Vì muốn kiếm nhiều tiền nên Thu nguyên Thủ quỹ Phòng giao dịch Đền Lừ, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đã chiếm đoạt của ngân hàng số tiền hơn 13 tỷ đồng và câu kết với đồng bọn ngoài xã hội để cho vay nặng lãi.

Mặc dù chưa được phê duyệt và cấp phép xây dựng, khu nghỉ dưỡng Le Mont Bavi Resort & Spa vẫn được thi công tại Vườn Quốc gia Ba Vì, thậm chí đã được đưa vào kinh doanh.
Hiện tại, một trong những vấn đề được dư luận quan tâm là thông tin về khu nghỉ dưỡng Le Mont Bavi Resort & Spa với diện tích hơn 50 ha, gồm hàng chục biệt thự và bể bơi, tọa lạc tại độ cao 600 m giữa Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội. Mặc dù việc thi công xây dựng đã gần hoàn thiện và đã có khách bắt đầu nghỉ dưỡng, tuy nhiên, khu nghỉ dưỡng này vẫn chưa được cấp giấy phép xây dựng.
Ngay khi nhận được thông tin, chiều ngày 29/2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã có văn bản yêu cầu Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức ngay đoàn kiểm tra nhằm làm rõ việc thi công trái phép này tại Vườn Quốc gia Ba Vì và báo cáo trước ngày 4/3. Ngay sau đó, chủ đầu tư đã buộc phải ngừng ngay việc thi công công trình từ ngày 1/3.
Theo hợp đồng liên kết kinh doanh được Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì ký với chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng này vào năm 2008, phía Vườn Quốc gia Ba Vì giao cho công ty này hơn 50 ha, thời hạn liên kết giữa hai bên kéo dài trong 53 năm, Vườn Quốc gia Ba Vì được hưởng 8 tỷ đồng từ doanh nghiệp. Sau gần 8 năm kể từ khi ký kết hợp đồng, đến nay, dự án này vẫn chưa được phê duyệt.
Dù chưa nhận được sự phê duyệt của các cơ quan chức năng, tuy nhiên, khu nghỉ dưỡng vẫn được chủ đầu tư triển khai xây dựng trong thời gian qua. Thậm chí, từ năm ngoái, một số phòng của khu nghỉ dưỡng đã được đưa vào phục vụ khách. Theo ông Nguyễn Phi Truyền - Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì, bên cạnh việc công ty CFTD đã “nôn nóng” trong việc chờ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt dự án, Vườn Quốc gia Ba Vì đã có sự “nể nang”, dẫn đến việc tồn tại một số công trình xây dựng chưa đúng quy định trong khu vực.
Được biết, núi Ba Vì có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng, tuy nhiên, trước câu hỏi “Việc xây dựng dự án này có cần xin phép Bộ Quốc phòng hay không?”, lãnh đạo Vườn Quốc gia Ba Vì cho biết: “Vườn thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và chưa bao giờ được thông báo là khu vực xây dựng thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng”.
Sáng ngày 1/3, đoàn kiểm tra của Tổng cục Lâm nghiệp đã có buổi khảo sát và làm việc với lãnh đạo Vườn Quốc gia Ba Vì. Trong buổi làm việc, quầy lễ tân của khu nghỉ dưỡng đã đóng cửa và niêm phong. Tuy nhiên, vẫn có một số khách đang thuê phòng tại khu nghỉ dưỡng này, đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường.
Để bàn luận sâu hơn về vấn đề này, chúng tôi đã mời Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên & Môi trường.
Vì muốn kiếm nhiều tiền nên Thu nguyên Thủ quỹ Phòng giao dịch Đền Lừ, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đã chiếm đoạt của ngân hàng số tiền hơn 13 tỷ đồng và câu kết với đồng bọn ngoài xã hội để cho vay nặng lãi.
Dự kiến, TAND cấp cao tại TPHCM sẽ đưa vụ án tranh chấp ngôi nhà 446-448 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3 (hiện đang là trụ sở Ngân hàng ACB) ra xét xử phúc thẩm vào sáng mai (10/3). Đây là vụ kiện dân sự với rất nhiều nguyên đơn và bị đơn, trong đó có vụ đòi số tiền hứa thưởng lên đến hàng trăm tỉ đồng.
Nguyễn Thị Thu (SN 1970), trú tại số 19B, tổ 36, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, TP. Hà Nội, giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT 3 công ty do đối tượng này lập ra gồm: CTCP Đầu tư thương mại và Dịch vụ Việt Phát, CTCP Đầu tư thương mại và Phát triển Việt Phát và CTCP Đầu tư thương mại và Phát triển Dịch vụ Việt Phát.
Nghi ngờ Công ty Phú Cường buôn lậu trang sức đá quý, Công an TP Hà Nội đã thi hành lệnh khám xét khẩn cấp doanh nghiệp này.
NHNN vừa ban hành Thông tư số 02/2016/TT-NHNN về dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn của TCTD.
Vinataba nói các sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu JET và HERO hiện đang có mặt bất hợp pháp tại Việt Nam là của Sumatra là hoàn toàn sai sự thật. Suamatra không nhập khẩu trái phép và cũng không cho phép các bên khác nhập khẩu trái phép thuốc lá JET và HERO vào Việt Nam.
Bộ Tư pháp đang hoàn thiện dự thảo nghị định về hòa giải thương mại. Nếu được ban hành, nghị định này sẽ giảm tải cho hệ thống tòa án và thúc đẩy một thiết chế phù hợp với bối cảnh hội nhập sâu rộng mà nước ta đang tăng tốc.
Câu chuyện công ty đa cấp thu hút tiền của người dân bất hợp pháp không phải không có tiền lệ, trước vụ Liên Kết Việt còn có MB24… nhưng tại sao công ty đa cấp Liên Kết Việt vẫn khiến 60.000 người dân dốc túi?
Sau 7 tháng chính thức được cấp phép hoạt động, Công ty Liên Kết Việt đã bị Bộ Công Thương kiểm tra và xử phạt hành chính 570 triệu đồng. Tuy nhiên phải sau nửa năm sau thì công ty đa cấp này mới bị khởi tố khi đã có 60.000 nạn nhân dính bẫy…
Cơ quan thi hành án ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án nhưng ngân hàng không chuyển tiền với lý do người phải thi hành án khiếu nại...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự