Nhìn lại quá trình hội nhập, ông Nguyễn Đình Cung cho rằng chúng ta thường bàn về thương mại, đầu tư mà ít bàn đến yếu tố quyết định là Nhà nước...

Bao nhiêu năm qua, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 4 nước kém phát triển nhất khu vực Asean (Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam) và đây là thách thức mà nước ta phải sớm vượt qua.
Sáng 25-8, Hội nghị về “Một số vấn đề cải cách thể chế, hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp miền Trung” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức đã diễn ra tại TP Đà Nẵng.
Theo đại diện VCCI, trong sáu tháng đầu năm 2015 có tới 45.406 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn trên 200.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp của Việt Nam có năng lực cạnh tranh rất thấp và để tháo gỡ nút thắt này phải cải cách vấn đề về thể chế.Mở đầu phần phát biểu của mình, ông Vũ Tiến Lộc (Chủ tịch VCCI), cho biết ông khá ấn tượng về các lời khen của doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng đối với chính quyền TP. “Anh em doanh nghiệp rất hài lòng với chính quyền TP. Tôi thấy doanh nghiệp với TP có tình cảm rất mặn nồng như một tuần trăng mật. Và chúng tôi hi vọng rằng đó không chỉ là tuần trăng mật mà cả đời trăng mật”, ông Lộc nói.Ông Lộc cho biết VCCI hy vọng TP Đà Nẵng sẽ tiếp tục dần đầu về môi trường cạnh tranh. “Chính phủ đã đặt ra mục tiêu phấn đấu là Việt Nam sẽ lọt vào nhóm 4 nước tốt nhất về năng lực cạnh tranh trong khối ASEAN và hi vọng TP Đà Nẵng sẽ là TP dẫn đầu cạnh tranh với các TP trong khu vực để vào tốp 4 TP dẫn đầu”, ông Lộc bày tỏ.
Ông Lộc cũng cho rằng Chính phủ đã giật mình nhận ra khi thấy Việt Nam đứng trong nhóm bốn nước “Cờ Lờ Mờ Vờ” (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam-PV) kém phát triển nhất cộng đồng ASEAN. “Bao nhiêu năm nay Việt Nam vẫn cứ đứng trong nhóm “Cờ Lờ Mờ Vờ”. Vì vậy Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải phấn đấu tiến lên, không nằm trong nhóm này nữa, mà phải lọt vào nhóm bốn nước đứng đầu ASEAN, phải vào “bán kết”. Đây là thay đổi lớn trong tư duy của Chính phủ, còn trước đây ta cứ thấy nói chung chung nào là “tăng cường, kiên quyết, đẩy mạnh…”, ông Lộc nói.
Để lý giải cho việc các doanh nghiệp Việt Nam không thể thua các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới, Chủ tịch VCCI cho rằng người Việt không thua bất cứ người nước nào trong khu vực về sự thông minh.
“Người Việt không thua người Thái Lan, Indonesia, Malaysia…. chỉ số IQ của người Việt chúng ta chỉ đứng sau Singapore. Sinh viên người Việt cũng là cộng đồng học giỏi nhất tại Hoa Kỳ, chúng ta đứng thứ tám và dẫn đầu khối ASEAN. Chúng ta không hề thua ai, nhưng cái kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp chúng ta chính là thể chế-luật pháp. Do vậy các doanh nghiệp hãy mạnh dạn hiến kế về vấn đề này để kiến nghị Chính phủ”, ông Lộc nhấn mạnh.
Đừng để doanh nhân thành... công chức nhà nước Tới đây chúng tôi sẽ kiến nghị với Chính phủ và Ban thi đua khen thưởng. Bây giờ vấn đề khen thưởng, tặng bằng khen, tuyên dương doanh nghiệp phải là anh tạo ra được bao nhiêu việc làm cho xã hội, anh đóng góp được gì cho đất nước và anh không được nợ xấu chứ không phải là anh có bao nhiêu sáng kiến… Nếu cứ khen thưởng, tuyên dương như hiện nay thì chẳng khác nào biến doanh nghiệp - doanh nhân thành… công chức nhà nước. Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc
Nhìn lại quá trình hội nhập, ông Nguyễn Đình Cung cho rằng chúng ta thường bàn về thương mại, đầu tư mà ít bàn đến yếu tố quyết định là Nhà nước...
Giá dầu thế giới đã xuống mức thấp kỷ lục khi đạt mức 38,24 USD/thùng, đang tiếp tục “đe dọa” đến nguồn thu ngân sách trong năm 2015, song lại giúp cho GDP tăng tích cực.
Trong năm 2015, Bộ Tài chính đã ban hành thế hệ 2 của các Thông tư hướng dẫn về phát hành TPCP, TP được Chính phủ bảo lãnh và TP chính quyền địa phương theo hướng phù hợp với sự phát triển thị trường và thông lệ quốc tế.
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú dẫn đầu đã tham dự hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 47 và các hội nghị liên quan đã diễn ra từ ngày 22-25/8 tại Malaysia.
Nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, Việt Nam tăng lương tối thiểu thì giảm tăng việc làm. Trong khi đó, tình hình việc làm của người lao động ở nông thôn sẽ còn cấp bách hơn khi Việt Nam ký kết TPP...
Riêng theo kế hoạch lập quy hoạch năm 2012 do các Bộ, ngành và địa phương đề xuất thì ngân sách cần phải chi tới 5.140 tỷ đồng cho 2.604 dự án quy hoạch.
Với vị thế của mình, TP HCM nên khởi xướng và tiên phong trong liên kết vùng. Cách làm này cũng phát huy được sở trường của TP là khả năng tạo ra sự đột phá và triển khai những cái mới
Mặc dù chỉ số niềm tin người tiêu dùng suy giảm khá mạnh trong tháng 8, tuy nhiên, chuyên gia ANZ vẫn đánh giá Việt Nam đang ở trạng thái bình ổn một cách xuất sắc khi chống đỡ với suy thoái thương mại trong khu vực, và là nền kinh tế duy nhất ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực về xuất nhập khẩu.
Từ nhiều năm nay, các nhà kinh tế học vẫn tin rằng khu vực tài chính có quy mô càng lớn thì càng tốt cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, một số người hoài nghi cho rằng ngành ngân hàng quá lớn và quá phức tạp lại làm tổn hại đến tăng trưởng.
Tổng số vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân trong 6 tháng đạt khoảng 1,917 tỉ USD (ODA vốn vay đạt 1,736 tỉ USD, ODA viện trợ không hoàn lại 181 triệu USD).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự