Những tác động của Brexit tại Việt Nam đã xảy ra gần như đồng thời với các thị trường tài chính trong khu vực, trái với dự báo của giới chuyên gia.

Tính riêng tháng 12/2015 cả nước nhập siêu khoảng 570 triệu USD; thâm hụt thương mại cả năm 2015 ước đạt 3,54 tỷ USD, bằng 2% kim ngạch xuất khẩu.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước tháng 12/2015 đạt 13,73 tỷ USD; giảm nhẹ 1,1% so với tháng trước.
Kết quả đạt được đã nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015 lên 162,11 tỷ USD; tăng 7,9% so với năm 2014. Trong đó, xuất khẩu của khối FDI đạt 110,59 tỷ USD; tăng 17,7% so với năm trước.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực năm 2015, điện thoại các loại và linh kiện tiếp tục dẫn đầu với giá trị xuất khẩu đạt 30,17 tỷ USD; tăng 27,9% so với năm 2014. Hàng dệt may đứng ở vị trí thứ 2 với kim ngạch đạt 22,8 tỷ USD; tăng 9,1% so với năm trước.
Theo sau đó là các mặt hàng: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 15,6 tỷ USD, tăng 36,5%; giày dép các loại đạt 12 tỷ USD, tăng 16,3%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 8,16 tỷ USD, tăng 11,7%; Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,9 tỷ USD, tăng 10,7%; hàng thủy sản đạt 6,57 tỷ USD, tăng 16%...
Ở chiều ngược lại, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của cả nước tháng 12 đạt 14,3 tỷ USD; tăng 4,9% so với tháng trước.
Tính chung cả năm 2015, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 165,65 tỷ USD; tăng 12% so với năm 2014. Trong đó, nhập khẩu của khối FDI đạt 97,26 tỷ USD; tăng 15,5% so với năm trước.
Về phía các mặt hàng nhập khẩu chính năm 2015, Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác dẫn đầu với 27,6 tỷ USD; tăng 23,1%. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng thứ 2 với 23,12 tỷ USD, tăng 23,4%.
Tiếp theo là các mặt hàng: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 10,6 tỷ USD, tăng 24,8%; vải các loại đạt 10,15 tỷ USD, tăng 7,8%; sắt thép các loại đạt 7,5 tỷ USD, giảm 2,9%; chất dẻo nguyên liệu đạt 5,96 tỷ USD, giảm 5,7%; xăng dầu các loại đạt 5,34 tỷ USD, giảm 29,1%; Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày đạt 5 tỷ USD, tăng 6,7%...
Tính riêng tháng 12/2015 cả nước nhập siêu khoảng 570 triệu USD; thâm hụt thương mại cả năm 2015 ước đạt 3,54 tỷ USD, bằng 2% kim ngạch xuất khẩu.
Con số này cũng khá trùng khớp với số liệu mà Tổng cục thống kê công bố trước đó là cán cân thương mại của Việt Nam nhập siêu khoảng 3,2 tỷ USD.
Như vậy, sau 3 năm liên tiếp xuất siêu, năm nay Việt Nam đã nhập siêu trở lại. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhập siêu xuất phát từ nhu cầu sản xuất khi các doanh nghiệp nhập máy móc, thiết bị phụ tùng. Do đó, nhập siêu này không đáng ngại và xét ở một khía cạnh nào đó, nhập siêu còn mang ý nghĩa tích cực, có lợi cho nền kinh tế.
Những tác động của Brexit tại Việt Nam đã xảy ra gần như đồng thời với các thị trường tài chính trong khu vực, trái với dự báo của giới chuyên gia.
Dư nợ của Chính phủ tăng từ 72 tỷ USD trong năm 2013 lên 86 tỷ USD trong năm 2014.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng Công ty lớn trong nước tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam theo hướng tổ chức đấu thầu trong nước đối với các hợp đồng vận chuyển than nhập khẩu theo Luật Đấu thầu năm 2013.
Mặc dù chưa tiết lộ số tiền thanh lý toàn bộ số xe công, song Bộ Tài chính khẳng định ai cũng có thể mua được xe công thông qua đấu giá công khai.
Về việc cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, Thủ tướng đã có kết luận và không sai.
Theo số liệu mới nhất được Bộ Tài chính công bố về tình hình nợ công của Việt Nam, dư nợ tính đến cuối năm 2014 lên tới 1,8 triệu tỷ đồng, tương đương 80 tỷ USD.
Brexit, AEC, TPP và các luật liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam đang đặt ra quá nhiều cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp.
Góp phần vào kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu quan trọng, hàng đầu của chính sách tiền tệ luôn được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đặt ra. Điều này thể hiện qua các Báo cáo kinh tế-xã hội của Chính phủ 5 năm 2011-2015 và 2016-2020 luôn thể hiện rõ vai trò của chính sách tiền tệ.
Khuyến nghị này không chỉ xuất phát từ diễn biến tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) trong những năm qua, nhất là trong 6 tháng đầu năm, mà còn căn cứ vào các yếu tố được dự báo tác động đến lạm phát trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% trong năm 2016 cần có biện pháp hỗ trợ về tổng cầu để bù đắp sự suy giảm của tổng cung...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự