Khai thác “gã khổng lồ” Amazon, Alibaba, Facebook… để xây dựng thương hiệu gạo Việt.

Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, các yếu tố hậu kê khai thuế sẽ được tính toán trong báo cáo môi trường kinh doanh (Doing Business) năm tới. Đó là nội dung đáng chú ý tại hội thảo về chỉ số nộp thuế do Tổng cục Thuế và các đơn vị liên quan tổ chức sáng 18/12 tại Hà Nội.
Nhắc lại báo cáo Doing Business 2016 (thời gian khảo sát năm 2014), bà Joanna Nasr, Trưởng nhóm đánh giá chỉ số nộp thuế WB ghi nhận những cải cách thủ tục hành chính thuế thực hiện trong năm 2014 như: bỏ một số chỉ tiêu bảng kê, cải thiện tờ khai biểu mẫu thuế,... Song bà cho hay, phần lớn thay đổi thực hiện vào cuối năm và phản ánh thực tế sang năm 2015, nên sẽ được tính toán trong báo cáo năm sau.
Vị này cho biết thêm, từ năm tới, WB sẽ đưa thêm quy trình hậu kê khai thuế (gồm: thanh tra, hoàn thuế và giải quyết khiếu nại) vào nội dung đo lường thời gian nộp thuế. Như hoàn thuế, WB sẽ so sánh giữa thời gian theo quy định để giải quyết hoàn thuế và thực tế doanh nghiệp mất bao lâu (từ chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, thời gian chờ…) để có kết quả từ cơ quan thuế. Hay việc chi trả tiền hoàn thuế ra sao, cơ quan thuế có trả lãi tiền hoàn thuế đúng hạn... là những câu hỏi được WB đưa ra để đo lường.
Ông Nguyễn Đình Cư, Phó Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam chỉ ra thực tế, nhiều nội dung thanh tra thuế hiện bị kêu ca nhiều về sự chồng chéo. Việc thanh tra thuế không chỉ được thực hiện bởi cơ quan thuế, mà còn bởi các cơ quan chuyên ngành khác. Trong khi ấy, các cơ quan này không sử dụng kết quả của nhau khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian.
Đại diện ngành thuế, bà Hoàng Thị Lan Anh, Phó Vụ trưởng, Phó trưởng ban Cải cách và Hiện đại hóa (Tổng cục Thuế) cho hay: Kế hoạch cải cách thời gian tới sẽ hướng tới việc xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro với tất cả các khâu trong quản lý thuế. Ngoài ra, ngành đang có kế hoạch nghiên cứu xây dựng bộ phận hỗ trợ tiếp nhận thông tin phản hồi của người nộp thuế tập trung tại Tổng cục Thuế trong các khâu liên quan đến ngành thuế.
Khai thác “gã khổng lồ” Amazon, Alibaba, Facebook… để xây dựng thương hiệu gạo Việt.
Việt Nam có rất nhiều triển vọng để trở thành “công xưởng mới” của thế giới, tuy nhiên qua thực tế nội lực cho thấy, Việt Nam vẫn còn đối mặt với không ít rào cản, thách thức.
Không thể cứ để doanh nghiệp mới bắt đầu bước vào kinh doanh, nhất lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải cõng các khoản nợ của những doanh nghiệp đã “chết”.
Việt Nam đang ở giai đoạn già hóa dân số rất nhanh và theo dự báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ chính thức bước vào thời kì dân số già. Đây được cho là thách thức lớn về vấn đề lao động, an sinh xã hội, y tế… nhưng đồng thời đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp tận dụng lợi thế này.
“Tôi nghĩ mình đã làm một việc để sau này không bị con cháu oán hận” - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Phạm Văn Chi.
Có 9 nhóm vấn đề hiện doanh nghiệp Việt Nam đang gặp vướng mắc đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gửi tới Văn phòng Chính phủ trước thềm Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp và các vấn đề này tiếp tục được VCCI gửi báo cáo bổ sung lần 2.
Trước thềm hội nghị Thủ tướng đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp (DN) ngày mai (29/4), nhiều DN phản ánh nhiều DN nhà nước nợ hàng tỷ đồng tiền hoàn thuế hoặc nợ vốn xây dựng cơ bản kéo dài tới 2-3 năm không thanh toán nhưng DN tư nhân nợ thuế vài ba trăm triệu chưa thanh toán đã bị phạt. DN được hoàn thuế tới 6 tỷ đồng thì kéo dài 6 tháng mới giải quyết.
Tại đại hội cổ đông thường niên của Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (Mã: HBC - HoSE) diễn ra chiều qua (27/4), cổ đông của công ty này đã yêu cầu lãnh đạo công ty này cẩn trọng khi thực hiện các gói thầu xây dựng với Công ty CP Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (Mã: HBC - HoSE)ông Lê Viết Hải
Xuất khẩu gạo phải lập công ty ở Singapore, hai ngày lại phải đi xin giấy phép... là hai trong số nhiều ví dụ cho thấy doanh nghiệp đang thực sự khổ vì đủ các loại "giấy phép con".
Với 2.000 người, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) trong 5 năm qua có tổng cộng 22 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học được công nhận bởi Viện Thông tin Khoa học ISI. Trong khi đó, kinh phí nhà nước "rót" xuống là trên 2.000 tỷ đồng (tương đương 90,6 triệu USD).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự