tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh trưa 10-10-2015

  • Cập nhật : 10/10/2015

Thứ trưởng Mỹ: Washington không ‘ngờ nghệch’ khi viện trợ cho CSB Việt Nam

Sau khi thông báo đã tăng viện trợ cho lực lượng tuần duyên Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines lên gấp 4 lần, một quan chức Mỹ hôm 8.10 khẳng định Washington không ‘ngờ nghệch’ khi chi tiền viện trợ.

mot tau tuan tra cao toc kiem chua chay metal shark lop defiant 75 (dai 22,8 m) cua tuan duyen my. loai tau nay duoc my vien tro cho csb viet nam - anh: tuan duyen my

Một tàu tuần tra cao tốc kiêm chữa cháy Metal Shark lớp Defiant 75 (dài 22,8 m) của Tuần duyên Mỹ. Loại tàu này được Mỹ viện trợ cho CSB Việt Nam - Ảnh: Tuần duyên Mỹ

“Kế hoạch lần này là gói viện trợ trị giá hơn 100 triệu USD cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển của 4 nước”, AFP dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Brownfield cho biết. Gói viện trợ này xuất phát từ cam kết trị giá 25 triệu USD do Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố hồi tháng 12.2013, theo AFP.

“Chúng tôi không hoàn toàn ngờ nghệch. Chúng tôi biết còn có những vấn đề khác đang diễn ra trong khu vực, nhưng nguồn viện trợ của chúng tôi tập trung vào hoạt động thực thi pháp luật trên biển”, ông nói thêm.

Trung Quốc hiện ngang nhiên tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông và đang ráo riết bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp, cũng như quân sự hóa vùng biển này.

“Kế hoạch viện trợ hoàn toàn minh bạch. Chúng tôi chẳng hề làm chuyện gì bí mật”, ông Browfield tuyên bố một tuần sau khi đi thăm Indonesia, Philippines và Việt Nam.

“Tôi thừa biết, qua suy luận thông thường bạn cũng sẽ thấy, rằng một quốc gia càng có khả năng thực thi pháp luật tốt các luật lệ hàng hải của mình, thì sẽ càng có thể giải quyết các vấn đề khác một cách tốt đẹp. Tuy nhiên, đó không phải là mục đích của kế hoạch viện trợ”, thứ trưởng ngoại giao Mỹ giải thích.

AFP bình luận các phát biểu của ông Browfield có hàm ý nhằm nhấn mạnh rằng động thái hỗ trợ của Mỹ không liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước láng giềng với Bắc Kinh.


Chính phủ Campuchia yêu cầu công khai bản đồ phân giới với Việt Nam

Trong cuộc họp chính phủ ngày 9.10, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã chỉ thị các ngành hữu quan phổ biến công khai đến mọi người dân về bản đồ phân giới với Việt Nam.

Người phát ngôn Chính phủ Campuchia, Phay Siphan cho biết Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh các tài liệu liên quan đến bản đồ phân giới với Việt Nam không chỉ là những căn cứ xác thực được Quốc vương và Quốc hội Campuchia phê chuẩn mà còn là một bằng chứng lịch sử trong nghiên cứu khoa học về lãnh thổ quốc gia.
Theo nhà lãnh đạo Campuchia, tài liệu này cũng chứng minh sự minh bạch, nghiêm túc và trách nhiệm cao của đảng Nhân dân Campuchia (CPP) trong việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Campuchia, đập tan những cáo buộc phi lý và sai trái rằng CPP và Thủ tướng Hun Sen bán đất cho Việt Nam.
Quyết định của Thủ tướng Hun Sen được đưa ra sau khi nghị sỹ đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP) đối lập Um Sam An ngày 7.10 tuyên bố trên phương tiện truyền thông rằng đã tìm thấy tấm bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 được Campuchia nộp lưu chiểu vào Liên hợp quốc ngày 4.10.1954.
Ông Um Sam An cho rằng đây chính là bản đồ Campuchia được quy định trong Hiến pháp và vì thế cần xem xét lại các cột mốc biên giới giữa Campuchia - Việt Nam vì Chính phủ Campuchia sử dụng bản đồ không hợp hiến trong quá trình phân giới.
Cùng ngày, Chính phủ Campuchia tuyên bố xem xét áp dụng biện pháp pháp lý chặt chẽ với nghị sỹ Um Sam An về những tuyên bố nói trên.
Báo chí Campuchia dẫn thông cáo của Cơ quan Báo chí và phản ứng nhanh thuộc Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Campuchia nêu rõ hành động và lời nói của nghị sỹ Um Sam An từ trước đến nay nhằm kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa cực đoan, gây hiểu lầm trong dư luận trong và ngoài nước về vấn đề chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.
Hành động ngoan cố của ông Um Sam An kích động gây mất an ninh, ổn định xã hội, phá hoại đoàn kết dân tộc, vì thế chính phủ có nghĩa vụ phải xem xét áp dụng các biện pháp pháp luật nghiêm ngặt để bảo vệ Hiến pháp cũng như sự thống nhất của dân tộc và nhân dân Campuchia.
Thông cáo khẳng định, bản đồ chính thức được công nhận theo Hiến pháp Campuchia là bản đồ được nộp lưu chiểu tại LHQ vào năm 1964, không phải vào năm 1954 như lời ông Um Sam An.
Ông Um Sam An có hai quốc tịch Mỹ và Campuchia, đã rời Campuchia sang Mỹ từ hồi tháng 8 vừa qua. Ông này dự kiến sẽ trở về Campuchia vào đầu năm 2016.

Đột kích hàng loạt cơ sở bán hàng đa cấp, phát hiện nhiều sai phạm

Ngày 9.10, Đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Vĩnh Long kiểm tra đại lý Phụng Quần 2 (ấp 3, xã Trung Nghĩa, H.Vũng Liêm, Vĩnh Long) phát hiện hàng loạt dấu hiệu vi phạm.
doan kiem tra niem phong hang hoa khong hoa don chung tu - anh: thanh duc

Đoàn kiểm tra niêm phong hàng hóa không hóa đơn chứng từ - Ảnh: Thanh Đức

Theo đó, đại diện đại lý không xuất trình được nhiều loại giấy tờ cần thiết cũng như số lượng lớn hàng hòa không có hóa đơn chứng từ, không có nguồn gốc xuất xứ và vi phạm về nhãn mác.
Đoàn kiểm tra liên ngành đã niêm phong, tạm giữ hàng hóa (19 thùng) gồm các loại như: máy Ozon làm sạch không khí, máy massage, máy tạo khí Ozon, dụng cụ massage dùng pin, hộp thực phẩm chức năng, sữa rửa mặt làm trắng da…
Theo Chi cục quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Vĩnh Long, trong 3 ngày liên tiếp (từ 7 - 9.10), lực lượng chức năng đã kiểm tra nhiều cơ sở, đại lý Phụng Quần đóng trên địa bàn tỉnh và phần lớn các cơ sở đều có hình thức vi phạm tương tự nhau.
Trước đó, vào ngày 7.10, khi đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Vĩnh Long kiểm tra chương trình hội thảo của Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy tại nhà hàng H.S. (có 500 người tham dự), đoàn kiểm tra phát hiện nhiều sai phạm. Ông Nguyễn Văn Sơn, người tổ chức hội thảo này, xuất trình được chứng chỉ bán hàng đa cấp nhưng không xuất trình được thông báo tổ chức chương trình đào tạo đến Sở Công thương nơi tổ chức, đào tạo theo quy định của pháp luật.
Ông Trần Quốc Linh, Phó chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long, cho biết: “Sau khi phát hiện hội thảo có dấu hiệu vi phạm, chúng tôi đã lập kế hoạch kiểm tra các cơ sở, đại lý bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Qua kiểm tra, tất cả các cơ sở đều vi phạm”.
Chiều 9.10, ông Đỗ Hữu Quang, Đội trưởng đội QLTT số 8 - Chi Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long và là thành viên của ban chỉ đạo 389 tỉnh Vĩnh Long, cho biết qua kiểm tra các cơ sở bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh mang tên Phụng Quần và Long Giang cũng như ngày đầu tiên làm việc với Nguyễn Văn Sơn, lực lượng chức năng đã tịch thu hàng chục thùng hàng là sản phẩm của công ty cũng như phát hiện rất nhiều sai phạm. Cụ thể, hàng hóa không hóa đơn chứng từ, nhãn hàng hóa sai quy định, báo cáo hàng nhập xuất không khớp và báo cáo doanh số người tham gia không trung thực, có dấu hiệu trốn thuế. Ngoài ra, nhân viên trực tiếp tư vấn, massage và khám chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề…
“Chúng tôi đang phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ hành vi vi phạm”, ông Quang nói.
Cũng theo ông Quang, hiện toàn tỉnh Vĩnh Long có 6 cơ sở có hình thức hoạt động bán hàng đa cấp mang tên Phụng Quần và Long Giang. Đáng chú ý, những cơ sở này đều là “cấp dưới” của Thiên Ngọc Minh Uy.

Vietjet khai trương đường bay TP.HCM - Myanmar

Sáng nay 9.10, Vietjet cùng UBND TP.HCM và Bộ GTVT tổ chức lễ khai trương đường bay mới TP.HCM - Yangon của hãng.

 le khai truong duong bay moi tp.hcm - yangon cua vietjet - anh: mai vong

 Lễ khai trương đường bay mới TP.HCM - Yangon của Vietjet - Ảnh: Mai Vọng

Đây là sự kiện nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Myanmar, đồng thời đáp ứng nhu cầu di chuyển, du lịch của người dân 2 nước, góp phần thúc đẩy giao thương và hội nhập toàn cầu.
Lễ khai trương có sự hiện diện của ông Trương Vĩnh Trọng, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT, UBND TP.HCM, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Liên bang Myanmar tại Việt Nam cùng đại diện cơ quan lãnh sự và thương mại các nước Nhật Bản, Áo, Mông Cổ, Phần Lan, Thái Lan…
Đường bay giữa TP.HCM - Yangon của Vietjet được khai thác với tần suất 5 chuyến khứ hồi/tuần vào các ngày thứ 2, 4, 6, 7 và chủ nhật, thời gian bay mỗi chặng khoảng 2 giờ 15 phút.
Chuyến bay khởi hành từ TP.HCM lúc 10 giờ 25 và đến Yangon lúc 12 giờ 10 (giờ địa phương). Chiều ngược lại khởi hành lúc 13 giờ (giờ địa phương) và tới TP.HCM lúc 15 giờ 35.

Bộ Tài chính "hứa" tiếp tục xem xét giảm thuế cho Lọc dầu Dung Quất

Bộ Tài chính cũng cho biết, sẽ nghiên cứu điều chỉnh thuế suất ưu đãi đối với công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (BRS) - đơn vị vận hành Lọc dầu Dung Quất - nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

tu dau nam nay, loc dau dung quat lien tiep de xuat bo tai chinh giam thue do lo ngai khong du suc canh tranh voi xang dau nhap khau.

Từ đầu năm nay, Lọc dầu Dung Quất liên tiếp đề xuất Bộ Tài chính giảm thuế do lo ngại không đủ sức cạnh tranh với xăng dầu nhập khẩu.

"Hứa" xem xét giảm thuế vào năm 2016

Bộ Tài chính vừa có công văn hồi âm Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam trả lời một số kiến nghị về lộ trình giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với một số mặt hàng xăng dầu theo cam kết ASEAN.

Theo đó, về nội dung kiến nghị có lộ trình cắt giảm mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng dầu diesel, nhiên liệu bay, dầu hoả và dầu mazut, Bộ Tài chính cho biết, từ nay đến hết năm 2015 sẽ giữ ổn định mức thuế suất này ở mức 20% đối với xăng, 10% với dầu mazut và nhiên liệu bay, 13% với dầu hoả.

Từ ngày 1/1/2016 trở đi, do mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ ASEAN (ATIGA) đối với các mặt hàng dầu diesel, mazut, dầu hoả và nhiên liệu bay sẽ được cắt giảm về mức 0%. Theo đó, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu việc điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng dầu (diesel, dầu hoả, mazut và nhiên liệu bay).

Bộ Tài chính cũng cho biết, sẽ nghiên cứu điều chỉnh thuế suất ưu đãi đối với công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (BRS) - đơn vị vận hành Lọc dầu Dung Quất - nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Dung Quất liên tiếp "kêu" lỗ từ đầu năm

Trước đó, vào giữa tháng 4/2015, Bộ Tài chính đã một lần cho phép điều chỉnh theo hướng giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xăng đã giảm từ 35% xuống 20%, các mặt hàng dầu cũng giảm tương ứng 10-15% sau khi BSR lên tiếng về việc Nhà máy lọc dầu Dung Quất có nguy cơ phải đóng cửa vì thuế nhập khẩu cao.

Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau khi mức thuế đối với diesel được áp dụng ở mức 20% công ty Bình Sơn đã gửi kiến nghị lên Bộ Tài chính đề nghị tiếp tục giảm thuế nhập khẩu dầu để giảm khó khăn cho công ty. Trước đề xuất này, ngày 4/5, Bộ Tài chính tiếp tục đồng ý điều chỉnh giảm mức thuế nhập khẩu với mặt hàng nhiên liệu diesel cho ô tô giảm từ 20% xuống 12%, diesel khác giảm từ 20% xuống 12%, dầu nhiên liệu giảm từ 25% xuống 13%, dầu diesel sinh học (B5, B10) giảm từ 20% xuống còn 12% để "cứu" Lọc dầu Dung Quất.

Chưa dừng lại đó, mới đây, BSR và PetroVietnam tiếp tục kiến nghị Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng nêu trên xuống dưới 10% để vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa đảm bảo cho tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, nếu Bộ Tài chính không giảm thuế thì thậm chí nhà máy lọc dầu Dung Quất có thể phải đình sản xuất và không sản xuất được.

Về đề xuất này, trao đổi với báo giới hơn 1 tháng trước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai khẳng định: “Bộ Tài chính đã tiếp thu ý kiến, xem xét và giảm thuế phù hợp. Cho đến nay mức thuế nhập khẩu hiện hành cũng đã được giảm. Chúng tôi cũng đã nhận được văn bản của Tập đoàn Dầu khí, văn bản của nhà máy lọc dầu Dung Quất và đã trả lời trước mắt thuế nhập khẩu đối với xăng và dầu diesel giữ như hiện hành để tiếp tục theo dõi”.

Đặc biệt, theo lãnh đạo Bộ Tài chính, nếu có tác động bất lợi tới nhà máy lọc dầu Dung Quất và nếu thuế nhập khẩu hiện hành tạo ra việc khách hàng sẽ chuyển sang mua xăng dầu nhập khẩu mà không mua xăng dầu của nhà máy lọc dầu Dung Quất nữa thì Bộ Tài chính sẽ cùng với Bộ Công Thương theo dõi diễn biến.

“Còn hiện nay chúng tôi thấy với mức thuế nhập khẩu như hiện hành, vẫn đảm bảo được sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu”, Thứ trưởng Vũ Thị Mai kết luận.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục