế Việt Nam được nhận định đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới với các tín hiệu được dự báo: GDP tăng dần, khoảng 6,5-7%; lạm phát sẽ tăng nhẹ lên mức 4-5%. Hoạt động tín dụng tăng trưởng tốt. Tình trạng nhập siêu năm 2016 vẫn tiếp diễn, kỳ vọng sẽ cải thiện trong dài hạn nhờ vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ năm 2017.
Yếu tố tỷ giá sẽ tiếp tục là vấn đề đáng lưu tâm trong năm 2016 và nhiều khả năng sẽ có từ 1 - 2 lần điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất trên thị trường tiền tệ nhiều khả năng ổn định, tăng nhẹ so với năm 2015: lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng ở mức 4,5 - 6,5%/năm, kỳ hạn từ 6 -12 tháng ở mức 6 - 7%/năm.
Nhờ yếu tố vĩ mô thuận lợi đó, thị trường bất động sản tiếp tục đà tăng trưởng, xu hướng mua bán và sát nhập (M&A) ở lĩnh vực này có khả năng bùng nổ trong giai đoạn 2016-2017.
Thị trường hiện nay đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, không chỉ đón dòng vốn ngoại mà cả dòng vốn nội cũng chảy mạnh vào lĩnh vực này. Đồng thời nhu cầu của khách hàng ở tất cả các phân khúc đều tăng mạnh.
Vì thế, trong vòng 2 năm nữa thị trường vẫn tiếp tục phát triển.
Nguồn vốn nước ngoài đang đổ mạnh vào bất động sản có là tín hiệu đáng mừng cho lĩnh vực này nói riêng và nền kinh tế trong nước nói chung?
Năm 2015, nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào lĩnh vực bất động sản không ngừng gia tăng và được dự báo sẽ còn có những bứt phá trong vài năm tới với sự xuất hiện của một số dự án tỷ USD.
Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong 11 tháng 2015, kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 trong thu hút FDI, với 29 dự án đầu tư mới và 10 lượt dự án tăng vốn. Tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,32 tỷ USD chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư.
Nhưng thực tế, thay vì đem vốn từ bên ngoài vào, phần lớn vốn cam kết đầu tư tại nhiều dự án đó sẽ được huy động ngay tại Việt Nam. Như vậy, vốn cam kết FDI vào bất động sản từ đầu năm đến nay là 2,1 tỷ USD, song lượng vốn thực mà nhà đầu tư nước ngoài mang vào Việt Nam sẽ ít hơn nhiều.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam, việc huy động vốn trong nước của nhà đầu tư nước ngoài thực tế không vi phạm các quy định pháp luật song mục đích thu hút dòng vốn từ bên ngoài vào trong nước của Chính phủ sẽ không đạt được.
Để tránh việc thu hút dòng vốn ồ ạt, thời gian tới nên ưu tiên cho các dự án áp dụng công nghệ xanh trong các tòa nhà để bảo vệ môi trường. Cùng với đó là hướng dòng vốn đầu tư bất động sản nước ngoài vào các dự án khách sạn, nghỉ dưỡng hơn là vào các khu đô thị.
Năm 2015 đánh dấu kỷ lục về số lượng doanh nghiệp thành lập mới cũng như các dự án bất động sản được triển khai trong 4 năm trở lại đây đã cho thấy điều gì, thưa ông?
Số doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực bất động sản tính đến tháng 11/2015 đã tăng 77,8% so với cùng kỳ năm trước, đứng đầu về số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tất cả các lĩnh vực. Hiện nay, hầu hết các chủ đầu tư đều đặt mục tiêu biên lợi nhuận địa ốc vào khoảng 20%, nhưng trước khi nghĩ về con số này, các chủ đầu tư cần quan tâm lối thoát hiểm và kiểm soát rủi ro.
Không ít chuyên gia kinh tế hàng đầu của các quỹ đầu tư nước ngoài nhận định, thị trường bất động sản Việt Nam đang diễn biến theo chiều hướng tích cực song cũng hết sức phức tạp và khó lường.
Với số lượng lớn các dự án được triển khai, doanh thu của các doanh nghiệp sẽ khó tăng nếu như không muốn nói là có sự sụt giảm nhẹ do nguồn cung nhiều, độ cạnh tranh thị trường quá cao.
Bởi vậy, trong bối cảnh hiện nay, đầu tư bất động sản tại Việt Nam không thể nhanh và vội. Các nhà đầu tư cần kiên nhẫn và làm việc cần mẫn trong một thời gian dài.
Vậy thời gian tới, giá bán nhà liệu có giảm xuống?
Việc giảm giá thêm ở mảng bất động sản nhà ở khó có thể xảy ra, trừ những nhà đầu tư thứ cấp hầu như trắng tay sau đợt khủng hoảng vừa qua phải bán rẻ để trả nợ.
Một nguyên nhân khiến các doanh nghiệp rất khó giảm giá căn hộ đó là sợ thương hiệu sẽ đi xuống. Hơn nữa, hiện nay, giá nhà ở tại đa số dự án đã phản ánh đúng giá trị thực và việc giảm giá là không dễ chút nào.
Tín dụng ngân hàng đang chảy mạnh vào lĩnh vực địa ốc, xuất phát từ "đáy" 2012 khoảng 197 nghìn tỉ đồng đến nay đã tăng lên 360 nghìn tỉ đồng.
Năm 2015 là một năm sôi động của thị trường bất BĐS Việt Nam. Theo sau các chính sách tiền tệ hiệu quả của Nhà nước trong năm 2013 - 2014, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện đang có các điều kiện tốt nhất để phát triển bền vững và lâu dài.
Trao đổi với chúng tôi, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM cho rằng, thị trường 2015 đã ấm dần song vẫn còn tiềm ẩn yếu điểm, sẵn sàng hình thành nguy cơ vỡ trận nếu có tác động.
Kiểm soát tín dụng vào bất động sản làm sao để “bánh ngon” không trở thành thảm họa kinh tế? Có hay không thời kỳ bong bóng bắt đầu?
Chúng ta đã nói quá nhiều về cơ hội và thách thức của hội nhập, điều đó là cần thiết, nhưng nếu quên rằng điều quyết định để thu hút FDI chính là sức cạnh tranh nội tại của môi trường đầu tư và kinh doanh của VN.
Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ KH-ĐTmôi trường đầu tư và kinh doanh
Từ sau khi quy định cho phép người nước ngoài, Việt kiều được sở hữu nhà (Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản 2014) được ban hành, một số dự án đã thu hút được dòng tiền từ những đối tượng khách hàng này. Tuy nhiên, để nhóm khách hàng này trở thành đối tượng tác động mạnh đến thị trường bất động sản (BĐS) thì cần phải có độ trễ nhất định.
Theo ghi nhận tại TP.HCM, giao dịch nhà đất tăng liên tục trong vài tháng gần đây tại một số khu vực ở cả thị trường đất nền và căn hộ. Nhiều khu vực giá đất nhích nhẹ so với đầu năm.
Sau cuộc khủng hoảng vừa qua, các DN đã có những bài học kinh nghiệm để sàng lọc trong tích lũy và đầu tư vào bất động sản (BĐS), tuy nhiên chúng ta vẫn phải hết sức cảnh giác để kiểm soát rủi ro, không để lặp lại tình hình trước đây. Đây là chia sẻ của chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực bên lề hội thảo “Dự báo xu hướng BĐS năm 2016" mới được tổ chức.
Cuộc đua bán lẻ tại các trung tâm mua sắm, thương mại sẽ ngày càng trở nên sôi động hơn bởi hàng loạt các ông lớn đang chuẩn bị tung ra thị trường những “địa chỉ” ăn chơi và mua sắm sang trọng bậc nhất tại các thành phố lớn.
Theo ông Nguyễn Đình Bảo, thành viên HĐQT của Công ty Nhà Khang Điền, việc đầu tư vào công ty BCI là một quá trình hợp tác dài hơi giữa hai bên, dựa trên lợi thế một bên có quỹ đất và một bên có tài chính, kinh nghiệm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự