Dự án 'đắp chiếu' 10 năm trên đất vàng tại Hà Nội đổi chủ; Ba Lan khó khăn vì quá ít người thất nghiệp; Hơn 600.000 m2 sàn sẽ gia nhập thị trường bán lẻ TP.HCM; Petrolimex thu về hơn 1.000 tỉ đồng từ việc bán cổ phiếu quỹ

Người tiêu dùng Trung Quốc có xu hướng lựa chọn trái dưa nhỏ vừa phải với trọng lượng khoảng 3 - 4kg/quả, trong khi dưa hấu Việt Nam thường có trọng lượng cao hơn.
Qua theo dõi thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương cho biết sản lượng dưa hấu tại Trung Quốc tăng đều qua các năm gần đây (từ 72 triệu tấn năm 2013 lên 77,5 triệu tấn năm 2016). Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, mỗi năm Trung Quốc sẽ tăng khoảng 1% (khoảng 2,2 triệu ha) diện tích trồng dưa hấu, dưa lưới trong giai đoạn 2015 - 2020.
Trung Quốc đang thu hẹp dần các khu vực trồng dưa nhỏ lẻ và thay thế bằng những vùng trồng có điều kiện tự nhiên phù hợp, quy mô sản xuất lớn, đồng đều đối với loại nông sản có tính mùa vụ cao.
Từ cuối năm 2016, các hộ nông dân Trung Quốc có xu hướng trồng dưa trái vụ và đồng loạt xuống giống với diện tích lớn, nhằm vào thời điểm cận và sau Tết Nguyên Đán khiến lượng cung ra thị trường tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Do nguồn cung nội địa tăng mạnh, giá dưa hấu tại thị trường Trung Quốc đã giảm sâu vào tháng 1-2017 và sau tháng 2-2017.
Một lượng nhất định dưa hấu nhập khẩu từ Lào và Myanmar qua các cửa khẩu của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đang cạnh tranh mạnh với dưa hấu của Việt Nam do có giá rẻ hơn và trùng với thời điểm thu hoạch dưa hấu tại miền Nam Việt Nam.
Người tiêu dùng Trung Quốc có xu hướng lựa chọn trái dưa nhỏ vừa phải với trọng lượng khoảng 03 - 04kg/quả (dưa hấu Việt Nam thường có trọng lượng cao hơn).
Trước đó nông dân trồng dưa hấu ở nhiều tỉnh khóc ròng vì giá thấp không ai mua, thương lái Trung Quốc ngừng tiêu thụ. (PLO)
---------------------------------
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp Tổ công tác chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017 diễn ra hôm 18/4/2017.
Văn bản nêu rõ tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong các tháng đầu năm 2017 còn thấp so với yêu cầu, đã ảnh hưởng tới tăng trưởng, việc làm và lãng phí vốn đầu tư, giảm hiệu quả huy động vốn trái phiếu Chính phủ.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh đến các nguyên nhân chủ quan của việc giải ngân chậm là giao vốn chậm, thủ tục đầu tư rườm rà, phức tạp, công tác chỉ đạo, điều hành ở một số bộ, địa phương, ban quản lý dự án còn thụ động, thiếu quyết liệt, khẩn trương.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, cơ quan ngay trong tháng 4 này phải hoàn thành toàn bộ việc giao vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020. Giao Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch giao vốn đầu tư công năm 2017 (đợt 2) theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng giao các bộ, ngành rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Bộ KH&ĐT hoàn thiện Chỉ thị của Thủ tướng về đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2017. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng cho phép ban hành Nghị quyết của Chính phủ về vấn đề này; sâu sát, kịp thời hướng dẫn, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho các bộ, ngành, địa phương trong giải ngân vốn đầu tư công năm 2017.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính rà soát các văn bản hướng dẫn về kiểm soát chi và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ theo hướng đơn giản hóa thủ tục, phù hợp quy định của pháp luật, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ; định kỳ 15 ngày và hằng tháng cập nhật tình hình báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ KH&ĐT.
Bộ Xây dựng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng; tăng cường đôn đốc, tháo gỡ khó khăn trong việc lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế dự toán xây dựng công trình, việc thành lập các ban quản lý chuyên ngành, ban quản lý khu vực, ban quản lý đầu tư xây dựng…
Bộ Tài nguyên môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ Tư pháp, KH&ĐT, Tài chính, GTVT rà soát lại các quy định về đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bảo đảm phù hợp với thực tế, kiến nghị sửa đổi các quy định không cần thiết và thực hiện quyết liệt, khẩn trương, không làm kéo dài thời gian chuẩn bị đầu tư các dự án.
Theo Bộ Tài chính, tính tới ngày 17/4/2017, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công qua Kho bạc Nhà nước là 14,3%, giải ngân vốn cho các Chương trình mục tiêu quốc gia mới chỉ có 4,3%. Trong khi đó, vốn trái phiếu Chính phủ vẫn chưa có kế hoạch giao, nên Kho bạc chưa thể giải ngân được.
Ước đến hết tháng 4 này thì Kho bạc Nhà nước sẽ thanh toán được 66.657,8 tỷ đồng, đạt 18,7% (tương đương với cùng kỳ năm ngoái) so với kế hoạch Quốc hội giao và bằng 13,8% kế hoạch mà Thủ tướng Chính phủ đã giao.
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định giao vốn kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước của năm 2017 (đợt 1) rất sớm, vào cuối năm 2016, nhưng tiến độ các bộ, ngành và địa phương thực hiện giải ngân trong 4 tháng đầu năm còn rất chậm.(NĐH)
----------------------------
Sau vòng 1 bầu cử tổng thống Pháp hôm 23/4, những người giàu nhất châu Âu bổ sung 27,5 tỷ USD vào tài sản vì chứng khoán châu Âu tăng lên mức cao nhất trong 17 tháng và đồng Euro tăng giá.
Đây là kết quả đạt được sau khi ông Emmanuel Macron nổi lên như ứng cử viên được yêu thích trong cuộc bầu cử ở Pháp. Mức tăng 2,6% này là tốt nhất trong tất cả các khu vực trên danh sách tỷ phú của Bloomberg.
Ông trùm thời trang bán lẻ Amancio Ortega thu được khoản lợi nhuận lớn nhất trong ngày, thêm 2,7 tỷ USD. Một lần nữa ông lại vượt qua người sáng lập Amazon Jeff Bezos để trở thành người giàu thứ 2 thế giới.
Ứng cử viên trung dung Emmanuel Macron và nhà lãnh đạo cánh hữu Marine Le Pen sẽ tham gia cuộc bầu cử tổng thống Pháp vào ngày 7/5 sau khi đứng thứ nhất và thứ hai trong vòng bầu cử đầu tiên hôm Chủ nhật (23/4). Ông Macron đứng đầu với 23,9% và bà Le Pen theo sau với 21,7%. Ông Macron rõ ràng là lựa chọn được yêu thích trong cuộc bầu cử - một cuộc thăm dò ý kiến vào tối 23/4 dự đoán ông sẽ giành chiến thắng từ 62%.(NDH)
-----------------------------------
Ngày hôm qua Toshiba đã tuyên bố họ sẽ chia tách tập đoàn thành 4 mảng kinh doanh chính và hoạt động độc lập. Việc chia tách lần này sẽ bắt đầu vào tháng 6 và 19.000 nhân viên sẽ được chuyển sang các công ty mới.
Đây là nỗ lực mới nhất của Toshiba nhằm ngăn chặn việc tập đoàn có thể bị sụp đổ vì chi nhánh điện hạt nhân Westinghouse thua lỗ. Các đơn vị sẽ được chia tách bao gồm: Mảng hạ tầng xã hội – xử lý những dự án như xử lý nước và tàu lửa; Năng lượng – bao gồm cả nhiệt điện và điện hạt nhân; Thiết bị điện tử - cả thiết lưu trữ dữ liệu và ổ cứng; Công nghệ truyền thông thông tin. Đây chính là 4 mảng kinh doanh trọng điểm hiện tại của Toshiba.
Mục tiêu là nhằm tăng hiệu quả hoạt động của mỗi mảng kinh doanh. Các mảng kinh doanh mới sau khi được chia tách sẽ có cơ cấu hoạt động linh hoạt, độc lập hơn, giúp họ dễ dàng theo đuổi những cơ hội mới và trách nhiệm quản lý cũng dễ dàng hơn. “Những công ty được chia tách sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm với thị trường và khách hàng”, phía Toshiba nói trong thông báo.
Nhân viên thất vọng
Một phần nguyên nhân ban đầu dẫn đến việc chia tách công ty như thế này là bởi một giấy phép xây dựng của công ty sắp hết hạn. Là một nhà cung cấp các loại máy móc liên quan tới xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy điện, Toshiba cần phải gia hạn giấy phép sau mỗi 5 năm. Giấy phép này chỉ được cấp cho những công ty có sức khỏe tài chính tốt và việc nhà máy hạt nhân tại Westinghouse thua lỗ khiến Toshiba rất khó đạt đủ điều kiện để được tái cấp phép.
Mảng kinh doanh xây dựng, thiết bị điện tử và ICT sẽ được chia tách vào tháng 6 và mảng năng lượng được tách ra vào tháng 10. Lương của nhân viên sẽ vẫn duy trì ở mức hiện tại trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, tương lai có thể dao động tùy vào tình hình hoạt động của mỗi công ty.
Một vài nhân viên đã tỏ ra thật sự thất vọng đối với quá trình chia tách của một trong những biểu tượng quyền lực của Nhật Bản một thời. Toshiba rất khó có thể tiếp tục giữ nhân tài trong chặng đường khó khăn phía trước.(CafeF)
Dự án 'đắp chiếu' 10 năm trên đất vàng tại Hà Nội đổi chủ; Ba Lan khó khăn vì quá ít người thất nghiệp; Hơn 600.000 m2 sàn sẽ gia nhập thị trường bán lẻ TP.HCM; Petrolimex thu về hơn 1.000 tỉ đồng từ việc bán cổ phiếu quỹ
Nhật Bản vẫn là chủ sở hữu lượng tài sản ròng tại nước ngoài lớn nhất thế giới; Triều Tiên tăng mạnh nhập khẩu ngũ cốc từ Trung Quốc; Sửa đổi, bổ sung quy định về quá cảnh hàng hóa của Lào qua lãnh thổ Việt Nam; Google có thể sẽ mở văn phòng chính thức tại Việt Nam
Tình trạng nợ nần của Trung Quốc tệ đến mức nào?; Techcombank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 13.878 tỷ đồng; Thủ tướng yêu cầu “không phân lô bán nền” mặt biển Phú Quốc; Nợ hơn 22.000 tỷ đồng, Vinashin “đội sổ” nợ quá hạn được bảo lãnh
Kêu gọi đầu tư xây kho ngoại quan tại các thị trường lớn; Truy thu thuế Công ty thẩm mỹ Việt Mỹ hơn 4 tỉ đồng; Thịt heo VN xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc; Tập đoàn Trung Quốc mua lại thương hiệu bao cao su James Bond
Tháo gỡ bất cập trong quản lý ngoại hối về thương mại biên giới Việt - Trung; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sắp thăm chính thức Nhật Bản; Hãng cà phê của vợ ông Đặng Lê Nguyên Vũ gây ấn tượng ở Trung Quốc; Chính phủ chốt phương án đầu tư cao tốc bắc - nam
EU đề xuất bảo vệ quyền lợi cho người Anh ở châu Âu hậu Brexit; Trung Quốc bắt 44 kẻ lừa đảo 93.000 người mua tài sản đóng băng; Bộ NN&PTNT 'đặt hàng' các Đại sứ mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản; Kinh tế Mỹ tăng trưởng cao hơn dự báo
Quảng Bình vào "tầm ngắm" của tập đoàn đầu tư phát triển năng lượng tái tạo AT Capital; Trung Quốc "phản pháo” đánh giá kinh tế của Moody's; Quốc hội chưa thông về cơ chế quản lý nợ công của Chính phủ; Nhờ Việt Nam, Philippines và Campuchia, doanh số ô tô trong khu vực sẽ cao nhất thế giới
Nghị sĩ Mỹ hoan nghênh chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; AirAsia có thể cân nhắc dùng máy bay 'Made in China'; Abbott thu 1,1 tỷ USD từ thị trường Việt Nam trong 3 năm; M&A bất động sản nước ngoài của Trung Quốc giảm mạnh
Đừng để kinh tế Việt Nam chỉ phụ thuộc vào Samsung; Kinh tế châu Âu vẫn rất 'mỏng manh' cho dù có sự tăng vọt; Lạm phát có thể cản đường tăng lãi suất của Fed; Rà soát lần hai thuế chống bán phá giá thép không gỉ nhập khẩu
Doanh nghiệp đóng tàu kêu cứu lên Thủ tướng; OPEC kéo dài kế hoạch cứu giá dầu; Một loạt dự án FDI lớn rót thêm vốn vào Việt Nam; Nhà đầu tư ngoại sắp đổ 7,5 tỷ USD vào 3 nhà máy nhiệt điện than
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự