Theo ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), với mức độ sử dụng cát như hiện nay thì đến năm 2020 sẽ hết không còn cát phục vụ công trình xây dựng.

Nhiều doanh nghiệp (DN) đã lập mô hình sàn giao dịch vận tải để kết nối nhu cầu di chuyển, vận tải hàng hóa liên tỉnh nhằm tăng hiệu quả, giảm lượng xe trên đường, giảm ô nhiễm...
“Bộ GTVT cần có những văn bản, quy định hướng dẫn cụ thể để khách hàng khi lên sàn an tâm hơn
Ông PHẠM SANH
Tuy nhiên, loại hình vận tải online còn khá mới mẻ, lượng giao dịch thành công còn khiêm tốn.
Cuộc chơi tiềm năng
Một công ty vận tải tại TP.HCM cho biết vừa chuyển chuyến vật liệu xây dựng từ TP.HCM đi Bình Phước qua sàn như Vinatrucking, giá chỉ còn khoảng 3,2 triệu đồng so với trước là 5 triệu đồng. DN này cho biết đăng tin nhu cầu vận chuyển lên sàn là có chủ xe gọi trao đổi vận chuyển với giá cả phải chăng, không phải chờ đợi lâu.
Ông Tạ Công Thuận - tổng giám đốc sàn vận tải Vinatrucking - cho biết cơ chế hoạt động của sàn là tạo ra sân chơi cho DN có nhu cầu chuyển hàng hóa và các chủ xe để hai bên tự thương lượng với nhau qua trang web.
Nhiều DN tiết kiệm được tiền khi vận chuyển giá rẻ hơn, trong khi chủ xe thay vì phải chạy một chiều về không có hàng, sẽ tăng được hiệu quả. Ông Thuận kỳ vọng khi số người giao dịch đông, mỗi ngày vài ngàn tin đăng, chỉ cần 10-20% thành công, đã góp phần giảm được một lượng xe đáng kể trên đường.
Thời gian qua, sàn giao dịch vận tải online đã âm thầm nở rộ, không chỉ có Vinatrucking mà còn có Aleka, sanvanchuyen... Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Minh Tú - giám đốc điều hành Aleka - cho biết mô hình này là giao dịch có dự tính trước và không dừng lại ở hàng hóa, mà cả xe du lịch.
Cho rằng thị trường cho thuê xe du lịch nói chung hiện tại còn bát nháo, giá “tùy hứng”, khó kiểm soát chất lượng xe, ông Tú định hướng muốn lên sàn Aleka, mỗi nhà xe phải cung cấp thông tin, sàn sẽ tự động tính giá. Người tiêu dùng bấm hành trình sẽ có giá cụ thể, so sánh được giá với các loại xe khác.
Còn nhiều bất cập
Dù tiềm năng giúp minh bạch thị trường vận tải nhưng sau một thời gian hoạt động, các sàn giao dịch vận tải vẫn gặp không ít khó khăn để thu hút khách.
Ông Lâm Đại Vinh - giám đốc Công ty TNHH vận tải Lâm Vinh - cho biết có thời gian ngắn tham gia trên sàn giao dịch vận tải Vinatrucking nhưng đã tạm ngưng.
Lý do, thực tế không vận chuyển được chuyến nào, sàn giao dịch chỉ thành công ở các chuyến đi xa, vận chuyển hàng hai chiều như từ Nam ra Bắc. Còn vận chuyển khoảng cách ngắn như từ TP.HCM đến Bình Dương, thực tế tận dụng được thời gian xe chạy rỗng không nhiều.
Do đó, khách hàng trên sàn không phải mối truyền thống, giá đưa ra còn bất hợp lý nên ông ít đăng nhập.
“Trên sàn có rất nhiều loại hàng, không phân chia ra từng loại nên việc thanh toán rất rườm rà” - ông Vinh nói.
Giải thích lý do Vinatrucking vẫn mờ nhạt, ông Tạ Công Thuận cho rằng sàn giao dịch đã có hơn 1.000 DN tham gia, lượng giao dịch thành công DN không thông báo. Đặc biệt, vận chuyển hành khách có thể tính tiền ngay, còn hàng hóa phải qua hợp đồng, thương lượng phức tạp hơn.
Sàn vẫn chưa thu hút được nhiều thành viên tham gia do đây là kênh thông tin mới nên nhiều chủ hàng, chủ xe còn chưa biết, chưa tin tưởng.
Sàn giao dịch vận tải hàng hóa chưa thu hút nhiều khách dù được tin có thể giúp giảm ùn tắc, chi phí vận tải. Trong ảnh: bốc xếp hàng hóa tại cảng Cát Lái, TP.HCM - Ảnh: HỮU THUẬN
Cần có quy định để tạo niềm tin
Ông Bùi Văn Quản - chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP.HCM - cho rằng sàn giao dịch vận tải giúp giảm lưu lượng xe trên đường, tiết kiệm được chi phí xăng dầu, ô nhiễm môi trường... Nhiều thành viên trong hiệp hội đã tham khảo, tham gia. Tuy nhiên, phải gặp được luồng hàng và đúng thời điểm mới thành công.
“Nhiều DN chưa có thói quen giao dịch trên trang web, cần có thời gian để cho họ thay đổi thói quen” - ông Quản nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Phạm Sanh - chuyên gia giao thông - cho rằng hạn chế của sàn điện tử vận tải là giá cả thường không thật và thiếu những DN có tiếng, có thương hiệu. Chính vì vậy, để lấy được niềm tin của khách hàng, thông tin các DN đưa lên hệ thống cần được kiểm soát.
Trong trường hợp nếu DN vận tải có sai phạm, khách hàng có quyền phản ảnh và phải có chế tài, quy định để xử lý nghiêm.
Ông Sanh nhấn mạnh đây là loại hình giao dịch vận tải mới nên Bộ GTVT cần có những văn bản, quy định hướng dẫn để khách hàng khi lên sàn an tâm hơn. Ông tin tưởng trong tương lai, chắc chắn mô hình sàn vận tải online này sẽ phát triển mạnh bởi nhu cầu ngày càng cao.
Công Trung
Theo Tuoitre.vn
Theo ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), với mức độ sử dụng cát như hiện nay thì đến năm 2020 sẽ hết không còn cát phục vụ công trình xây dựng.
Hãng tin Bloomberg cho rằng, Việt Nam - nền kinh tế “con hổ” mới nhất của châu Á - sẽ sớm nhận ra điều gì đang chờ khi trở thành thành viên của câu lạc bộ này.
Gần 2 năm sau khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành hình (31-12-2015), nhưng mục tiêu tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung của 10 quốc gia thành viên vẫn đang gặp nhiều thách thức.
Để việc cổ phần hóa được tiến hành suôn sẻ và đúng tiến độ, chỉ có cách dùng một cây gậy chính sách thật mạnh.
Chúng ta không thể cất lời khi miếng bánh lao động lương cao, nhiều ưu đãi không dành phần nhiều cho người Việt.
Chúng ta quan tâm thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn tại VN thì cũng cần quan tâm giữ những doanh nghiệp nội địa giỏi.
Tạp chí CAP’IDF số 61- tháng 6 năm 2017 của Liên đoàn giới chủ Pháp vùng Ile de France (MEDEF Ile de France) có buổi phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam- Trần Tuấn Anh xoay quanh vấn đề này.
Quá phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI có thể khiến Việt Nam có hai nền kinh tế và khó thoát khỏi mô hình kinh tế gia công với nhiều hệ lụy.
Điều kiện kinh doanh là những yêu cầu nhà nước đặt ra buộc các chủ thể kinh doanh phải đáp ứng được khi thực hiện kinh doanh trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đây được coi là công cụ quản lý nền kinh tế, là nội dung không thể thiếu ở mọi quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia đều có những quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế và môi trường pháp lý riêng của quốc gia mình. Việc tìm hiểu pháp luật về điều kiện kinh doanh của các quốc gia trên thế giới là rất cần thiết để có thể rút ra bài học kinh nghiệm đáng quý trong quá trình xây dựng pháp luật về nội dung này ở Việt Nam.
Pháp luật về điều kiện kinh doanh của MỹPháp luật về điều kiện kinh doanh của Singapore
Mức độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia phụ thuộc vào tăng trưởng của các ngành kinh tế. Nông nghiệp là một trong 3 ngành có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian dài, giá trị sản xuất nông nghiệp đóng góp từ 25% đến 30% GDP. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp suy giảm liên tục trong những năm qua. Tìm nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này là nội dung tác giả đề cập trong bài viết.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự