tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 30-04-2016

  • Cập nhật : 30/04/2016

Đà Nẵng: Xin cơ chế đặc thù dự án Khu công nghệ cao

Đó là một trong những kiến nghị của ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng tại buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của ông Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước vào sáng 29/4.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Anh cũng đã thông báo đến Chủ tịch nước những thành tựu mà Đà Nẵng đạt được trong những năm qua. Trong đó, Đà Nẵng liên tục cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng trong đầu tưcũng như có những bước đột phá trong quản lý và xây dựng chính sách,... Nhờ vậy, kinh tế Đà Nẵng phát triển ổn định, đặc biệt Đà Nẵng liên tục dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI trong nhiều năm liền.

lanh dao thanh uy da nang tang hoa chuc mung ong tran dai quang duoc bau giu vi tri chu tich nuoc. anh: ha minh

Lãnh đạo Thành ủy Đà Nẵng tặng hoa chúc mừng ông Trần Đại Quang được bầu giữ vị trí Chủ tịch nước. Ảnh: Hà Minh

Hiện Đà Nẵng đang thực hiện 3 đột phá trong phát triển KT-XH. Một là, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, thương mại; tập trung thu hút đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin tập trung. Hai là, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và có trọng điểm; xây dựng và phát triển văn hóa, văn minh đô thị, xây dựng thành phố môi trường. Ba là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Song song đó, Đà Nẵng đang triển khai chương trình “Bốn A”: An toàn giao thông, An sinh xã hội, An bình và An toàn thực phẩm.

ong tran dai quang tang qua cho thieu nhi quan hai chau, tp da nang

Ông Trần Đại Quang tặng quà cho thiếu nhi quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Anh cũng kiến nghị Chủ tịch nước Trần Đại Quang chỉ đạo các ban, bộ, ngành Trung ương phối hợp với TP Đà Nẵng triển khai thực hiện có kết quả các nội dung, nhiệm vụ theo Kết luận số 75-KL/TW của Bộ Chính trị (Khoá XI). Trong đó, Đà Nẵng kiến nghị ban hành Nghị định của Chính phủ về một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với TP Đà Nẵng; ban hành cơ chế hỗ trợ đặc thù về huy động vốn đầu tư xây dựng dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng ưu đãi hơn so với quy định hiện hành…

Dành tình cảm đặc biệt cho Đà Nẵng, ông Trần Đại Quang cho rằng, chính vì vậy ông đã chọn thành phố biển này là địa phương đầu tiên trong cả nước để đến thăm và làm việc từ khi ông nhậm chức Chủ tịch nước.

Ghi nhận những thành quả mà Đà Nẵng đã đạt được thời gian qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã biểu dương những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Đà Nẵng. Đồng thời, đồng ý với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh giai đoạn 2015-2020 của TP Đà Nẵng.

Chủ tịch nước đồng tình, ủng hộ và ghi nhận những kiến nghị của TP Đà Nẵng và sắp đến chỉ đạo các ban, bộ, ngành trung ương để thực hiện, tạo điều kiện để Đà Nẵng phát triển.

Tạo điều kiện để Đà Nẵng trở thành một trung tâm kinh tế biển, trung tâm thương mại du lịch chất lượng cao và là thành phố sự kiện của khu vực. Bên cạnh đó, Đà Nẵng phải tập trung nâng cao chất lượng quy hoạch và phát triển đô thị; tiếp tục đầu tư phát triển nhanh, đồng bộ kết cấu hạ tầng, xây dựng TP Đà Nẵng trở thành thành phố văn minh, hiện đại, có môi trường sống tốt...

 Cũng trong sáng 29/4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đi thăm, tặng quà và trồng cây lưu niệm tại công trình xây dựng Cung văn hoá thiếu nhi thành phố.
Chiều cùng ngày, tại Đà Nẵng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đi thăm và tặng quà đồng chí lão thành cách mạng Trần Thận và Mẹ Việt Nam anh hùng Đặng Thị Trọng. (BĐT)


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành Nghị quyết cải thiện môi trường kinh doanh

Sáng 29/4, tại buổi tiếp xúc với khoảng 900 doanh nghiệp trên khắp cả nước ở TP HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký nghị quyết ban hành về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực canh tranh quốc gia trong hai năm 2016 -2017, định hướng đến năm 2020.

Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 (gọi tắt là Nghị quyết 19-2014) đề ra mục tiêu đến hết năm 2015 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 6 trên 6 chỉ tiêu môi trường kinh doanh và Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 (gọi tắt là Nghị quyết 19-2015) đề ra mục tiêu đến năm 2016 đạt mức trung bình của ASEAN 4 trên 10 chỉ tiêu.

Sau hai năm triển khai thực hiện, môi trường đầu tư kinh doanh nước ta có bước được cải thiện, năng lực cạnh tranh được nâng lên và được các tổ chức quốc tế có uy tín ghi nhận, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và ngày càng kỳ vọng vào những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Chính phủ. Một số Bộ, ngành và địa phương như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác đã tích cực triển khai và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện nên ở những lĩnh vực này môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện cả về điểm số và thứ hạng.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều Bộ, cơ quan và địa phương chưa tích cực triển khai và thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ về kết quả thực thi (năm 2015 chỉ có 10 Bộ, cơ quan và 15 tỉnh, thành phố thực hiện chế độ báo cáo theo quy định). Người đứng đầu một số Bộ, ngành và địa phương còn coi Nghị quyết 19 như là phong trào, lãnh đạo chưa nắm được cụ thể mục tiêu và nhiệm vụ đề ra nên chưa quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc, kiểm tra, giám sát; thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, phiền hà.

Vì thế, môi trường đầu tư, kinh doanh của nước ta tuy có được cải thiện, nhưng vẫn còn thấp cả về thứ hạng và điểm số. Một số chỉ tiêu chưa đạt được mức cải thiện theo yêu cầu của Nghị quyết như Cấp phép xây dựng, Đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản, Giao dịch thương mại qua biên giới, Giải quyết phá sản doanh nghiệp..., thấp khá xa so với trung bình của các nước ASEAN 6 và ASEAN 4.

Theo đó, mục tiêu và nhiệm vụ chung của Chính Phủ trong thời gian tới là phấn đấu cải thiện cả về điểm số và vị trí xếp hạng về môi trường kinh doanh. Với 3 mục tiêu chính là là Các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt tối thiểu bằng trung bình của nhóm nước ASEAN 4; đến năm 2017 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4 trên một số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh, thuộc nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả (theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới); mục tiêu đến năm 2020, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình của các nước ASEAN 3 trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế.

Có 17 bộ ngành gồm Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, Bộ Tài Chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công Nghệ,  Bộ Tài nguyên và Môi trường,  Bộ Tư Pháp,  Bộ Nội vụ, Bộ Lao động và Thương binh  Xã hội, Bộ Giao thông Vân tải, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giáo dục, Bộ Y Tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin Truyền thông sẽ tham gia thực hiện nhiệm vụ lần này.

Cụ thể, Bộ kế hoạch và Đầu tư cần  khẩn trương ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là Thông tư hướng dẫn quy chế phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký kinh doanh; sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan phù hợp với Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp. Xây dựng Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.

Rà soát, phối hợp với Bộ Tư pháp kiến nghị bãi bỏ các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh không phù hợp hoặc các quy định đã được ban hành trái thẩm quyền; thực hiện công bố đầy đủ các điều kiện đầu tư kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp. Củng cố và cải thiện thứ hạng và điểm số của Khởi sự kinh doanh và Bảo vệ nhà đầu tư.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định (sửa nhiều Nghị định) để giải quyết các vướng mắc về đầu tư, kinh doanh, tạo sự liên thông giữa các thủ tục đầu tư với các thủ tục về đất đai, xây dựng, đấu thầu, môi trường; thống nhất cách hiểu về “điều kiện kinh doanh” đơn giản hóa và giảm tối đa thời gian thực hiện thủ tục đầu tư. Trình Chính phủ ban hành trong tháng 7 năm 2016.

Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng cơ chế liên thông kết nối thông tin về doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Triển khai thực hiện việc sử dụng mã số doanh nghiệp duy nhất, sử dụng chữ ký số của doanh nghiệp trong tất cả các quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước (Kế hoạch và Đầu tư, Thuế, Hải quan, Bảo hiểm xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng...) và trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Về phần mình, Bộ Tài chính cần thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tối thiểu đạt 95% trong nộp tờ khai, nộp thuế, hoàn thuế. Công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, bảo đảm 100% hồ sơ hoàn thuế được kiểm tra và 100% hồ sơ khiếu nại của người nộp thuế được giải quyết đúng thời gian quy định của pháp luật. Công khai, minh bạch các quy định của Luật Quản lý thuế, các quy trình thanh tra, giải quyết khiếu nại và hoàn thuế giá trị gia tăng.

Hay Bộ Tư pháp cần phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến thực thi Bộ luật Tố tụng dân sự 2014, Luật Phá sản 2014 để đẩy nhanh việc giải quyết tranh chấp hợp đồng và giải quyết phá sản doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa thủ tục, quy trình và rút ngắn thời gian. Hướng dẫn thực hiện Luật thi hành án dân sự.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan tới thi hành án dân sự theo hướng bỏ quy định niêm yết tại địa điểm của bất động sản bán đấu giá; bổ sung quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản đã bán đấu giá với thủ tục đơn giản, tạo thuận lợi cho công tác thi hành án.

Hoàn thiện các quy định về thừa phát lại để thúc đẩy phát triển mạng lưới thừa phát lại trên toàn quốc. Nâng cao hiệu quả công tác thi hành án và hành chính tư pháp của toà án.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục đóng vai trò là nơi điểm kết  Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để tiến hành khảo sát, đánh giá độc lập về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, đưa ra các khuyến nghị với Chính phủ.

Phối hợp với các Bộ: Nội vụ, Tư pháp xây dựng tiêu chí, đánh giá cải cách thủ tục hành chính của các Bộ, cơ quan, địa phương và công bố công khai cho cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.

Nghiên cứu xếp hạng tín nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp đối với các Bộ, ngành và các địa phương.Nâng cao chất lượng, uy tín của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương cải thiện Chỉ số PCI kết nối với việc thực hiện nhiệm vụ tại Nghị quyết 19.

Thủ tướng Chính phủ cũng chính thức thông báo sẽ ban hành nghị quyết của Chính phủ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp sau cuộc họp chiều nay với các Bộ ngành


Thủ tướng Chính phủ gửi lời nhắn với doanh nhân khởi nghiệp

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có lời riêng nhắn với doanh nghiệp khởi nghiệp rằng, Chính phủ sẽ tạo dựng môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp sáng tạo và khởi nghiệp.

Lời nhắn này Thủ tướng muốn gửi với tất cả doanh nhân khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt thế hệ trẻ và cộng động doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp có vai trò của các bạn rất quan trọng, là nguồn lực mạnh, tạo ra việc làm, hình thành hệ thống chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp lớn, đóng vai trò xuất khẩu, hội nhập kinh tế”, Thủ tướng nói và cam kết, Nhà nước tạo dựng môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp sáng tạo và khởi nghiệp.

..

Ngoài việc đơn giản hóa các quy định, tạo hành lang pháp lý thuận lợi về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam để khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai mạnh các hoạt động đào tạo, tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh, nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường, gồm cả trong nước và ngoài nước. Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao phải tăng cường hỗ trợ và thông tin thị trường tại địa bàn thông qua hệ thống thương vụ và đại diện ngoại giao.

Đặc biệt, Thủ tướng cam kết sẽ tạo thuận lợi thu hút nguồn vốn nước ngoài vào doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam, nhất là đơn giản hóa các thủ tục chuyển nhượng vốn góp đầu tư, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

“Chính phủ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp dưới nhiều hình thức. Cả Chính phủ và các địa phương  phải quan tâm. Đà Nẵng đã đưa Phó chủ tịch có kinh nghiệm trực tiếp nghiên cứu về vấn đề này. Các địa phương khải ủng hộ khởi nghiệp. Các doanh nghiệp thành công cũng phải tiếp tục khởi nghiệp”, Thủ tướng nói và nhắc tới doanh nhân Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT Geleximco, người đang cổ súy cho tinh thần khởi nghiệp, đang làm Chủ tịch Câu lạc bộ Sao Đỏ.

“Tôi kêu gọi doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, đạo đức kinh doanh, tôn trọng pháp luật, nói không với trốn lậu thuế, buôn lậu, gian lận thương mại, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tinh thần liêm chính trong kinh doanh”, Thủ tướng gửi tới các doanh nghiệp, doanh nhân.

Đặc biệt, Thủ tướng gọi các doanh nghiệp làm ăn bất lương, bất chính, bất chấp lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp, sức khỏe của cộng đồng là những kẻ đội lốt doanh nghiệp.

“Cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan nhà nước lên án, kiên quyết xử lý đúng pháp luật những kẻ đội lốt doanh nghiệp”, Thủ tướng Chính phủ nói.


Việt Nam vay WB 90 triệu USD ứng phó với biến đổi khí hậu

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án "Hỗ trợ chương trình biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh lần thứ nhất" vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB).
ung pho voi bien doi khi hau la van de duoc chinh phu tap trung chi dao thoi gian qua (anh minh hoa)

Ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề được Chính phủ tập trung chỉ đạo thời gian qua (Ảnh minh họa)

Mục tiêu của Dự án là hỗ trợ xây dựng và triển khai các chiến lược, chính sách, củng cố thể chế và nâng cao năng lực tài chính phục vụ cho việc thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Theo đó, khung chính sách giai đoạn 2016 - 2020 sẽ được xây dựng và thực hiện; các diễn đàn đối thoại chính sách giữa các cơ quan của Chính phủ, tổ chức phi chính phủ, đối tác phát triển, cơ quan nghiên cứu, các thành phần kinh tế được tổ chức.

Một số cơ chế giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được thí điểm triển khai tại một số địa phương; các chính sách ngành được chia sẻ, tạo hiệu ứng tổng hợp trong ứng phó với biến đổi khí hậu quốc gia...

Dự án trên được thực hiện trong 5 năm (2016 - 2020) với nguồn vốn IDA của WB lần thứ nhất trị giá 90 triệu USD.


Cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại 2 công ty nông nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông nghiệp thuộc UBND tỉnh Nam Định.
anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chuyển công ty nông nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối đối với các công ty TNHH một thành viên nông nghiệp: Bạch Long, Rạng Đông.

UBND tỉnh Nam Định thực hiện việc sắp xếp các công ty nêu trên theo các quy định của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, Nghị định số118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và quy định hiện hành của Nhà nước; đảm bảo quyền lợi của người lao động nhất là lao động nhận khoán.

Đồng thời chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát cụ thể đất đai, các công ty chỉ giữ lại diện tích đất phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh, tập trung đầu tưkhoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm. Chỉ đạo các công ty phải sử dụng đất đúng mục đích, khi thay đổi mục đích sử dụng đất phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với quy hoạch được duyệt của tỉnh và quy định của pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Nam Định xây dựng Phương án quản lý đối với diện tích đất các công ty không có nhu cầu sử dụng bàn giao về địa phương đúng quy định pháp luật, công khai, minh bạch, không để xảy ra tranh chấp khiếu kiện; xử lý dứt điểm các trường hợp tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng quy định của Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và các quy định của pháp luật về đất đai.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục