Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã than trời như vậy khi nhắc lại câu chuyện bức xúc về phí con gà, quả trứng được đặt ra tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội vừa qua.

thực trạng nhìn nhận về HTX còn lệch lạc, chưa thấy hết việc nông dân vào HTX sẽ liên kết để tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp. Do đó, cơ chế, chính sách có lúc buông lỏng, lúc lại nóng vội, chủ quan, mệnh lệnh hành chính.
Ba khách mời đặc biệt: Chủ tịch MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Kinh tế TƯ Vương Đình Huệ và Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát lần đầu tiên cùng ngồi chương trình đối thoại chính sách của VTV bàn về nông nghiệp.
Chủ đề "Vị thế nào cho kinh tế hợp tác và mô hình HTX" diễn ra tốiqua đặt ra hàng loạt vấn đề của kinh tế tập thể hiện nay.
Chủ tịch MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân cho biết, 3 lần báo cáo trước QH ông đều thấy những vấn đề giống nhau lặp lại. Đó là chuyện được mùa rớt giá, khó vay vốn, xuất khẩu mặt hàng nông nghiệp tăng nhưng giá cả bị động, nông dân thu nhập thấp nhất so với công nghiệp và dịch vụ.
Chủ tịch MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân: Không thể tiếp tục tình trạng 95% nông dân không được hỗ trợ hoặc hỗ trợ không đầy đủ
Để tìm hiểu gốc rễ vấn đề, trong 6 tháng qua, MTTQ cùng với nhiều cơ quan đi khảo sát mô hình HTX ở khắp các tỉnh, thành.
Nhấn mạnh kinh tế hợp tác rất quan trọng nhưng ông cho biết thực tế đóng góp của HTX vào GDP thấp, chỉ trên dưới 10% HTX hoạt động có hiệu quả, với 5% nông dân được HTX hỗ trợ.
"Không thể tiếp tục tình trạng 95% nông dân không được hỗ trợ hoặc hỗ trợ không đầy đủ. Phải liên kết nông dân để nông nghiệp phát triển hiệu quả, bền vững và cạnh tranh toàn cầu". Ông chỉ ra kinh nghiệm từ Hàn Quốc, Nhật Bản dù diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhưng tất cả nông dân đều vào HTX. Nhờ đó họ vượt qua hậu quả chiến tranh và phát triển.
Không có tên "nông nghiệp" không được giảm thuế
Chủ tịch MTTQ nói có nhiều chính sách nông dân chưa biết hết, hoặc biết nhưng chưa có người hỗ trợ áp dụng như việc khó tiếp cận ngân hàng. Trưởng Ban Kinh tế TƯ nêu con số chỉ 18% HTX tiếp cận được tín dụng, các HTX còn lại đều kêu khó về thủ tục đất đai, bảo hiểm.
"Ta cần nỗ lực, có cách làm khác, có thể chỉ đạo làm điểm, mỗi tỉnh chọn một số HTX tốt để tập trung tín dụng, làm đầu tàu đi trước. Đồng thời, Bộ Tài chính cần có chính sách về các quỹ bảo lãnh cho HTX", ông Huệ phát biểu.
Ông Nhân chỉ rõ nguyên nhân chính sách không vào cuộc sống được vì không có người đôn đốc. Chính sách cho HTX nông nghiệp được giao đất miễn phí để làm trụ sở, làm kho nhưng hầu như không có. Để chính sách đi vào cuộc sống cần có giám sát, đặc biệt vai trò của người chịu trách nhiệm cao nhất ở địa phương.
"Ở Lâm Đồng, HTX sản xuất cà phê không được giảm thuế chỉ vì cái tên không có chữ nông nghiệp nên không được công nhận là HTX nông nghiệp. Tôi nghe rất ngạc nhiên và không thể nào tin được", ông kể.
Bộ trưởng Nông nghiệp cho biết, Bộ đã báo cáo Chính phủ nhiều chính sách không còn phù hợp với sự phát triển của HTX để có sửa đổi, bổ sung. Nghị định về HTX nông nghiệp cũng đang được xây dựng để có những cơ chế, chính sách mới, trong đó xác định trách nhiệm của các cơ quan trung ương và địa phương.
Nhìn nhận về HTX còn lệch lạc
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay, cách tiếp cận về HTX hiện nay chưa thay đổi nhiều, chưa phù hợp với cơ chế kinh tế mới, trong khi các cơ chế chính sách có phần chưa thật mạnh mẽ để thúc đấy quá trình chuyển đổi.
Cho rằng động lực của kinh tế hộ đã tới hạn, cần mô hình mới, Trưởng Ban Kinh tế TƯ lưu ý HTX là một tổ chức kinh tế trên cơ sở tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có lợi ích thì người ta sẽ vào.
Ông đưa ra thực trạng nhìn nhận về HTX còn lệch lạc, chưa thấy hết việc nông dân vào HTX sẽ liên kết để tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp. Do đó, cơ chế, chính sách có lúc buông lỏng, lúc lại nóng vội, chủ quan, mệnh lệnh hành chính.
Chủ tịch MTTQ đồng tình phải thay đổi cách quản lý để HTX thực sự giúp đỡ nông dân. Cả nước có 13 triệu hộ nông dân yếu thế, cần liên kết lại thành tổ chức kinh tế lớn hơn. Tổ chức này chính là HTX kiểu mới sẽ giúp giảm giá thành đầu vào do mua với số lượng lớn và đàm phán giá đầu ra.
"Mỗi khi được mùa rớt giá, Nhà nước không thể cứ mua hộ nông dân được, không thể hỗ trợ trực tiếp 13 triệu hộ mà phải qua HTX. HTX sẽ ký hợp đồng với doanh nghiệp trước để đảm bảo đầu ra. HTX sẽ tạo vị thế để nông dân tự lo, cũng như tiếp nhận hỗ trợ của Nhà nước", ông Nhân phân tích.
Trưởng Ban Kinh tế TƯ cũng lưu ý, ngoài liên kết nội bộ, còn phải liên kết 4 nhà, có doanh nghiệp tham gia trong chuỗi giá trị thì các HTX mới bền vững.
Phải đưa HTX kiểu mới vào văn kiện ĐH cấp tỉnh
Từ thực tiễn khảo sát, Chủ tịch MTTQ cũng nêu muốn làm HTX kiểu mới phải có những người muốn làm và quyết tâm làm.
Ông kể thực tế có những người lãnh đạo đã hàng chục năm, không theo kịp yêu cầu, không dẫn dắt được quá trình mới, cần thay bằng những người trẻ có trình độ, người có quyết tâm làm theo phương thức mới. Những người cũ nếu có quyết tâm thì phải được hướng dẫn, tập huấn.
"Đại hội Đảng các tỉnh sắp tới phải có một câu về HTX nông nghiệp kiểu mới trong văn kiện. Thủ tướng đã có chỉ thị đẩy mạnh, nếu các địa phương vào cuộc quyết liệt thì năm 2016 HTX sẽ chuyển sang mô hình mới, hộ nông dân sẽ liên kết mạnh hơn với các doanh nghiệp", Chủ tịch MTTQ VN kỳ vọng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã than trời như vậy khi nhắc lại câu chuyện bức xúc về phí con gà, quả trứng được đặt ra tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội vừa qua.
Được đánh giá là nước có năng suất cao nhất khu vực châu Á, tuy nhiên nhiều vườn cao su vùng Đông Nam Bộ vẫn đang bị chặt bỏ vì tình trạng giá giảm sâu, hiệu quả kinh tế kém.
Sau nhiều năm nuôi heo theo cách truyền thống nhưng đều thất bại, anh Tuấn quyết tâm tìm tòi cách làm mới và đã thành công với mô hình trang trại nuôi heo bằng hệ thống phòng lạnh khép kín, bỏ túi 300 triệu đồng/năm.
Khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, anh Nguyễn Văn Cường, xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) giờ trở thành ông chủ trang trại trồng khoai lang rộng 60ha, thu lãi hơn 8 tỷ đồng mỗi năm.
Ông Nguyên đã từng nuôi lợn, gà, cá… rất giỏi, nhưng chỉ nổi tiếng khi “làm bạn” với con thỏ và sản phẩm được xuất khẩu đi Nhật Bản.
Khoai lang tím chỉ còn 1.000 đồng/kg loại tốt, nhưng thương lái vẫn chê và không tới mua, trong khi khoai lang không trữ được lâu.
Trong thời gian qua, giá hạt tiêu luôn ổn định ở mức trên 150.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 230.000 đồng/kg. Mức giá này đã khiến “cơn sốt” trồng tiêu tại Đăk Nông cứ ngày một cao, bất chấp mọi khuyến cáo của cơ quan chức năng.
Mắc ca phải được trồng ở những nơi có nhiệt độ trung bình 15-35 độ C, thích hợp nhất vào khoảng 20-25 độ C, với lượng mưa trung bình mỗi năm từ 1.600-2.500mm.
Tại hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu, khảo sát “tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và thay đổi trong nông thôn VN” hôm qua do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) phối hợp với Viện Chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp thực hiện, Giáo sư Finn Tarp, Trường đại học Copenhagen (Đan Mạch), Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết nhiều kết quả đáng chú ý trong cuộc khảo sát này.
Ngày 4.8, UBND TP.Đà Nẵng tổ chức thẩm định các đồ án về quy hoạch - kiến trúc trên địa bàn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự