"Nếu dự án chuyển nước của Thái Lan được thực hiện thì trong mấy tháng mùa khô, sông Mekong ở hạ du sẽ là dòng sông chết".

"Nói nhiều không phải hay mà nói ít cũng không phải dở. Đã nói, đã hứa thì phải làm. Làm rồi có làm được không, làm được rồi có là số 1 không? Thế nên, tôi quan niệm, trước hết là phải hành động, thứ hai phải mang lại hiệu quả và giá trị" - tân Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chia sẻ.
Buổi lễ bàn giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) ngày 14/4 diễn ra trong thời lượng khá dài (gần 3 giờ đồng hồ), tuy nhiên, thời lượng phát biểu của tân Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lại rất ngắn ngủi.
Trong buổi lễ chia tay nguyên Bộ trưởng Bùi Quang Vinh về hưu theo chế độ với sự có mặt của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tân Bộ trưởng Dũng hứa sẽ cùng với tập thể cán bộ Bộ KH&ĐT kế thừa những thành quả cũng như tư duy của nhiệm kỳ trước, thế hệ trước, tiếp tục tiên phong trong công cuộc cải cách, đổi mới đất nước.
Riêng với nhiệm vụ mà nguyên Chủ tịch nước giao (làm tốt hơn người tiền nhiệm), phát biểu trước hội trường, ông Dũng nói: "Tôi cảm thấy hết sức nặng nề và khó vượt qua. Làm sao để làm tốt hơn anh Vinh là một áp lực rất lớn đối với tôi! Anh Vinh trong thời gian qua đã tâm huyết và cống hiến, hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình. Những điều anh Vinh làm được Đảng, Nhà nước và dư luận nói chung đánh giá, ghi nhận cao. Làm thế nào để vượt qua được? Đây là câu hỏi quá lớn đối với tôi!"
Tuy nhiên, vị tân Bộ trưởng của ngành KH&ĐT cũng tự tin cho biết: "Tôi không dám nói vượt nhưng cùng với tập thể lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên Bộ KH&ĐT sẽ ra sức phấn đấu, đồng tâm hiệp lực, chung sức chung lòng để ít nhất bằng anh Vinh, còn nếu có vượt thêm chút ít thì cũng mong anh vui vẻ thông cảm" - ông Dũng đáp từ có phần dí dỏm.
Đồng thời, ngay sau khi nhận bàn giao, ông Dũng cũng đưa ra chỉ đạo đầu tiên với những cán bộ ngành có mặt tại hội trường: "Chúng ta sẽ cùng nhau suy nghĩ, có những chương trình việc làm hết sức cụ thể để bắt tay ngay vào công việc ngay sau buổi lễ ngày hôm nay".
Tự nhận mình không phải là người hay nói, ông Dũng chia sẻ sau buổi lễ với các phóng viên: "Cái tôi muốn là không cần phải nói quá nhiều, mà phải bằng hành động thực tiễn, bằng hiệu quả công việc cụ thể. Đó mới là điều quan trọng".
Có vẻ ngoài nghiêm nghị, thoạt tiên ông Dũng mang lại cảm giác khó gần với giới phóng viên, tuy nhiên, cách nói chuyện của ông khá cởi mở. Mặc dù không trả lời phỏng vấn, song vị tân Bộ trưởng cũng không ngại đưa ra những chia sẻ của bản thân quanh định hướng sắp tới cũng như quan niệm về công tác truyền thông của Bộ.
"Phát biểu chỉ để lên hình lên báo, thực sự tôi không thích. Tôi muốn rằng, khi phát ngôn trước báo chí cần phải có sự chuẩn bị và nói thật chính xác. Đã nói, đã hứa thì phải làm, làm là phải được còn được thì cũng phải được đàng hoàng! Tránh việc có thể tôi nói chưa đủ hoặc các bạn chưa lột tả hết ý, chưa nắm hết tinh thần thì sẽ làm mất đi ý nghĩa cũng như giảm giá trị của nó", ông Dũng chia sẻ.
Tân Bộ trưởng bộc bạch: "Nói nhiều không phải hay mà nói ít cũng không phải dở, quan trọng là nói cái gì, có nội dung không, có giá trị không? Nói xong thì làm gì và liệu có làm được không? Cách làm đó có đúng không? Chứ không phải là vấn đề lúc nào cũng có thể lên mặt báo, trả lời phỏng vấn mà không mang lại giá trị gì, chỉ "show up" (thể hiện) là chính. Tôi không quan tâm đến những điều đó, điều tôi quan tâm là hành động, là hiệu quả công việc.
"Mình nghĩ gì và làm gì thì tốt? Mình có nói thế không, nói rồi thì có làm như thế hay không? Làm rồi có làm được không, làm được rồi có là số 1 không? Thế nên, tôi quan niệm, trước hết là phải hành động, thứ hai phải mang lại hiệu quả và giá trị", Bộ trưởng Dũng nói.
Hai thế hệ Bộ trưởng của Bộ KHĐT: ông Bùi Quang Vinh (trái) và ông Nguyễn Chí Dũng (phải) - ảnh: Lê Tiên
Với vai trò là người "giữ lửa" cho tinh thần cải cách thể chế, cải cách nền kinh tế, người đứng đầu Bộ KHĐT cũng cho biết: "Khi chúng ta thay cái cũ bằng cái mới sẽ không khỏi vấp phải những ý kiến thuận hoặc chưa thuận. Với những ý kiến thuận thì phải làm như thế nào để giữ được sự đồng thuận đó, còn với những ý kiến không thuận thì phải làm cho họ hiểu là họ không thể cưỡng được, họ phải đồng thuận vì sự đi lên của đất nước".
Cũng theo ông Dũng, mỗi người có thể có những quan điểm sống khác nhau, tư tưởng khác nhau, triết lý sống khác nhau. "Bản thân tôi cũng có cái riêng của mình, có thể có khác biệt, các góc cạnh nhìn nhận vấn đề, giải quyết vấn đề có thể khác người khác nhưng đều hướng đến cái tốt, cái tích cực".
Ông Dũng cũng chia sẻ thêm rằng, Bộ KHĐT đánh giá rất cao vai trò của báo chí. Xưa nay, Bộ không ngăn cản, cấm đoán báo chí điều gì, không hạn chế tiếp cận thông tin. "Chẳng hạn như hôm nay là bàn giao công việc nội bộ nhưng chúng tôi vẫn cởi mở với báo chí vì cho rằng không việc gì phải giấu giếm ở đây cả".
Theo ông, trong quá trình phát triển của đất nước, báo chí phải được tiếp cận những thông tin chính thống nhất, chính xác nhất và kịp thời nhất để truyền tải được những chủ trương, tư tưởng của Đảng và Nhà nước, những tư tưởng, quan điểm trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, từ đó truyền tải đến xã hội một cách chính xác nhất.
"Việc lãnh đạo bộ ngành cứ giấu giếm thông tin, nói sai lệch, né tránh, sợ sệt... - tôi cho đó là sai lầm lớn!" - ông Dũng nhìn nhận. "Trong tư duy của tôi, bất kể là một doanh nghiệp hay một đất nước, muốn phát triển được phải đi liền với truyền thông. Tôi đánh giá cao vai trò của truyền thông theo xu hướng là công khai, minh bạch, lành mạnh và tích cực".
Đồng thời, vị tân Bộ trưởng cũng hứa hẹn: "Tôi muốn sự trao đổi với báo chí phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp hơn, giống như bên nước ngoài làm".
Đây cũng là điều mà báo giới nói chung, báo Dân Trí nói riêng mong đợi ở vị tư lệnh ngành KH&ĐT! Mong rằng, ông sẽ thực hiện được những gì như ông tâm niệm "nói gắn liền với làm, và đã làm thì phải làm được!".
"Nếu dự án chuyển nước của Thái Lan được thực hiện thì trong mấy tháng mùa khô, sông Mekong ở hạ du sẽ là dòng sông chết".
Thái Lan đang xem xét kế hoạch chuyển nước từ các dòng Mê Kông, Moei và Salween để tưới tiêu cho các vùng đất nông nghiệp.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và xuất nhập khẩu sang Trung Quốc. Có cửa khẩu quốc gia về đường bộ và đường sắt. Lạng Sơn có tổng diện tích tự nhiên 8.320 km2, bằng 2,5% diện tích tự nhiên của toàn quốc. Tổng dân số của tỉnh Lạng Sơn hiện có 751 nghìn người. Mật độ dân số 90 người/km2 với nhiều dân tộc khác nhau sinh sống.
Việt Nam đàm phán 4 hiệp định thương mại tự do mới
Thủ tướng cho phép tính lại GDP địa phương
Kinh hoàng chất cấm trong heo cao hơn mức cho phép...650 lần
Chặt phá rừng, bao chiếm đất rừng vẫn diễn ra ở Phú Quốc
Theo dõi sát diễn biến ‘sức khỏe’ kinh tế Trung Quốc
Sông Mekong mang theo những giá trị đặc biệt về kinh tế, lịch sử, văn hóa và môi trường cần được bảo vệ.
Ngân sách chi nhiều hơn thu 112 ngàn tỷ trong tám tháng
TP.HCM phải
đẩy mạnh đầu tư
cho khoa học -
công nghệ
Luật mới, doanh nghiệp thành lập tăng mạnh 73%
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp
8 tháng thu ngân sách bằng 63,5% dự toán năm
Hà Nội sắp mở rộng đường Vĩnh Tuy – Mai Động
Bạc Liêu xây khách sạn 5 sao hình đờn kìm
Giá gà công nghiệp xuống thấp kỷ lục
TP.HCM thu hồi hơn 1.600ha đất trong năm nay
Phải phân biệt rõ sữa nước làm từ bột sữa hay sữa tươi
Xe chống đạn nguỵ trang, xe bọc thép trang bị súng, hệ thống phóng thang tốc chiến... là những loại vũ khí hiện đại được trưng bày tại triển lãm Giảng Võ (Hà Nội).
Malaysia bắt 24 ngư dân Việt Nam
Phát triển giống ớt đặc sản ARiêu
PetroVietnam tiếp tục tăng khai thác dầu
Khởi công nhà máy điện mặt trời 900 tỷ đồng tại Quảng Ngãi
Ra mắt Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 61/NQ-CP về việc ký Nghị định thư về khung pháp lý Cơ chế một cửa ASEAN (ASW). Việc ký kết Nghị định thư khung pháp lý ASW là khung khổ pháp lý quan trọng để Việt Nam thực hiện kết nối ASW.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự