tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 19-08-2017

  • Cập nhật : 19/08/2017

Cục Thuế TP.HCM phạt và truy thu các DN 11 tỷ đồng tiền thuế mỗi ngày

Trong 7 tháng đầu năm 2017, Cục Thuế TP.HCM đã thanh kiểm tra 11.344 doanh nghiệp (DN), phạt và truy thu số tiền 2.324 tỷ đồng.

So với cùng kỳ năm ngoái, số tiền Cục thuế TP.HCM phạt và truy thu các DN trên địa bàn tăng 59,15%. Trong đó, nộp ngân sách nhà nước 1.215 tỷ đồng, chiếm 52%, giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) 247 tỷ đồng, giảm lỗ 6.951 tỷ đồng. Bình quân, mỗi ngày Cục Thuế TP.HCM phạt và truy thu các DN số tiền hơn 11 tỷ đồng. 

Cơ quan Thuế TP.HCM cho biết, trong 7 tháng qua có 203.612 DN chính đang hoạt động, trong đó DN tăng thêm là 23.992 và số DN giảm đi là 13.199. Trong tháng 7 có 3.697 DN tăng thêm.

binh quan moi ngay cuc thue tp.hcm phat va truy thu hon 11 ty dong tu cac dn hoat dong tren dia ban. 

Bình quân mỗi ngày Cục thuế TP.HCM phạt và truy thu hơn 11 tỷ đồng từ các DN hoạt động trên địa bàn. 

Theo Cục Thuế Thành phố, từ nay đến cuối năm đơn vị này sẽ tập trung tổ chức thanh kiểm tra theo từng lĩnh vực, ngành nghề nhằm chống thất thu thuế. Đơn cử như các DN kinh doanh xăng dầu, hộ kinh doanh ngành dịch vụ, kinh doanh thương mại điện tử, bất động sản, các DN miễn, giảm thuế thu nhập DN…

Các ngân hàng thương mại, DN có giao dịch liên kết cũng như các DN trước đây chưa thanh kiểm tra cũng là đối tượng thanh tra trong thời gian tới đây. Đến cuối năm, Cục Thuế Thành phố đặt mục tiêu thu 100% nợ có khả năng thu của năm 2016, giảm nợ thuế dưới 5% tổng thu ngân sách năm nay. (infonet)
---------------------------

FDI tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam

Theo thống kê của Savills Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2017, Việt Nam tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với mức tăng trưởng mạnh. 

fdi tiep tuc chay manh vao viet nam (nguon savills viet nam)

FDI tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam (nguồn Savills Việt Nam)

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2017, FDI giải ngân đạt 7,72 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó là vốn đăng ký đạt mức 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm trước. 
“Sự gia tăng FDI phần lớn tập trung vào lĩnh vực sản xuất và dẫn tới kết quả là quá trình thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghiệp”, chuyên gia Savills Việt Nam nhấn mạnh. 

Cũng theo thống kê của Savills Việt Nam, tháng 5/2017, tập đoàn Hemaraj Land & Development của Thái Lan và Cienco 4 của Việt Nam đã chính thức xác nhận hợp tác liên doanh thành lập khu công nghiệp trị giá 1 tỷ USD, trên 3.200 ha đất ở Nghệ An đã thúc đẩy sự tăng trưởng của dòng vốn này.

Bên cạnh lĩnh vực công nghiệp, FDI cũng đóng góp vào sự tăng trưởng của các phân khúc khác trong thị trường bất động sản Việt Nam tại cả 2 phân khúc là văn phòng và khách sạn. “Những phân khúc này đang ngày càng trở nên hấp dẫn, các tài sản hoạt động vẫn nhận được sự chú ý hơn từ phía các nhà đầu tư, ngoại trừ các dự án mới tại các khu vực đắc địa nằm trong trung tâm TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tuy nhiên, với nguồn cung ngày càng hạn chế, chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng về giá trị của dự án ở tất cả các phân khúc”, chuyên gia Savills Việt Nam nhận định.

Ghi nhận của Savills Việt Nam về việc các nhà đầu tư Nhật Bản, Trung Quốc tiếp tục hoạt động tích cực trên thị trường với một loạt các hợp đồng hợp tác cũng như chuyển nhượng cổ phần. Cụ thể: Công ty Nishi Nippon và Hankyu hợp tác với Nam Long xây dựng dự án khu dân cư Mizuki Park với diện tích rộng 26 ha tại quận Bình Chánh (TP.HCM) với tổng vốn đầu tư 351 triệu USD; Tập đoàn bán lẻ nổi tiếng Nhật Bản Aeon Mall chính thức liên doanh cùng tập đoàn BIM, triển khai phát triển trung tâm thương mại thứ hai của Aeon tại Hà Nội với diện tích 16,7 ha, ước tính tổng vốn đầu tư 200 triệu USD; Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Sơn Kim (Sơn Kim Land) cũng vừa kêu gọi vốn 100 triệu USD phát triển dự án thành công từ nhà đầu tư Nhật Bản,…

Hay những giao dịch mua lại cổ phần trong các dự án tại Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài như giữa Tập đoàn China Fortune Land Development với VinaCapital cùng giao dịch mua lại cổ phần trong dự án Lotus đại Phước với giá 65,3 triệu USD; thương vụ chuyển nhượng 65% cổ phần của VinaCapital cho công ty Elite Capital Resources Limited tại dự án khu phức hợp Times Square (Hà Nội) với trị giá 41 triệu USD,… cho thấy những dấu hiệu tích cực của thị trường và sự tăng trưởng đáng ghi nhận của dòng vốn FDI đầu tư vào Viêt Nam.(Viettimes)
-----------------------

Bộ Công Thương xóa bỏ 1 tổng cục, giảm nhiều cục vụ

Chính phủ vừa ban hành nghị định số 98/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ngành của Bộ Công Thương nhằm đáp ứng cao hơn trong tình hình mới.

Theo đó, ngoài Cục Quản lý thị trường tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo các quy định pháp luật hiện hành cho đến khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường, các đơn vị hành chính sự nghiệp còn lại áp dụng quy định mới ngay thời điểm Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày hôm nay 18/8/2017.

bo cong thuong giam duoc 5 don vi.

Bộ Công Thương giảm được 5 đơn vị.

Điểm đáng chú ý trong nghị định 98 của Chính phủ là các đơn vị hành chính, sự nghiệp trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương được sắp xếp, thu gọn từ 35 đơn vị xuống còn 30 đơn vị (kế hoạch ban đầu là giảm còn 28 đơn vị).

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Công Thương có nhiều sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, Cục Quản lý thị trường được “nâng cấp” lên Tổng cục Quản lý thị trường.

Tổng cục Năng lượng không còn được giữ lại, thay thế vào đó là các đơn vị mới như Vụ Dầu khí và Than, Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.

Trong Nghị định, Bộ Công thương có 1 viện ngiên cứu là Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương.

Hai Vụ Tài chính và Vụ Đổi mới DN sáp nhập thành 1 vụ là Vụ Tài chính và Đổi mới DN.

Vụ Công nghiệp nặng và Vụ Công nghiệp nhẹ cũng không còn tách riêng mà đã 1 Cục là Cục Công nghiệp.

Bộ Công Thương cũng thành lập 1 Cục mới là Cục Phòng vệ thương mại.

Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cũng có tên gọi mới là Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.

Các Vụ phụ trách thương mại với các đối tác nước ngoài cũng thu gọn thành 2 Vụ là Vụ Thị trường châu Á - châu Phi và Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ.

Theo Nghị định 98 của Chính phủ, Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao; cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước.

Ngoài ra, Bộ Công Thương còn phụ trách xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.(Vietnamnet)
--------------------------

Habeco bị truy thu và phạt hơn 15 tỷ đồng tiền thuế

Habeco vừa bị ngành thuế xử lý vi phạm về thuế với tổng số tiền truy thu, phạt hành chính và chậm nộp thuế là hơn 15 tỷ đồng.

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, HOSE: BHN) vừa công bố thông tin về việc hoàn thành nộp tiền truy thu thuế, khoản vi phạm hành chính và tiền chậm nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước.

Theo đó, Habeco bị Tổng Cục thuế xử lý vi phạm về thuế với tổng số tiền truy thu năm 2015, phạt hành chính và chậm nộp thuế là hơn 15 tỷ đồng. 

habeco-res

Habeco bị truy thu và phạt hơn 15 tỷ tiền thuế. 

Trong đó, số tiền truy thu qua thanh tra là hơn 11.14 tỷ đồng gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. Còn phạt vi phạm hành chính về thuế là 2.22 tỷ đồng và số tiền chậm nộp thuế là 1.7 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét quý 2/2017 vừa công bố, quý 2/2017, Habeco đạt 2.950 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng trưởng nhẹ 6,5% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Habeco đạt doanh thu 4.225 tỷ đồng, tăng 4,6% so với 6 tháng đầu năm 2016.

Đáng chú ý, thời gian qua, Habeco đã chi rất mạnh tay cho quảng cáo, khuyến mại, hỗ trợ.

Cụ thể, riêng trong quý 2/2017, chi phí này lên đến hơn 141 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm lên 223 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.

Với việc chi đậm cho quảng cáo, lợi nhuận sau thuế riêng quý 2/2017 của Habeco chỉ đạt 215 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng năm ngoài. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của Habeco đạt 313 tỷ đồng, giảm so với mức gần 320 tỷ đồng cùng kỳ.

Đặc biệt, theo báo cáo, tại ngày 30/6/2017, lượng tiền của Habeco còn 1.928 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 1.724 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó, có 17,7 tỷ đồng tiền mặt, 1.479 tỷ đồng tiền gửi ở ngân hàng không kỳ hạn, khoảng 430,7 tỷ đồng các khoản tương đương tiền.(VTC)

Trở về

Bài cùng chuyên mục