tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh chiều 27-01-2016

  • Cập nhật : 27/01/2016

Siêu cao lương cơn mộng tan rồi

Hai nông dân Đồng Nai trồng thử nghiệm siêu cao lương đều thất vọng. Giấc mộng bán giống của nhà buôn cũng sắp tan là vừa…

Khi đến với nông dân, nhà buôn đưa ra những “lời có cánh” rằng siêu cao lương là cây trồng dễ thích ứng với các điều kiện canh tác khó khăn như khô hạn, thiếu nước tưới hoặc đất đai cằn cỗi…

Về năng suất, sản lượng, siêu cao lương một lần trồng cho thu hoạch ba đợt trong năm, với khối lượng chất xanh lên tới 400 tấn/ha, sản lượng ethanol đạt trên 17.000 lít/ha, cao gấp 2 – 2,5 lần so với việc sản xuất ethanol từ sắn, mía…

sieu cao luong bay den viet nam voi “doi canh qua kho”. anh: tl

Siêu cao lương bay đến Việt Nam với “đôi cánh quá khổ”. Ảnh: TL

Thực tế, ông Nguyễn Văn Thanh, nông dân trồng thử nghiệm giống cây siêu cao lương tại xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, cho biết lần thu hoạch đầu cây trồng này đạt năng suất gần 60 tấn/ha.

Tuy nhiên đợt thu hoạch lần hai chỉ đạt 11 tấn/ha. Con số này cách biệt rất xa với năng suất mà doanh nghiệp giới thiệu với nông dân.

Ông Thanh so sánh: “Nếu 3 vụ thu hoạch từ một đợt trồng siêu cao lương đạt năng suất khoảng 180 tấn/haa như công ty giới thiệu thì thu nhập từ cây siêu cao lương vượt xa cây bắp.

“Nhưng với năng suất thực tế hiện nay và mức trả của doanh nghiệp cho nông dân là trên 31 triệu đồng cho toàn vụ với diện tích trồng là 0,5ha thì nông dân chúng tôi đang lỗ tiền công”.

Ông Nguyễn Đức Thơm, nông dân trồng đạt năng suất cao nhất khi trồng thử nghiệm giống cây này tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, là 102 tấn/ha vào vụ một, cũng khẳng định sẽ không chọn cây trồng này vì hiệu quả kém.

Ông Thơm dẫn chứng: “Vụ hai, tôi bỏ không thu hoạch vì năng suất quá thấp. So với cây bắp, chi phí đầu tư, công chăm sóc, thu hoạch giống cây mới này cao hơn rất nhiều. Cụ thể, khi trồng bắp cây, tôi bán cả ruộng cho đơn vị thu mua nhưng với cây siêu cao lương, tôi phải tìm công lao động để thu hoạch”.

“Cây cao cả 4-5m nên thu hoạch rất vất vả và tốn chi phí tiền công hơn 11 triệu đồng cho 0,5ha. Tôi đang kiến nghị phía doanh nghiệp hỗ trợ thêm tiền công thu hoạch thì mới có lời” – ông Thơm nói tiếp.

Trước đó, khi được hỏi về tiềm năng phát triển của siêu cao lương tại Việt Nam, ông Nguyễn Thái Sơn, Tổng Giám đốc Sol Holding Việt Nam, nhận định ban đầu, sản phẩm thu từ siêu cao lương sẽ dùng làm thức ăn cho bò, cho gà.

Sau đó, trong năm nay, Sol Holding sẽ xây dựng nhà máy viên nén sinh học tại Đồng Nai và ở Đăk Nông. Cụ thể, dự án liên doanh giữa Sol Holdings và NTS Partners có tổng vốn đầu tư khoảng 15 triệu USD, dự kiến sẽ động thổ nhà máy sản xuất viên nén sinh học tại Đồng Nai trong hai tháng tới.

Tương tự, một nhà máy khác có quy mô 300ha ở tỉnh Đăk Nông, vốn đầu tư khoảng 15 triệu USD, cũng sẽ đi vào hoạt động sản xuất viên nén sinh học trong năm nay.  Thời điểm ông Sơn phát biểu với báo chí là vào tháng 6-2015. Này đã gần cuối tháng 1/2016.

May thay nông dân chỉ mới chấp nhận thử nghiệm một cuộc chơi khá là nguy hiểm khi họ phải phụ thuộc hoàn toàn vào một tập đoàn nước ngoài từ khâu giống đến tiêu thụ, chế biến… Mà giống siêu cao lương cũng thuộc loại siêu cao giá. Nghe đâu đến 300.000 đồng/kg.

Chỉ có một người còn chống chế là ông Phạm Văn Sáng, Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ Đồng Nai, khi cho rằng kết quả trồng thử nghiệm siêu cao lương thu hoạch lần một đạt năng suất 88 tấn/ha, vẫn cho lợi nhuận trên 20 triệu đồng/ha, theo báo Đồng Nai.

Ông cũng thừa nhận ở nước ngoài triển khai không vướng hạn điền, nên giảm chi phí đầu tư. Điểu này trước khi thử nghiệm chắc chắn ông đã biết. Nhưng vẫn muốn chắp thêm cánh cho những lời có cánh.

Tại sao? Có vẻ như hỏi là đã tự trả lời.

Xuống đến cán bộ huyện, ta đã thấy mọi chuyện đã dè dặt hơn. Ông Nguyễn Lam Điền, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Xuân Lộc, nhận xét hàng hai: cần thêm thời gian trồng khảo nghiệm để đánh giá đúng hiệu quả giống cây trồng này.

Vì với hiệu quả ban đầu, nông dân không bị thuyết phục bởi cây trồng này, nhất là chi phí đầu tư lớn hơn nhiều so với cây bắp.

Ông Điền tính toán: “Công chăm sóc và nhất là thu hoạch cây trồng này rất cao, có nông dân mất gần 15 triệu đồng để thu hoạch 0,5ha. Những chi phí này “ăn” hết phần lời của nông dân”.

Ngoài ra, vấn đề vướng mắc lớn nhất của nông dân hiện nay là doanh nghiệp không đưa ra chính sách thu mua và giá thành cụ thể, rõ ràng với nông dân. Nông dân cũng mù mờ về cách tính sản lượng của doanh nghiệp.

Theo ông Điền, điều cũng cần quan tâm là vấn đề cải tạo không để đất bị thoái hóa vì trồng giống cây mới này. Vì trồng giống siêu cao lương mới này, đất chỉ bị lấy đi mà không được trả lại nguồn dinh dưỡng như trồng các loại cây hàng năm khác.


Yêu cầu báo cáo mức lương tại các công ty xổ số

Ngày 25-1, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân đã có văn bản yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo tình hình lao động, tiền lương của các công ty xổ số kiến thiết.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, thời gian qua báo chí nêu một số bất cập trong việc trả lương ở công ty xổ số kiến thiết. Để nắm bắt tình hình, Bộ yêu cầu các tỉnh tổng hợp báo cáo tình hình tiền lương, thù lao, tiền thưởng của người lao động và viên chức quản lý năm 2013, 2014 và ước thực hiện năm 2015. Bên cạnh đó, đánh giá thực hiện chính sách lao động, tiền lương trong các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Trả lời Pháp Luật TP.HCM về trường hợp mức lương tại Công ty Xổ số Kiến thiết Tiền Giang, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết mức thu nhập bình quân 730 triệu đồng/năm (hơn 60 triệu đồng/tháng) của cán bộ quản lý công ty này là cao và “nếu đúng như vậy sẽ phải thanh tra”. Ông Huân cũng cho rằng đối với những vùng đời sống nông dân còn khó khăn mà lương cán bộ các công ty xổ số quá cao thì phải xem xét lại các quy định đã phù hợp chưa để điều chỉnh thu nhập hợp lý hơn.


Lương của CBCC có thể tăng thêm 60.000 đồng

Theo Bộ Nội vụ đề xuất, từ ngày 1-5-2016, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang điều chỉnh từ mức 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng.

Bộ Nội vụ vừa có dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Theo đó, với mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng được áp dụng hiện nay, cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang còn nhiều khó khăn.

Vì vậy, Bộ Nội vụ đã đề xuất xây dựng Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Trong đó, đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 1-5-2016 từ mức 1.150.000 đồng/tháng hiện tại lên 1.210.000 đồng/tháng, tăng thêm 60.000 đồng/tháng.

Mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng đã được áp dụng từ 1-7-2013.

Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng; tính mức hoạt động phí theo quy định của pháp luật; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

can bo, cong chuc co the duoc tang luong co so 60.000 dong/thang theo de xuat cua bo noi vu 

Cán bộ, công chức có thể được tăng lương cơ sở 60.000 đồng/tháng theo đề xuất của Bộ Nội vụ 

Về kinh phí thực hiện mức lương cơ sở này, Bộ Nội vụ đề xuất các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết năm 2015 chuyển sang, sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nướcđược giao và nguồn thu (nếu có) để cân đối nguồn thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2016.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương và các khoản có tính chất lương) theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao năm 2016 của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

Đồng thời, sử dụng một phần số thu được để lại theo chế độ năm 2016 phải trích để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định. Sử dụng 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương, không kể thu tiền sử dụng đất (bao gồm 50% tăng thu và thực hiện so với dự toán thu năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ giao và 50% tăng thu dự toán năm 2016 so với dự toán thu năm 2011 do Thủ tướng Chính phủ giao).


Gần 800 trâu, bò chết rét

Ít nhất đã có 773 trâu, bò bị chết rét; hơn 3.000 ha hoa màu, cây công nghiệp ở các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do mưa tuyết và băng giá.

nong dan xe thit nghe bi chet ret de ban tren quoc lo 4d o huyen bat xat (tinh lao cai) - anh: nguyen phan

Nông dân xẻ thịt nghé bị chết rét để bán trên quốc lộ 4D ở huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) - Ảnh: Nguyễn Phan

Sáng 26-1, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết qua báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Sơn La và Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối ngày 25-1, mưa tuyết và băng giá đã làm 773 con gia súc bị chết. Trong đó, Lào Cai: 174 con; Lai Châu: 46 con; Yên Bái: 36 con; Sơn La: 89 con; Điện Biên: 68 con; Lạng Sơn: 7 con; Yên Bái: 22 con; Quảng Ninh: 217 con, Hòa Bình: 106 con; Bắc Giang: 21 con; Bắc Kạn: 9 con.

Mưa tuyết và băng giá cũng đã làm 2.923 ha hoa màu và 217 ha cây công nghiệp ngắn ngày ở tỉnh Lào Cai bị thiệt hại.

Về giao thông, hiện tại quốc lộ 4D khu vực Thác Bạc tới đèo Ô Quy Hồ, tỉnh Lào Cai (giáp địa phận tỉnh Lai Châu) do có băng tuyết, không đảm bảo an toàn nên có khoảng 30 xe tải và xe khách phải đỗ ở khu vực này.

Về điện: Có 9 xã tại các huyện Bắc Yên (5 xã), Phù Yên (1 xã), Thuận Châu (3 xã) của tỉnh Sơn La phải ngừng cấp điện do mưa, tuyết rơi, đóng băng làm nhiều đoạn trên đường dây 35 KV bị đứt dây, gãy cáp.


Đón tết nhưng sẵn sàng nhiệm vụ chiến đấu

Tàu 630 đã xuất phát từ Quân cảng Đà Nẵng đưa đoàn cán bộ Vùng 3 Hải Quân, các nhà báo lên đường ra hai đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn thăm và chúc tết chiến sĩ, đồng bào làm nhiệm vụ 

cac chien si vung 3 hai quan chuyen hang tet len tau de mang ra dao ly son, con co chieu 26- 1 - anh: k.xuan 

Các chiến sĩ Vùng 3 Hải quân chuyển hàng tết lên tàu để mang ra đảo Lý Sơn, Cồn Cỏ chiều 26- 1 - Ảnh: K.Xuân 

19g tối 26-1, tàu 630 đã xuất phát từ Quân cảng Đà Nẵng đưa đoàn cán bộ Vùng 3 Hải Quân, các nhà báo lên đường ra hai đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn thăm và chúc tết chiến sĩ, đồng bào làm nhiệm vụ và sinh sống trên đảo. 

Tham gia đoàn đi có 51 cán bộ, chiến sĩ, nhà báo với hành trang là rất nhiều món quà để tặng chiến sĩ ăn tết trên đảo như gạo nếp, lá dong, báo xuân…

Tàu 630 dự kiến sẽ có mặt tại đảo Cồn Cỏ vào sáng nay 27- 1, sau đó thắp hương tưởng niệm đài liệt sĩ đảo Cồn Cỏ.

Trong hành trình đi, đoàn sẽ đến chúc tết chiến sĩ ở các trạm radar, chiến sĩ làm việc tại các đồn biên phòng, nhân dân và chính quyền sinh sống trên hai đảo Lý Sơn, Cồn Cỏ.

Dẫn đầu đoàn công tác là đại tá Mai Trọng Định chính ủy Vùng 3 Hải Quân, đại tá Định cho biết chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng về mặt tinh thần nhằm động viên, khích lệ đồng bào, chiến sĩ nhân dịp xuân mới.

cac chien si vung 3 hai quan chuyen hang tet len tau de mang ra dao ly son, con co chieu 26- 1 - anh: k.xuan 

Các chiến sĩ Vùng 3 Hải quân chuyển hàng tết lên tàu để mang ra đảo Lý Sơn, Cồn Cỏ chiều 26- 1 - Ảnh: K.Xuân 

Trao đổi với Tuổi Trẻ về công tác chuẩn bị đón tết cho chiến sĩ Vùng 3 Hải quân đóng trên hai đảo, đại tá Lê Trọng Định nói: “Cho đến thời điểm này công tác chuẩn bị đón tết cho chiến sĩ, đồng bào Vùng 3 Hải quân về cơ bản đã đầy đủ.

Tất cả các đối tượng chiến sĩ trong Vùng 3 Hải quân thực hiện phương trâm đón tết vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm và sẵn sàng chiến đấu cao. Trước tình hình trên các vùng biển hết sức căng thẳng và phức tạp nên đón tết luôn phải đề cao cảnh giác sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Xử lý đúng, hiệu quả các tình huống để không bị bất ngờ, không để nước ngoài tạo cơ hội gây xung đột. Mục đích cuối cùng là bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và thềm lục địa thiêng liêng của tổ quốc”.

Trong chuyến hàng chuyển ra cho các chiến sĩ, đồng bào trên đảo dịp tết còn có nhiều quả bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… để các chiến sĩ vui tết, vừa tập luyện thể thao và thực hiện nhiệm vụ.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục