tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Bãi bỏ nhiều mẫu hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất

  • Cập nhật : 01/05/2017

Đó là một trong những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 5/2017.

thong tu 04/2017/tt-btp se bai bo toan bo thong tu lien tich 04/2006/ttlt-btp-btnmt

Thông tư 04/2017/TT-BTP sẽ bãi bỏ toàn bộ Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT

Theo thông tư 04/2017/TT-BTP , các mẫu hợp đồng (HĐ) liên quan đến quyền sử dụng đất (QSDĐ) sử dụng cho Phòng Công chứng và UBND xã được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 04 cũng sẽ bị bãi bỏ. Cụ thể:

HĐ chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; HĐ chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, thuê QSDĐ và tài sản gắn liền với đất; HĐ chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, thuê QSDĐ; HĐ mua bán, tặng cho, thế chấp, thuê tài sản gắn liền với đất; HĐ góp vốn bằng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất; HĐ góp vốn bằng QSDĐ; HĐ góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất.

Như vậy, Thông tư 04/2017/TT-BTP sẽ bãi bỏ toàn bộ Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT, thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực từ 28/5/2017.

Bên cạnh thông tư này, một số chính sách mới sẽ hiệu lực trong tháng 5, bao gồm:

Phạt đến 3 triệu đồng nếu vức xác động vật ra môi trường

Đây là quy định mới được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 41/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Theo đó, từ ngày 20/5/2017 phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm dưới đây:

Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép để phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật; Vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải mang mầm bệnh ra môi trường; Không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó nuôi.

Nghị định cũng quy định mức xử phạt đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thì sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 70 triệu đồng và:

Phạt tiền từ 40 đến 50 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh, thu gom, lưu giữ, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi. Phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong sản xuất, gia công và kinh doanh thức ăn chăn nuôi; đồng thời đình chỉ hoạt động từ 06 đến 12 tháng (mức hiện tại từ 01 đến 03 tháng).

Tăng mức phạt khi xả thải sai nội dung giấy phép

Theo Nghị định 33/2017/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 20/5/2017) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản thì tăng mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng lên mức phạt từ 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí, tọa độ quy định trong giấy phép. Xả nước thải vào nguồn nước không đúng chế độ, phương thức quy định trong giấy phép.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định tăng mức phạt với một số vi phạm trong bảo vệ nguồn nước như phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi quản lý, vận hành công trình gây thất thoát, lãng phí nước (mức phạt hiện hành là 6 -10 triệu đồng).

Quy định mới về trích khấu hao tài sản cố định năm 2017

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 28/2017/TT-BTC sửa đổi Thông tư 45/2013/TT-BTC và Thông tư 147/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản (TS) cố định.

Theo đó, TS là nhà hỗn hợp vừa dùng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa dùng để bán hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp phải xác định và hạch toán riêng phần giá trị của nhà hỗn hợp theo từng mục đích sử dụng, cụ thể:

Đối với phần giá trị TS (diện tích) tòa nhà hỗn hợp dùng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dùng để cho thuê (trừ trường hợp cho thuê tài chính): doanh nghiệp thực hiện ghi nhận giá trị của phần TS (diện tích) là tài sản cố định, quản lý, sử dụng và trích khấu hao TS cố định theo quy định. Đối với phần giá trị TS (diện tích) trong tòa nhà hỗn hợp dùng để bán thì doanh nghiệp không được hạch toán là TS cố định và không được trích khấu hao và theo dõi như một tài sản để bán.

Thông tư 28/2017/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 26/5/2017 và áp dụng từ năm tài chính 2016.

03 trường hợp miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

Nghị định 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (GDLK) có hiệu lực từ ngày 01/5/2017.

Theo đó, quy định về các trường hợp được miễn lập Hồ sơ xác định giá GDLK như sau:

- Người nộp thuế (NNT) có phát sinh GDLK nhưng trong kỳ tính thuế tổng doanh thu phát sinh dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các GDLK dưới 30 tỷ đồng;

- NNT đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định.

Các GDLK không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá, NNT có trách nhiệm kê khai xác định giá GDLK theo quy định.

- NNT kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực: Phân phối: Từ 5% trở lên; Sản xuất: Từ 10% trở lên; Gia công: Từ 15% trở lên.

Căn cứ lập dự toán ngân sách địa phương

Nghị định 31/2017/NĐ-CP về quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương (NSĐP) hằng năm có hiệu lực từ ngày 10/5/2017.

Theo đó, quy định về các căn cứ để lập dự toán NSĐP như sau:

- Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới;

- Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, định mức phân bổ ngân sách và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách;

- Kế hoạch tài chính 05 năm địa phương và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương (đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương); kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương;

- Tình hình thực hiện NSĐP năm hiện hành;

- Nhiệm vụ thu, chi ngân sách cấp trên giao; nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách được phân cấp; báo cáo dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình, địa phương cấp dưới trực tiếp; và các căn cứ khác.

Theo Viettimes.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục