tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Năm 2019 đặc biệt khó khăn và thử thách với ngành nông nghiệp

  • Cập nhật : 14/12/2019

Theo đánh giá của các chuyên gia ngành nông nghiệp, năm 2019 đặc biệt khó khăn và thử thách với ngành nông nghiệp. Dẫu vậy, với những giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả ngành Nông nghiệp đã vượt khó đi lên và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong năm 2019.

Duy trì đà tăng trưởng khá

Có thể thấy, năm 2019, ngành Nông nghiệp chịu tác động lớn bởi diễn biến bất thường của thời tiết gây hạn hán, lũ lụt ở một số nơi; dịch tả lợn Châu Phi bùng phát và diễn biến phức tạp. Trong khi đó, tiêu thụ nông sản gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu, nhất là việc thay đổi sang nhập khẩu chính ngạch của thị trường Trung Quốc.

           bo truong nn&ptnt nguyen xuan cuong kiem tra vung nguyen lieu        va nha may che bien rau qua o ninh binh.

           Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra vùng nguyên liệu   và nhà máy chế biến rau quả ở Ninh Bình.

Mặc dù khó khăn về thị trường, giá hầu hết các mặt hàng nông sản giảm từ 10 - 15%, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2019 vượt 41,3 tỷ USD (riêng lĩnh vực lâm nghiệp đạt trên 11 tỷ USD, vượt mục tiêu đề ra); tăng khoảng 3,5% so với với năm 2018. Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức kỷ lục 9,9 tỷ USD, cao hơn 1,12 tỷ USD so với năm 2018. Tiếp tục duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD; trong đó có 5 mặt hàng trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; cà phê; hạt điều).

Ngoài ra, thặng dư thương mại ước đạt trên 10 tỷ USD tăng 12,5% so với năm 2018. Kết quả này đạt được do hoạt động chuyển đổi phương thức canh tác bền vững giúp giảm sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và công tác tăng cường tổ chức sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng trong nước v… Từ đó giảm giá trị nhập khẩu các vật tư đầu vào của ngành nông nghiệp.

Thúc đẩy những lĩnh vực có dư địa để duy trì tăng trưởng

trung quoc da chap thuan nhap khau 48 loai thuy san song va 128 loai san pham thuy san so che, che bien duoc tu viet nam

Trung Quốc đã chấp thuận nhập khẩu 48 loài thủy sản sống và 128 loại sản phẩm thủy sản sơ chế, chế biến được từ Việt Nam

Năm 2019, Bộ NN & PTNT đã chỉ đạo giải quyết kịp thời các vướng mắc thúc đẩy xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản sang các thị trường truyền thống; tổ chức nhiều đoàn xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản tại các thị trường có tiềm năng..

Cụ thể, Bộ đã tích cực đàm phán để có thêm các loại quả tươi có giá trị cao xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc...; đồng thời, thúc đẩy xuất khẩu thịt gà chế biến đi Nhật Bản; xuất khẩu lợn sữa vào Malaysia, Hồng Kông; xuất khẩu mật ong đi EU, Hoa Kỳ. Đã xuất lô sữa đầu tiên đi Trung Quốc trong tháng 10/2019, hoàn thành đàm phán với cơ quan có thẩm quyền của Hồng Kông (Trung Quốc) để xuất khẩu thịt lợn mảng đông lạnh, thịt gà chế biến và tổ yến sang Hồng Kông. Về thủy sản xuất khẩu, Mỹ đã công nhận tương đương đối với mặt hàng cá da trơn Việt Nam; riêng Trung Quốc đã chấp thuận nhập khẩu 48 loài thủy sản sống và 128 loại sản phẩm thủy sản sơ chế, chế biến được từ Việt Nam. Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, việc triển khai thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT và tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã mang lại nhiều cơ hội cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ; giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 8,0%, vượt kế hoạch đề ra (6,0%). Đến nay, tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận đạt 91%; tăng khoảng 2% so với năm 2018.

Trở về

Bài cùng chuyên mục