tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh chiều 23-12-2015

  • Cập nhật : 23/12/2015

TP.HCM xin điều chỉnh Khu du lịch lấn biển Cần Giờ lên 1.080ha

tp.hcm xin dieu chinh khu du lich lan bien can gio len 1.080ha

TP.HCM xin điều chỉnh Khu du lịch lấn biển Cần Giờ lên 1.080ha


Theo thông tin từ UBND TPHCM, UBND TP vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng chấp thuận chủ trương về quy mô nghiên cứu lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ là 1.080ha.

Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phần diện tích Khu du lịch lấn biển (cũ) tại huyện Cần Giờ có quy mô diện tích khoảng 600ha. 

Căn cứ kết quả nghiên cứu khoa học về điều kiện tự nhiên, tác động môi trường tự nhiên của việc lấn biển, hạ tầng xã hội tại khu vực, đặc biệt có thể bảo vệ nghiêm ngặt khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ khoảng 75.000ha, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất mở rộng thêm diện tích lấn biển 480ha, nâng quy mô nghiên cứu lập quy hoạch lên 1.080ha. 

Vị trí khu vực quy hoạch nói trên thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, phía Đông, Tây và Nam giáp biển Đông, phía Bắc một phần giáp đường Duyên Hải, một phần giáp đường dọc Biển Đông 1. Tổng diện tích khu vực quy hoạch là 1.301ha, bao gồm khu du lịch 30/4 (221ha), khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (1.080ha, gồm đất lấn biển 880ha và mặt nước, bãi biển 200ha). 

Từ năm 2000, UBND TPHCM đã giao dự án hệ thống công trình lấn biển và khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ cho Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist) làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến năm 2007, chủ đầu tư mới bắt đầu khởi động dự án với diện tích 600 ha theo quyết định giao đất của UBND TP. Sau khi hoàn tất công tác đền bù vào năm 2010, chủ đầu tư đã liên doanh với một số nhà thầu để thực hiện dự án nhưng vì nhiều lý do, trong đó có lý do không đủ tiềm lực về tài chính nên dự án đã bị trì trệ.

Vào tháng 6-2015, thành phố đã đồng ý cho Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup tham gia làm đối tác chiến lược với chủ đầu tư để thực hiện dự án này với kỳ vọng dự án sẽ được thực hiện nhanh, tạo động lực phát triển cho Cần Giờ.

Trong tháng 10 vừa qua, UBND TPHCM đã chấp thuận chủ trương cho chủ đầu tư được nghiên cứu lập phương án đầu tư dự án lấn biển Cần Giờ với diện tích mở rộng thêm lên thành 1.080 ha. Và mới đây nhất, TP đã thuận chủ trương cho chủ đầu tư thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 của dự án này với yêu cầu bảo đảm kết nối đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật giữa khu này với Khu đô thị du lịch Cần Giờ 221 ha.


Bịa ra 'công ty ma', dễ dàng lừa đảo hơn 1,3 tỉ đồng

Ngày 22.12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Nguyễn Hoàng Quỳnh về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do con còn nhỏ nên Quỳnh được tại ngoại.
Theo hồ sơ công an, đầu năm 2014, thông qua người quen giới thiệu, Bùi Nguyễn Hoàng Quỳnh (31 tuổi, ngụ P.Mỹ Bình, TP.Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận) kết thân với bà C.T.T (42 tuổi) làm nghề may rèm cửa, khăn trải bàn ở TT.Phước Dân, H.Ninh Phước (Ninh Thuận).
Quỳnh tự giới thiệu với bà T. rằng mình đang làm kế toán trưởng cho Công ty Hoàng Long, chuyên xây dựng khách sạn ở Đà Nẵng, do ông Phan Tình làm giám đốc.
Quỳnh nói Công ty Hoàng Long đang cần số lượng lớn rèm cửa, khăn trải bàn và drap trải giường, hứa hẹn sẽ giúp bà T. độc quyền ký hợp đồng cung cấp toàn bộ đồ trang trí nội thất này cho Công ty Hoàng Long.
Sau đó, Quỳnh tư vấn và giúp bà T. làm thủ tục thành lập công ty để có cơ sở pháp lý cho việc ký hợp đồng; đồng thời tạo cho bà T. địa chỉ email để liên lạc với "giám đốc Phan Tình" qua email.
Mặc dù chưa một lần tiếp xúc với người có tên Phan Tình, nhưng qua trao đổi email, bà T. được Phan Tình yêu cầu chuyển tiền thông qua tài khoản của Quỳnh, mở tại một ngân hàng trên địa bàn TP.Phan Rang - Tháp Chàm.
Từ tháng 7 - 12.2014, bà T. đã chuyển vào tài khoản của Quỳnh với tổng số tiền hơn 1,3 tỉ đồng.
Sau đó, cũng qua trao đổi trên email, "giám đốc Phan Tình" tiếp tục mượn tiền nhưng yêu cầu bà T. nộp vào thẻ ATM của bà T., rồi đưa cho Quỳnh, để Quỳnh vào TP.HCM trao lại cho Phan Tình.
Tin lời, bà T. tiếp tục nộp 50 triệu đồng vào thẻ ATM của mình và đưa cho Quỳnh; còn mã pin và mật khẩu, bà T. thông báo cho Phan Tình.
Ngày 28.2.2015, bà T. đến ngân hàng kiểm tra tiền trong tài khoản thì phát hiện Quỳnh là người dùng thẻ ATM này rút tiền tại một ngân hàng ở Ninh Thuận, chứ không phải Phan Tình nào cả, nên làm đơn tố cáo đến cơ quan chức năng.
Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã xác định Công ty Hoàng Long mà Quỳnh giới thiệu là không có trên thực tế, "giám đốc Phan Tình" cũng là do Quỳnh tự bịa ra, chính Quỳnh dùng email để lừa bà T.

Lộ file ghi âm đòi 150 triệu để 'hạ án tù', kiểm sát viên bị cách chức

Sáng 22.12, ông Trần Kiến Xương, Chánh văn phòng Viện KSND TP.HCM cho biết Viện KSND Tối cao có quyết định kỷ luật hình thức cách chức kiểm sát viên sơ cấp đối với ông Nguyễn Thủy Chung.
Trước đó, anh Đào Nhật Quang (em trai của bị can Đào Nhật Phi - bị can Phi bị điều tra, truy tố về hành vi “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” theo khung hình phạt từ 7 - 15 năm) đã gửi đơn tố cáo Nguyễn Thủy Chung.
Theo nội dung đơn tố cáo, thời điểm vụ án chuẩn bị đưa ra xét xử, Quang được kiểm sát viên phụ trách vụ án là Nguyễn Thủy Chung “đề nghị” nếu gia đình Quang chịu chi 200 triệu đồng thì kiểm sát viên này sẽ chuyển khung hình phạt từ khung 2 xuống khung 1 và giảm án tù.
Bên cạnh đơn tố cáo, anh Quang còn cung cấp file ghi âm cho thấy quá trình "làm giá hạ án" giữa hai bên. Nội dung ghi âm thể hiện nhiều cuộc trao đổi ở các thời điểm khác nhau, nhưng đều nói về vụ án của Đào Nhật Phi. Nội dung ghi âm cũng thể hiện kiểm sát viên Chung đồng ý “chốt giá" ở mức 150 triệu đồng.

Phê duyệt phân khu đô thị 2.600ha phía Tây thủ đô

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6631/QĐ-UBND, phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị H2-2, tỷ lệ 1/500 tại các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hà Đông, Nam Từ Liêm.

Theo quyết định, diện tích đất nghiên cứu quy hoạch khoảng 2.624ha; dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 207.000 người, dân số dự báo đến năm 2050 khoảng 240.000 người. Về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính, quy hoạch nêu rõ: Đất xây dựng đô thị khoảng 90 - 100m2 đất/người; đất dân dụng đô thị 75-80 m2 đất/người.

Về tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc toàn phân khu được xác định trên cơ sở mạng lưới đường cấp đô thị kết hợp với các yếu tố cảnh quan đặc thù trong khu vực như sông Tô Lịch, sông Nhuệ... Hệ thống cây xanh đô thị được tổ chức liên hoàn, kết nối chặt chẽ với các không gian cây xanh tập trung, cây xanh đường phố, các dải - cụm cây xanh phân tán trong nhóm ở.

Các công trình cao tầng được bố trí dọc các trục đường giao thông cấp đô thị nhằm tạo cảnh quan, khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên đường và tại các khu vực có đủ điều kiện xây dựng cao tầng, không phá vỡ cảnh quan khu vực. Còn công trình thấp tầng, bố trí các lõi không gian công viên cây xanh, hồ điều hòa; khu vực làng xóm dân cư hiện có; các công trình di tích lịch sử - văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng...

Với các công trình làng xóm cũ cải tạo theo hướng tăng cường hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cây xanh, gìn giữ cấu trúc làng xóm cũ: Mật độ xây dựng thấp, nhiều sân vườn, hình thức công trình kiến trúc truyền thống. Không gian trong các khu ở, đơn vị ở được tổ chức theo cấu trúc trục lõi trung tâm tạo được sự hài hòa giữa các công trình cao tầng với công trình thấp tầng, làng xóm cũ và các công trình hạ tầng xã hội khác.

Trong quyết định này, UBND thành phố chỉ rõ, bố cục mặt bằng công trình tại bản vẽ quy hoạch tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan chỉ mang tính chất minh họa ý đồ tổ chức không gian. Có thể điều chỉnh bố cục mặt bằng không gian kiển trúc công trình nhưng phải đảm bảo chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc theo quy hoạch phân khu được duyệt. Khi triển khai quy hoạch chi tiết, tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 sẽ thực hiện theo hồ sơ được cấp thẩm quyền phê duyệt.


Gói 30.000 tỷ đồng chỉ còn 20%

Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) tính đến hết 30/11 các ngân hàng đã cam kết cho vay trên 24.100 tỷ đồng (đạt 80%), trong đó giải ngân được gần 15.500 tỷ đồng, đạt 52%. 

Có 35.500 hộ gia đình cá nhân được ký hợp đồng cam kết cho vay với số tiền 16.736 tỷ đồng, trong đó ngành ngân hàng đã giải ngân 10.072 tỷ đồng. Đối với tổ chức, doanh nghiệp đã cam kết cho vay 58 dự án với số tiền gần 7.400 tỷ đồng và đã giải ngân hơn một nửa. 

Gần đây, trao đổi với VnExpress, ông Đỗ Đức Duy - Thứ trưởng Bộ Xây dựng thừa nhận, thời gian đầu mới triển khai, việc giải ngân gói 30.000 tỷ đồng còn chậm. Tuy nhiên, từ giữa năm nay, tốc độ giải ngân đã được cải thiện hơn rất nhiều nhờ sự thuận lợi về thủ tục vay vốn, xin xác nhận, chứng minh thu nhập.... Do đó, có thể gói 30.000 tỷ đồng sẽ được giải ngân hết đúng thời hạn vào giữa năm 2016. 

Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng được tung ra từ đầu tháng 6/2013 với mục đích hỗ trợ người thu nhập thấp vay mua nhà ở giá rẻ. Lãi suất cho vay áp dụng cho chương trình này tối đa là 5% một năm, thời hạn cho vay tối đa là 15 năm đối với khách hàng cá nhân. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục