tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam tăng quá chậm

  • Cập nhật : 23/08/2015

<

(Tin kinh te)

Năng suất lao động của nông nghiệp Việt Nam không chỉ thấp so với các ngành kinh tế khác trong nước mà còn so với các nước trong khu vực. Thậm chí thấp hơn cả hai nước láng giềng là Lào và Campuchia.

p style="text-align: justify;">Năng suất lao động của nông nghiệp Việt Nam không chỉ thấp so với các ngành kinh tế khác trong nước mà còn so với các nước trong khu vực. Thậm chí thấp hơn cả hai nước láng giềng là Lào và Campuchia. 

Đó là nội dung được trích trong bài tham luận của TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương tại Hội thảo Khoa học “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới” diễn ra sáng nay 20/8 tại Hà Nội. 
 

toan canh hoi thao

Toàn cảnh Hội thảo

Tham luận chỉ ra rằng, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới, khi ngành công nghiệp và dịch vụ gặp khó khăn, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh, duy chỉ có nông nghiệp vẫn duy trì tăng trưởng cao. Tuy nhiên, về tốc độ đã chậm lại. Đặc biệt là những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp đang dần tới hạn nếu vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng về chiều rộng mà không có sự thay đổi về chất.

Dẫn chứng về tốc độ tăng trưởng, ông Nguyễn Đình Cung cho thấy, từ năm 1995-2000, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt mức cao nhất, đạt 4,5%/năm và từ giai đoạn 2002-2005 giảm còn 3,8%/năm, đến giai đoạn 2006-2010 giảm xuống 3,34%/năm và từ năm 2011- 2014, tăng trưởng của ngành giảm còn 3,3%/năm.

Trong đó, mặc dù được đánh giá là có bước phát triển nhảy vọt nhưng ngành thủy sản cũng giảm từ 6,5% giai đoạn năm 2006-2010 xuống còn 4,8%/năm 2022-2014.

Tuy sản xuất nông nghiệp đã bắt đầu theo hướng hiện đại nhưng chuyển biến còn chậm, chiến lược quy hoạch và phát triển các ngành hàng chưa rõ ràng, sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, thiếu bền vững.

Bên cạnh đó, TS Nguyễn Đình Cung cũng cho rằng, năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam không chỉ rất thấp mà còn tăng rất chậm. Nhiều hàng nông sản của Việt Nam đã có vị trí xuất khẩu cao trên thị trường thế giới nhưng do chủ yếu hàng nông sản xuất ra ở dạng nguyên liệu thô hoặc mới qua sơ chế nên mang lại giá trị gia tăng thấp.

Số lượng lao động nông nghiệp đông, tốc độ rút lao động khỏi nông ghiệp còn chậm và quy mô sản xuất của từng hộ gia đình còn quá nhỏ bé.

“Năng suất lao động của nông nghiệp Việt Nam không chỉ thấp so với các ngành kinh tế khác trong nước mà còn so với các nước trong khu vực. Thậm chí thấp hơn cả hai nước láng giềng là Lào và Campuchia. Đây là điều đáng lo nghĩ trong tái cơ cấu nông nghiệp”, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

TS Cung cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng nông nghiệp chậm do sản xuất Việt Nam còn chạy theo khối lượng, chưa nâng cao giá trị sản phẩm, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa phát huy được lợi thế quy mô sản xuất cho nông sản hàng hóa...

Đồng tình với quan điểm trên, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, ngành nông nghiệp cần phải thay đổi quan điểm phát triển nếu không sẽ không bứt khỏi những hạn chế trong thời gian qua.

“Phải chuyển từ quan điểm sản xuất sản lượng, định hướng tăng năng suất sang định hướng mới, trong đó lấy giá trị gia tăng, chất lượng thành tiêu chí chính. Ngoài ra, đẩy mạnh chuyển sang nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, mở rộng vai trò của chuỗi sản xuất”, PGS.TS Trần Đình Thiên khẳng định.

 

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đánh giá cao những kết quả, thành tựu ngành nông nghiệp đã đạt được trong thời gian vừa qua. Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong gần 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đều tăng nhanh. 

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, thời gian tới ngành nông nghiệp cần đặc biệt chú trọng vào cơ chế sản xuất.

“Sản xuất những gì thị trường cần chứ không phải sản xuất những gì ta có. Đây không chỉ là vai trò của người nông dân, của doanh nghiệp mà là của cả Nhà nước”, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói.

(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)

Trở về

Bài cùng chuyên mục