tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 31-10-2015

  • Cập nhật : 31/10/2015

Cán bộ Trung ương về làm Bí thư Lạng Sơn, Sóc Trăng

Ông Trần Sỹ Thanh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương được điều động về làm Bí thư Lạng Sơn; ông Nguyễn Văn Thể, Thứ trưởng Giao thông Vận tải về làm Bí thư tỉnh Sóc Trăng.
ong tran sy thanh duoc chi dinh lam bi thu tinh lang son. anh. hong van

Ông Trần Sỹ Thanh được chỉ định làm Bí thư tỉnh Lạng Sơn. Ảnh. Hồng Vân

Sáng 29/10, Đoàn chủ tịch Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015-2020 công bố kết quả hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Ông Trần Sỹ Thanh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, được điều động phân công giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn. 

Ông Hoàng Văn Nghiệm được bầu giữ chức Phó bí thư. Hội nghị cũng bầu ra 53 nhân sự vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, 13 người tham gia Ban thường vụ Tỉnh ủy và 11 người tham gia Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy.

Ông Trần Sỹ Thanh sinh năm 1971, quê Thanh Chương (Nghệ An) là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2010-2015, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.Trước đó chiều 28/10, tại Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2015-2020), ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã trao Quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công cán bộ giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, nhiệm kỳ 2015-2020.

ong nguyen van the, bi thu tinh soc trang. anh: ttxvn.

Ông Nguyễn Văn Thể, Bí thư tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: TTXVN.

Theo đó Bộ Chính trị quyết định ông Nguyễn Văn Thể thôi tham gia Ủy viên Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông, thôi giữ chức Thứ trưởng Giao thông; điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng nhiệm kỳ 2015-2020.

Ông Nguyễn Văn Thể sinh năm 1966, tại Đồng Tháp, là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI. Tháng 6/2013, khi đang là Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, ông Nguyễn Văn Thể được Thủ tướng bổ nhiệm làm Thứ trưởng Giao thông Vận tải.

Cũng trong chiều 28/10, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã bế mạc. Đại hội đã bầu 55 người vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương khóa XVI; bầu 15 người vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy; bầu 10 người vào Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

Ông Nguyễn Mạnh Hiển, Phó bí thư Tỉnh ủy khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy khóa XVI. Các ông Vũ Văn Sơn, Nguyễn Dương Thái được bầu làm Phó bí thư Tỉnh ủy. 


Ông Nguyễn Văn Thanh trở lại giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Thanh, Phó bí thư Lạng Sơn giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ.

Ông Nguyễn Văn Thanh sinh năm 1961, quê Phú Thọ, có học vị tiến sĩ Luật. Từ năm 2008 đến năm 2010, ông Thanh là Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn; từ tháng 10/2010 đến tháng 3/2014 là Phó tổng thanh tra Chính phủ.

Sau đó, ông Thanh lại được luân chuyển làm Phó bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn.


Chia sẻ dữ liệu khí tượng, thủy văn với Trung Quốc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao hợp tác với các cơ quan chức năng của Trung Quốc để chia sẻ dữ liệu khí tượng, thủy văn, phục vụ công tác phòng, chống thiên tai ngày càng chủ động hơn.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 29/10, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, hiện nay phía Trung Quốc đã xây dựng một số hồ chứa thượng nguồn các sông Đà, sông Thao, sông Lô, trong đó có một số hồ gần biên giới. Việc điều tiết, vận hành các hồ chứa này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước trên sông suối Việt Nam, đặc biệt là sông Hồng."Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin liên quan đến vận hành hồ chứa cho các cơ quan chức năng của Việt Nam còn rất hạn chế, do vậy việc dự báo, cảnh báo trên các sông xuyên biên giới còn bị động, công tác chỉ đạo ứng phó của các địa phương còn khó khăn", Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho hay.

lu song hong tai lao cai len dinh luc 15h chieu, vuot bao dong 2 la 50 cm. anh: bao lao cai.

Lũ sông Hồng tại Lào Cai lên đỉnh lúc 15h chiều, vượt báo động 2 là 50 cm. Ảnh: Báo Lào Cai.

Sau việc xả lũ ngày 11/10 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao trao đổi, hợp tác với các cơ quan chức năng của Trung Quốc để chia sẻ dữ liệu khí tượng, thủy văn, phục vụ công tác phòng, chống thiên tai ngày càng chủ động hơn.

Ông Nên cho hay, từ năm 2011, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng trạm quan trắc tự động để giám sát tài nguyên nước tại đầu nguồn sông Hồng; phối hợp với Bộ Ngoại giao, cơ quan liên quan trao đổi với các cơ quan hữu quan của Trung Quốc về việc sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận bảo đảm chia sẻ, cung cấp thông tin, phối hợp xử lý vấn đề liên quan đến tài nguyên nước, ô nhiễm môi trường nước trên các sông suối biên giới.

"Hiện nay, chúng ta khẩn trương xây dựng 8 trạm quan trắc trên các sông suối biên giới Việt Nam - Trung Quốc, dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2016. Chính phủ cũng đang chỉ đạo triển khai các đề án cần thiết để tăng cường giám sát tài nguyên nước trên các sông suối xuyên biên giới", ông Nên nói.

Trước đó sáng 11/10, nước từ thượng nguồn Trung Quốc đổ về khiến mực nước sông Hồng tại TP Lào Cai dâng cao đột ngột; nhiều thuyền bè, thùng phuy, cây gỗ lớn... từ bên kia biên giới trôi về.

Ông Lưu Minh Hải, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai cho biết, từ tối 10/10 tới nay địa bàn Lào Cai không mưa, nhưng lũ từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Hồng (còn gọi là sông Thao) lên rất nhanh. 

Lý giải nguyên nhân khiến nước lũ sông Hồng đột ngột lên nhanh, ông Hải cho rằng thượng nguồn mưa lớn, nhiều khả năng phía Trung Quốc xả lũ. Trước đó ngày 4/10/2006, đập nước phía Trung Quốc từng bị vỡ khiến nước lũ sông Hồng tại Lào Cai lên rất nhanh.


Doanh nghiệp đưa lao động đi Nhật sẽ không được thu phí môi giới

Doanh nghiệp đưa lao động đi chỉ được thu phí dịch vụ và tiền đào tạo tiếng Nhật, không được thu phí dịch vụ.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo đề án chấn chỉnh hoạt động đưa thực tập sinh sang Nhật Bản làm việc, lấy ý kiến góp ý của doanh nghiệp để phát triển thị trường ổn định, bền vững.

Theo đó, doanh nghiệp đưa thực tập sinh sang Nhật Bản sẽ phải đáp ứng đủ yêu cầu: không bị xử phạt hành chính vi phạm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động trong vòng một năm, không có sự cố liên quan đến người lao động mà không giải quyết dứt điểm, có bộ máy và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đưa tu nghiệp sinh đi.

Doanh nghiệp sẽ không được thu tiền môi giới, chỉ được phép thu các khoản phí sau: phí dịch vụ không quá 3.600 USD/người đối với hợp đồng ba năm và không quá 1.200 USD/người đối với hợp đồng một năm; chỉ được thu phí dịch vụ sau khi thực tập sinh đã được phía Nhật cấp tư cách lưu trú. Ngoài ra, đơn vị đưa đi không được thu quá 5,9 triệu đồng/khóa tiếng Nhật với thời lượng 520 tiết/ khóa học.

Sau khi đưa đi, doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục quản lý, hỗ trợ và giải quyết vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của thực tập sinh cũng như giảm thiểu các trường hợp vi phạm pháp luật nước sở tại. Đơn vị nào có tỷ lệ thực tập sinh bỏ trốn cao hơn mức quy định sẽ bị xử lý tạm định chỉ hoạt động để chấn chỉnh.

Nhật Bản được xác định là thị trường lao động trọng điểm, đang tiếp nhận nhiều thực tập sinh Việt Nam. Từ đầu năm tới nay có gần 22.000 người sang đây làm việc. Song thời gian gần đây xuất hiện một số hiện tượng gây ảnh hưởng xấu đến việc mở rộng thị trường này, như: thực tập sinh phải chịu mức phí cao hơn so với quy định. Nhiều lao động đăng ký đi thực tập tại Nhật Bản và đã chịu các chi phí chuẩn bị nhưng không được đi. Nhiều người vi phạm pháp luật Nhật Bản đã ảnh hưởng tới uy tín của thực tập sinh Việt Nam tại thị trường này.


37 cán bộ tái cử Bí thư các tỉnh

63 trên tổng số 68 đảng bộ trực thuộc trung ương đã tổ chức xong đại hội, trong đó 37 bí thư tái cử; hai bí thư dưới 40 tuổi (Đà Nẵng, Kiên Giang); ba bí thư là nữ (Vĩnh Phúc, Ninh Bình, An Giang).

Đến ngày 29/10, 63 trên tổng số 68 đảng bộ trực thuộc trung ương đã tổ chức xong đại hội nhiệm kỳ 2015-2020, trong đó có 59 Đảng bộ tỉnh, thành phố; Đảng bộ Quân đội Trung ương, Đảng bộ Công an Trung ương, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Đảng bộ khối Doanh nghiệp Trung ương. Dự kiến, đến hết ngày 2/11, việc tổ chức Đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành phố sẽ hoàn thành.

Đại hội của 63 Đảng bộ trực thuộc Trung ương đã bầu tổng số 3.276 Ủy viên Ban chấp hành. Nhiều đơn vị có kết quả bầu với tỷ lệ cán bộ nữ cao hơn 15% như Bắc Giang 15,09%; Lào Cai 15,69%; Bắc Ninh 15,69%; Phú Yên 17,31%; Yên Bái 17,65%; Quảng Ninh 17,86%; Cao Bằng 21,82%; Lâm Đồng 18,51%; Sơn La 21,82%; Kiên Giang 25%; TP HCM 21,74%.

Kết quả bầu cử tại một số đơn vị, tỷ lệ cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi) trong Ban Chấp hành cao hơn 10%, như Điện Biên 11,54%; Phú Yên 11,54%; Quảng Nam 10,71%; Lào Cai 11,76%; Kon Tum 12,69%; Đà Nẵng 13,46%. Đảng bộ tỉnh Trà Vinh không có cán bộ trẻ tham gia Ban Chấp hành.

Tổng số ủy viên Ban Thường vụ đã được bầu là 905. Một số đại hội có kết quả bầu tỷ lệ nữ trong Ban thường vụ cao hơn 15% là Kiên Giang 18,75%, Cao Bằng 20%; Trà Vinh 20%; Đảng ủy Khối cơ quan Trung ương và Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương đều đạt 20%; cao nhất là TP HCM đạt 26,67%.

Các Đảng bộ Lào Cai, Phú Yên, Đà Nẵng và TP HCM có tỷ lệ nữ và cán bộ trẻ trong Ban Chấp hành khóa mới cao hơn so với quy định tại Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ nhiều nơi còn thấp hơn so với yêu cầu. Các Đảng bộ Thái Bình, Khánh Hòa, Bình Định, Hậu Giang… không có cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

63 đại hội đảng bộ trực thuộc Trung ương đã bầu ra 59 Bí thư cấp ủy, trong đó 37 bí thư tái cử; hai bí thư dưới 40 tuổi (Đà Nẵng, Kiên Giang); ba bí thư là nữ (Vĩnh Phúc, Ninh Bình, An Giang).

Bộ Chính trị sẽ phân công cán bộ giữ chức Bí thư Quân ủy Trung ương, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bí thư Thành ủy TP HCM, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020 (Đảng bộ Hà Nội sẽ tiến hành Đại hội vào đầu tháng 11).


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục