Trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng nước Anh và Liên minh châu Âu (EU) cần phải đảm bảo rằng việc nước Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit, diễn ra một cách hợp lý và theo lộ trình trật tự nhất có thể.

Cựu cố vấn Glenn Hutchins của cựu Tổng thống Mỹ Bill Cliton cho rằng ông Donald Trump đã đánh trúng tâm lý của người dân Mỹ nhưng ứng của viên của Đảng Cộng hòa lại không có phương thuốc phù hợp để giải quyết các vấn đề của nền kinh tế số 1 thế giới.
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC ngày 29/6, ông Hutchins nhận định rằng tác động của việc ông Trump đắc cử sẽ giống như những gì Brexit gây ra với Mỹ. Và bằng mọi giá, Mỹ phải tránh việc tự gây ra hỗn loạn và bất ổn như những gì cuộc trưng cầu dân ý tại Anh đã gây ra cuối tuần trước.
Theo nhà đầu tư và nhà lãnh đạo giàu có này, những quan điểm chủ nghĩa xã hội tại Mỹ hiện nay cũng giống như những gì đã khiến 51,8% người Anh quyết định bỏ phiếu ủng hộ Brexit và cho tới thời điểm này, những quan điểm đó đang khiến cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ trở nên hỗn loạn.
Ông Hutchins cho rằng đây có lẽ là cuộc bầu cử có thông tin phong phú nhất kể từ cuộc bầu cử năm 1980 của công Ronald Reagan.
Tỷ phú Donald Trump chắc chắn được hưởng lợi từ những đợt sóng ngầm gần đây của nước Mỹ. Nhân cuộc biểu tình ngày 28/6 tại thị trấn thép nam Pittsburgh, ông Trump lên tiếng chỉ trích những thỏa thuận thương mại tự do giữa Trung Quốc và Mỹ khiến cho hàng nghìn công nhân tại Mỹ thất nghiệp.
Phía Đảng Dân chủ của bà Clinton cũng không chấp nhận những thỏa thuận này giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi Hiệp định Đối tác Quốc tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) ở những bước đầu, bà Clinton đã tỏ ra ủng hộ thỏa thuận này nhưng tới thời gian gần đây, bà lại đứng ra phản đối thỏa thuận giữa Mỹ và 11 quốc gia khác.
Theo ông Hutchins, các công ty có tiếng nói ở Mỹ cần phải giải thích một cách rõ ràng hơn để thuyết phục rằng thỏa thuận TPP sẽ là liều thuốc thành công cho nền kinh tế toàn cầu. Cộng đồng doanh nghiệp cần vượt ra khỏi ý thức hệ, vượt ra khỏi các Đảng, vượt ra khỏi nghĩa hẹp của lợi ích công ty và hiểu rằng chúng ta đang có nền tảng để xây dựng sự bình ổn xã hội. Ông Hutchins cho rằng cách duy nhất để chúng ta nắm được các thỏa thuận thương mại tự do và cải cách thuế trong tương lai là đưa ra thông điệp “chúng tôi tôi quan tâm, chúng tôi lắng nghe và chúng tôi tạo điều kiện cho sự phát triển bình đẳng”.
Ông Hutchins hiện là nhà đồng sáng lập công ty đầu tư công nghệ Silver Lake Partners, chủ tịch của công ty đầu tư North Island. Ông đồng thời là thành viên điều hành của Cục Dự trữ Liên bang New York, câu lạc bộ Economic Club New York, tổ chức Center for American Progress, Viện Brookings, công ty AT&T và sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq.
(Theo Người Đồng Hành)
Trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng nước Anh và Liên minh châu Âu (EU) cần phải đảm bảo rằng việc nước Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit, diễn ra một cách hợp lý và theo lộ trình trật tự nhất có thể.
Vụ án Lệnh Kế Hoạch vừa kết thúc sau gần một tháng xét xử không công khai. Xung quanh nó bộc lộ nhiều điều và nhiều vấn đề khó hiểu, gây tranh cãi.
Và không chỉ có ông Obama, rất nhiều Tổng thống Mỹ khác đã phải lận đận rất nhiều trong suốt cuộc đời mình trước khi trở thành chủ khách Nhà Trắng.
Đối với ông chủ Nhà Trắng, cuộc sống về đêm còn mang nhiều ý nghĩa vì đó là những khoảnh khắc riêng tư để ông có thể đối diện với chính mình.
Cuộc thẩm vấn của FBI quyết định bà Clinton có bị truy tố hay không.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2012, cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã nhận định Liên minh châu Âu (EU) mở rộng quá nhanh, và có thể thất bại.
Ngô Kiến Dân nhiều lần có quan điểm trái ngược với lập trường của Bắc Kinh và những phát biểu của ông càng vang vọng vào thời điểm căng thẳng lên cao tại Biển Đông.
Với việc Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (NHTW Ấn Độ) Raghuram Rajan sẽ quay trở lại Học viện sau khi kết thúc nhiệm kỳ của mình vào tháng 9 tới, việc tìm kiếm người thay thế ông đã bắt đầu.
Trong khi chữ ký của Tổng thống Mỹ Obama cho thấy sự cởi mở, chữ ký của tỷ phú Donald Trump lại thể hiện ông muốn kiểm soát chặt chẽ người khác.
Tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg 2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi đi một thông điệp đến Liên minh châu Âu: Chúng ta hãy để xung đột Ukraine lại đằng sau và quay trở lại hợp tác kinh tế.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự