Đến năm 2020, đưa dư nợ thị trường trái phiếu đạt 45% GDP; Hỗ trợ địa phương giải ngân khoảng 54.000 tỷ đồng từ các nhà tài trợ quốc tế; Cạnh tranh thu mua nguyên liệu; Tăng trưởng thần tốc, Viettel Post đạt doanh thu gần 2.000 tỷ đồng sau 6 tháng

Ô tô nguyên chiếc nhập từ Thái Lan về Việt Nam đạt gần 22 nghìn chiếc, chiếm 38% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam từ đầu nay đến giờ. Giá khai báo hải quan trung bình 400 triệu đồng/chiếc.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm nay, Thái Lan đang dẫn đầu về xuất khẩu ô tô nguyên chiếc sang Việt Nam với 21,86 nghìn chiếc, chiếm 38% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam trong 7 tháng của năm 2017.
Trị giá nhập khẩu đạt 393,6 triệu USD, tăng 14,7%. Giá nhập khẩu bình quân xe ô tô nguyên chiếc từ thị trường này cũng giảm trung bình 208USD/xe so với 7 tháng đầu năm 2016.
Được biết hiện nay, giá trung bình của xe nhập từ Thái Lan theo khai báo Hải quan là 17.396 USD, tương đương với khoảng 400 triệu đồng/chiếc.
Theo lộ trình thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), thuế nhập khẩu ô tô từ khu vực ASEAN đã giảm từ 50% về 40%, năm 2017 giảm về 30% và đến năm 2018 về 0%.
Như vậy, dự báo trong năm 2018, lượng xe ô tô nhập khẩu từ Thái Lan sẽ còn tăng cao và Thái Lan sẽ tiếp tục dẫn đầu về cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam, bỏ xa các đối tác khác như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.(infonnet)
-----------------------------
Gần đây, Mỹ quyết định cân nhắc khả năng tiến hành điều tra thương mại với Trung Quốc theo Điều 301 của Luật thương mại năm 1974 và đưa ra nhiều tuyên bố gây lo ngại cho Trung Quốc.
Trước đó, ngày 14/8, Tổng thống Mỹ ký bản ghi nhớ yêu cầu Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cân nhắc khả năng tiến hành điều tra thương mại đối với Trung Quốc, chủ yếu là điều tra các hành vi “ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ” của Trung Quốc.
Đại diện Thương mại Mỹ sẽ có thời gian 1 năm để đưa ra quyết định có chính thức điều tra Trung Quốc hay không. Nhiều chuyên gia cho rằng động tác này của Mỹ thực ra là để gây sức ép với Trung Quốc, ép Trung Quốc phải nhượng bộ, giúp Mỹ giảm bớt thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
Điều này có nghĩa là Mỹ sẽ chưa lập tức áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại với Trung Quốc. Nhưng thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ với Trung Quốc cho thấy quan hệ kinh tế thương mại Trung - Mỹ sẽ tiếp tục gặp khó khăn.
Trung Quốc tỏ ra rất lo ngại khả năng xảy ra chiến tranh thương mại Trung - Mỹ, bởi vì nếu như Mỹ áp dụng Điều 301 của Luật thương mại năm 1974 và điều tra thương mại nhằm vào Trung Quốc, cuối cùng triển khai các biện pháp trừng phạt thương mại Trung Quốc thì Trung Quốc có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế.
Trung Quốc và Mỹ đã đạt được một số kết quả trong thực hiện “kế hoạch 100 ngày” thời gian qua. Sắp tới, hai bên sẽ có nhiều căng thẳng trong đàm phán “kế hoạch 1 năm”. Khả năng nhượng bộ của Trung Quốc đến mức nào trong quan hệ kinh tế thương mại với Mỹ còn chờ quan sát. Kết quả của kế hoạch này sẽ quyết định khả năng Mỹ điều tra thương mại với Trung Quốc.(Viettimes)
-----------------------
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Thái Lan, sáng 18-8, tại thủ đô Bangkok, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Thái Lan với sự tham dự của hơn 500 doanh nghiệp hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đông đảo doanh nghiệp tham dự diễn đàn cho thấy các nhà đầu tư Thái Lan dành cho Việt Nam sự quan tâm rất lớn. Chia sẻ về các cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Việt Nam đang thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) gắn với cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lớn trong các lĩnh vực vận tải, hạ tầng, lương thực, thực phẩm, nông nghiệp, viễn thông, thương mại, dịch vụ, du lịch, xây dựng... Thủ tướng khẳng định: "Các bạn có thể trở thành cổ đông chiến lược trong các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước".
Theo TTXVN, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực đổi mới thể chế, khuôn khổ pháp lý đẩy mạnh mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong phát triển cơ sở hạ tầng, chú trọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia với tỉ lệ góp vốn linh hoạt, cơ chế thông thoáng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: "Chính phủ Việt Nam với tinh thần liêm chính, kiến tạo, hành động, sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư làm ăn kinh doanh, trên tinh thần hai bên cùng thắng. Chính phủ Việt Nam coi thành công của các bạn chính là thành công của chúng tôi".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ về cơ hội đầu tư vào Việt Nam với các doanh nghiệp Thái Lan Ảnh: VGP
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, qua 4 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Thái Lan, đến nay, riêng về phương diện kinh tế, hai bên có tiến bộ đáng mừng. Kim ngạch thương mại song phương đạt trên 12,5 tỉ USD. Tính đến nay, Thái Lan có 470 dự án FDI với tổng vốn đầu tư trên 8 tỉ USD. Nhiều tập đoàn lớn của Thái Lan có mặt tại Việt Nam. Về du lịch, lượng khách Việt Nam đến Thái Lan đạt khoảng 830.000 lượt và khách du lịch Thái đến Việt Nam đạt gần 270.000 lượt.
Tại diễn đàn, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thái Lan Prajin Juntong, doanh nghiệp hai nước đã trao đổi các văn bản, thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực điện năng, nông nghiệp công nghệ cao, phân phối hàng hóa, mua bán nông sản, xây dựng...
Cũng trong sáng 18-8, tại Bangkok, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp lãnh đạo các Tập đoàn AMATA, SGC, Big C & BJC, Central, Ngân hàng Kasikorn, Công ty Điện lực Thái Lan. Thủ tướng nêu rõ quan điểm Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; đồng thời lắng nghe, giải đáp và xử lý các kiến nghị của doanh nghiệp Thái Lan cũng như mời gọi các tập đoàn Thái Lan đầu tư. Thủ tướng nhìn nhận thời gian qua, Thái Lan đang nổi lên là đối tác mua bán, sáp nhập lớn nhất của Việt Nam. Đánh giá cao môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, lãnh đạo các tập đoàn của Thái Lan thể hiện mong muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam.
Trưa 18-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và một số thành viên đoàn cấp cao Việt Nam đã tham dự buổi gặp mặt giữa những tập đoàn, nhà đầu tư lớn của hai nước Việt Nam - Thái Lan. Đây là cơ hội để những doanh nghiệp có quy mô kinh doanh hàng đầu hai nước tìm hiểu, nghiên cứu chính sách, thể chế tăng cường hợp tác kinh doanh, qua đó thúc đẩy sự hợp tác, giao lưu giữa doanh nghiệp và giới doanh nhân hai nước.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng Cơ mật Hoàng gia Thái Lan Prem Tinsulanonda và Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Quốc gia Thái Lan Pornpetch Wichitcholchai. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng tới thăm hỏi cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng kiều bào đang sinh sống, lao động, học tập tại thủ đô Bangkok. (NLĐ)
------------------------
Theo đó, từ ngày 15-9, doanh nghiệp bị phá sản muốn xóa nợ thuế phải xuất trình 3 loại giấy tờ gồm: Quyết định tuyên bố phá sản của tòa án; tài liệu phân chia tài sản của chấp hành viên thể hiện số nợ thuế thu hồi được hoặc không thu hồi được; quyết định về việc đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản của cơ quan thi hành án dân sự.
Hiện nay, theo quy định, hồ sơ xóa nợ thuế của doanh nghiệp tuyên bố phá sản chỉ bao gồm: quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản kèm theo phương án phân chia tài sản; quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của tòa án.(NLĐ)
Đến năm 2020, đưa dư nợ thị trường trái phiếu đạt 45% GDP; Hỗ trợ địa phương giải ngân khoảng 54.000 tỷ đồng từ các nhà tài trợ quốc tế; Cạnh tranh thu mua nguyên liệu; Tăng trưởng thần tốc, Viettel Post đạt doanh thu gần 2.000 tỷ đồng sau 6 tháng
Thống nhất một đầu mối quản lý nợ công: Đặt lợi ích quốc gia lên trên hết; Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam có dấu hiệu gia tăng; Bội chi ngân sách 7 tháng ước khoảng 28,48 nghìn tỷ đồng; Mỹ chính thức điều tra vi phạm bản quyền của Trung Quốc
Tái đàm phán NAFTA: bày trận mới; Phát hiện công ty 'ma' nhập hàng cấm; Australia công bố tiền giấy mới 10 AUD có tính năng cảm nhận bằng cảm giác; Mỹ, Nhật Bản đẩy mạnh đàm phán về thương mại song phương
Doanh nghiệp sẽ được bán BĐS để bù lỗ sản xuất kinh doanh; Techcombank đã mua lại phần vốn góp của HSBC?; 3 năm, Trung Quốc 'ăn' 27 triệu con heo của Việt Nam; Người bán hàng trên Facebook vẫn 'phớt lờ' đóng thuế
Tăng thuế VAT lên 12%, giá nhà ở đội giá; NHNN bơm ròng 9.000 tỷ đồng, hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống; Cá tra muốn vào Mỹ buộc phải theo chuẩn Mỹ; Giao dịch xuyên biên giới của Việt Nam tăng 15 hạng;
Cục Thuế TP.HCM phạt và truy thu các DN 11 tỷ đồng tiền thuế mỗi ngày; FDI tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam; Bộ Công Thương xóa bỏ 1 tổng cục, giảm nhiều cục vụ; Habeco bị truy thu và phạt hơn 15 tỷ đồng tiền thuế
Đề xuất chính sách khuyến khích tích tụ đất đai sản xuất quy mô lớn; Coteccons khởi công siêu dự án 4 tỷ USD Casino Hội An; Tổng thống Trump làm Amazon mất 5,7 tỷ USD chỉ bằng một bài viết trên Twitter; Úc ra quyết định thuế chống bán phá giá đối với thép mạ kẽm nhập khẩu từ Việt Nam
Suzuki có doanh số bán xe thấp kỷ lục, mặc dù giảm giá tới 60 triệu đồng; Trung Quốc buộc các công ty dạng 'công nghệ sợ vợ' đổi tên; Chính phủ vẫn muốn huy động vàng, “đô”; Đã quyết thoái vốn hàng loạt doanh nghiệp Tập đoàn dầu khí
Vì sao Đại Á thâu tóm quyền nhập khẩu Jaguar và Land Rover?; Trung Quốc giảm thâu tóm công ty Mỹ vì sợ ông Trump; Ông Trump và bộ sậu tỉ phú quay lưng nhau; Báo cáo lợi nhuận “khủng”, ông chủ Tencent kiếm thêm gần 2 tỷ USD
Thủ tướng thăm Thái Lan: Nâng tầm quan hệ chiến lược Việt - Thái; Thông tin xuất khẩu lợn sang Trung Quốc đã khơi thông trở lại là không chính xác; Trữ lượng dầu mỏ Trung Quốc tăng liên tục trong 5 năm qua; Alibaba sắp đuổi kịp Amazon về vốn hóa thị trường
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự