tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh chiều 30-10-2015

  • Cập nhật : 30/10/2015

Chưa thể trình phương án tăng lương trước tháng 3/2016

chua the trinh phuong an tang luong truoc thang 3/2016

Chưa thể trình phương án tăng lương trước tháng 3/2016

Khẳng định rất mong muốn tăng lương, song do chưa cân đối được ngân sách, Chính phủ đề xuất hoãn trình phương án ra Quốc hội đến kỳ họp đầu năm sau.
 Trước đó trong năm 2015, cũng do tình hình ngân sách khó khăn, cơ quan điều hành cũng quyết định không tăng lương đại trà mà chỉ ưu tiên cho 3 đối tượng là người có công, người về hưu, cán bộ công nhân viên chức hưởng lương từ ngân sách có hệ số từ 2,34 trở xuống (tương đương lương tháng dưới 3 triệu đồng). Mức tăng được quyết định khi đó là khoảng 8% lương tối thiểu (1,15 triệu đồng), tương đương khoảng 90.000 đồng một tháng.

Ngoài mức lương dành cho các đối tượng thụ hưởng từ ngân sách, Chính phủ cũng đang xem xét phương án tăng lương tối thiểu vùng (dành cho khu vực doanh nghiệp) cho năm 2016. Phương án cuối cùng được Hội đồng Tiền lương quốc gia trình hồi đầu tháng 9 là 3,5 triệu đồng (mức cao nhất) một tháng.

Cũng trong phiên họp thường kỳ hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ sẽ có các giải pháp để bù đủ khoản hụt thu khoảng 31.000 tỷ đồng của ngân sách trung ương 2015. Theo người đứng đầu Chính phủ, nguyên nhân dẫn đến hụt thu là giá dầu giảm, cũng như giảm điều tiết (giảm các khoản thu thuế) và ngân sách.

Trả lời tại cuộc họp báo sau đó về những biện pháp cụ thể để bù đắp khoản hụt thu nêu trên, Thứ trưởng Tài chính - Vũ Thị Mai cho biết cơ quan điều hành đã xin phép Quốc hội dùng khoảng 10.000 tỷ đồng nguồn thu bán cổ phần tại các doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh đó, ngành tài chính cũng sẽ nỗ lực để truy thu cao nhất các khoản nợ đọng thuế, hiện được ước tính ở mức 34.000 tỷ đồng.

Trong số các khoản nợ cụ thể được nhắc tới, Thứ trưởng Vũ Thị Mai có lưu ý tới việc đôn đốc, truy thu 408 tỷ đồng nợ thuế của Công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Ngoài ra, đại diện Bộ Tài chính cũng nhắc tới một số nguồn lực khác như khoảng 605 tỷ đồng tiết kiệm từ chi thường xuyên, khoảng 3.500 tỷ đồng ngân sách dự phòng chưa được sử dụng.
Trước đó, số liệu của Bộ Tài chính cho thấy tổng dự toán thu ngân sách 2015 là 911.000 tỷ đồng và thu thực tế đã vượt 16.400 tỷ. Tuy nhiên, phần vượt nằm ở ngân sách địa phương (vượt 47.000 tỷ) trong khi phần ở Trung ương lại hụt hơn 31.000 tỷ, chủ yếu do tác động của giá dầu thô. 

Số liệu ngành công an làm oan sai là bao nhiêu?

Đề cập đến các trường hợp oan sai, đại biểu Huỳnh Nghĩa nói báo cáo của Chính phủ không đề cập số bị can ngành công an đình chỉ điều tra do oan sai.

dai bieu huynh nghia (da nang)

Đại biểu HUỲNH NGHĨA (Đà Nẵng)

Báo cáo chỉ nêu đã xử lý 26 điều tra viên, trong đó truy tố hai điều tra viên để xảy ra oan sai, bức cung, nhục hình. 

“Vậy số liệu ngành công an làm oan sai là bao nhiêu? Đề nghị Chính phủ báo cáo bổ sung nội dung rất quan trọng này cho Quốc hội biết để giám sát” - ông Nghĩa nói.

Theo ông Nghĩa, chỉ tính hai ngành tòa án, kiểm sát, mặc dù có nhiều cố gắng, đề ra nhiều biện pháp chống oan sai nhưng vẫn còn làm oan 76 người. Nhưng các báo cáo của hai ngành này đều không đề cập việc xử lý trách nhiệm kiểm sát viên và thẩm phán đã gây ra oan sai.

“Đề nghị lãnh đạo hai ngành báo cáo vấn đề này cho Quốc hội và nhân dân biết. Có như vậy mới thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, ai làm sai thì người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, bất kể người đó là ai, giữ cương vị gì trong xã hội” - ông Nghĩa nêu vấn đề.

Ông Nghĩa nhấn mạnh việc bồi thường, bồi hoàn do oan sai là vấn đề cử tri rất bức xúc. Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước đã quy định “người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại phải hoàn trả ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại”.

Nhưng sáu năm qua chưa thấy cơ quan nào gây ra oan sai tổ chức thi hành nghiêm túc quy định này, mặc dù rất nhiều cử tri, đại biểu Quốc hội có ý kiến.

Báo cáo của Chính phủ chỉ đề cập năm nay, các bộ, ngành, địa phương thụ lý, giải quyết xong 42/94 vụ việc với số tiền Nhà nước phải bồi thường gần 16,5 tỉ đồng, hoàn toàn không nói gì đến trách nhiệm bồi hoàn của người thi hành công vụ.

Đây là tình trạng không chấp hành nghiêm pháp luật, diễn ra trong thời gian dài của các cơ quan nhà nước, mà không ai khác chính là người trực tiếp và người đứng đầu các cơ quan nhà nước đã gây ra oan sai cho nhân dân.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng tới đây sau khi có Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, cần cải cách toàn diện hệ thống tư pháp.

Khi đã phát hiện dấu hiệu oan sai, đề nghị áp dụng nguyên tắc sau đây: việc điều tra, truy tố, xét xử lại nên giao cho người khác, cơ quan khác không chịu ảnh hưởng, tác động của người cũ, cơ quan cũ, hoặc giao cho cấp cao hơn; phải theo quy trình đặc biệt, phải nhanh có kết luận (Tuổi Trẻ Online). 


Chỉ có 2% người cao tuổi sống dư dả

Gần 70% người cao tuổi tại VN sống ở nông thôn, làm nông nghiệp và đời sống khó khăn, thu nhập không ổn định. 

73% không có lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội, 23% đang sống trong hộ nghèo, 60% người cao tuổi cho rằng thu nhập của họ không đủ cho nhu cầu cuộc sống và chỉ 2% cho biết là họ dư dả.

Bà Trần Bích Thủy, giám đốc Tổ chức HelpAge International tại VN, cho biết chiều 28-10, nhân cuộc hội thảo về các cơ hội và thách thức do già hóa dân số ở VN.

Trong khi đó, VN đang rất thiếu các dịch vụ hỗ trợ người già, phần lớn là các dịch vụ vốn thông dụng với các nước như tình nguyện viên hỗ trợ người già tại nhà, viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc người già ngắn ngày hay chăm sóc trong ngày.

Hiện tỉ lệ người già có bảo hiểm y tế ở VN chưa đạt 61%, thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ dân số có bảo hiểm y tế nói chung (73%).


Việt Nam - Campuchia thông qua 16 điểm về hợp tác biên giới

Phiên họp toàn thể Hội nghị Hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ 8 tại TP.HCM ngày 28-10 đã thông qua thông cáo chung về hợp tác tại khu vực biên giới hai nước.

pho thu tuong, bo truong bo ngoai giao pham binh minh (phai) va pho thu tuong, bo truong bo noi vu campuchia samdech krolahom sar kheng chu tri hoi nghi ngay 28-10 - anh: tran phuong

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (phải) và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Campuchia Samdech Krolahom Sar Kheng chủ trì hội nghị ngày 28-10 - Ảnh: Trần Phương

Hội nghị diễn ra dưới sự đồng chủ trì của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Campuchia Samdech Krolahom Sar Kheng.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá cao sự hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua. Việt Nam hiện có 172 dự án đầu tư tại Campuchia với tổng vốn đạt 3,61 tỉ USD, đứng thứ hai trong tổng số 67 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Campuchia. Hợp tác an ninh, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, du lịch... tiếp tục được đẩy mạnh.

Tuy nhiên hai phó thủ tướng cũng thừa nhận việc hợp tác còn nhiều thách thức về vốn, nguồn nhân lực, an ninh trật tự xã hội. Tiến độ phân giới cắm mốc còn chậm. Tình trạng tội phạm như vượt biên trái phép, trốn thuế... vẫn tồn tại.

Cuối hội nghị, hai nước đã nhất trí thông qua thông cáo chung 16 điểm về hợp tác biên giới, trong đó nhấn mạnh sẽ tiếp tục cố gắng giải quyết vấn đề biên giới còn tồn tại giữa hai nước trên cơ sở các hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận đã ký về công tác biên giới và đẩy nhanh tiến độ công tác phân giới cắm mốc trên bộ.

Thông cáo khẳng định hai bên sẽ tiếp tục tăng cường mối quan hệ chặt chẽ trong hợp tác về an ninh - quốc phòng nhằm duy trì và ổn định an ninh, trật tự tại khu vực khu vực biên giới, phòng chống các loại tội phạm, nhất là tội phạm xuyên biên giới. Hai bên tái khẳng định cam kết không cho phép bất kỳ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của mình để xâm hại an ninh và ổn định của nước kia.

Hai bên ủng hộ các tỉnh biên giới hai nước hợp tác, trao đổi thông tin nhằm nâng cao sự kiểm soát hàng hóa, người và phương tiện qua lại cửa khẩu. Theo đó, cửa khẩu phụ Tân Nam (tỉnh Tây Ninh) - cửa khẩu Mơn Chây (tỉnh Prey Veng) sẽ sớm được nâng cấp lên thành cửa khẩu quốc tế.

Về thương mại, hai bên bày tỏ quyết tâm đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 5 tỉ USD trong thời gian tới. Trong lĩnh vực công chính và vận tải, hai nước sẽ đẩy nhanh việc xây dựng cầu Long Bình - Chrây Thom là cây cầu biên giới giữa tỉnh Kandal và tỉnh An Giang được khởi công xây dựng từ năm 2014.

Ngoài ra, thông cáo cũng khẳng định sẽ củng cố và tăng cường hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, y tế, giáo dục, du lịch. Phía Việt Nam sẽ xem xét khả năng bán điện cho một số khu vực biên giới của Campuchia tùy theo điều kiện thực tế của Việt Nam, trong khi Campuchia đồng ý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt Nam triển khai các dự án thủy điện tại nước này.

Cuối cùng, hai bên nhất trí tổ chức Hội nghị lần thứ 9 về hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia tại Campuchia trong năm 2016.


Chủ tịch Trung Quốc thăm Việt Nam vào tuần tới

chu tich trung quoc tham viet nam vao tuan toi

Chủ tịch Trung Quốc thăm Việt Nam vào tuần tới

Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 5-6/11 tới.
 Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 05 đến ngày 06 tháng 11 năm 2015.

Hồi đầu tháng này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình xác nhận, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận lời sang thăm Việt Nam.
 

Ông Lê Hải Bình nói: “Việt Nam và Trung Quốc đã nhất trí tăng cường các chuyến thăm cấp cao. Ví dụ như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam. Ông Tập Cận Bình đã vui vẻ nhận lời”.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục