tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-06-2017

  • Cập nhật : 16/06/2017

Thế giới tiếp tục dư cung dầu thô vào năm 2018

Sản lượng dầu thế giới sẽ tăng nhanh hơn nhu cầu trong năm sau, chủ yếu vì dầu đá phiến Mỹ 'hồi sinh', cản trở nỗ lực vực dậy giá cả của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga.

anh: afp

Ảnh: AFP

Theo AFP, đây là nhận định mà Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra hôm 14.6. Một ngày sau khi OPEC phàn nàn rằng sản lượng đi lên ở Mỹ đang làm chậm nỗ lực cân bằng thị trường dầu mỏ, IEA cũng cho hay các nhà sản xuất Mỹ sẽ khiến nhiều nước xuất khẩu dầu khác đau đầu.

Trong báo cáo tháng mới nhất, IEA viết: “Trong năm 2018, chúng tôi dự báo sản lượng từ các nước ngoài OPEC sẽ tăng lên nhiều hơn một chút so với nhu cầu toàn cầu. Dự báo đầu tiên của chúng tôi cho năm 2018 là sản lượng dầu thô Mỹ sẽ tăng so với năm trước. Sức tăng trưởng còn có thể nhanh hơn”.

Các thành viên OPEC cùng Nga cách đây không lâu đồng ý hạ sản lượng dầu trong sáu tháng, bắt đầu từ đầu năm nay nhằm giảm nguồn cung đang “làm lụt” thị trường dầu mỏ. Việc này giúp giá dầu ổn định vào đầu năm. Giá dầu Brent ở trên ngưỡng 50 USD/thùng. Trong cuộc họp hồi tháng 5, các bên còn đồng ý kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng.

Dù vậy, dầu thô từ Mỹ khiến quá trình tái cân bằng cung - cầu chậm lại. Giá dầu Brent hạ xuống dưới mốc 50 USD/thùng kể từ khi OPEC nhóm họp. Hôm 14.6, dầu Brent có giá 48,17 USD/thùng.

Giới sản xuất Mỹ đã và đang hưởng lợi từ nỗ lực hạ hạn ngạch của các nước trong và ngoài OPEC. Các nhà sản xuất dầu đá phiến sét có thể đặc biệt phản ứng nhanh chóng với sự phát triển của thị trường vì họ ít chịu gánh nặng vốn hơn các nhà sản xuất khác. Vì vậy, họ nhanh chóng đẩy sản lượng đi lên khi giá cả khởi sắc.(thanhnien)
---------------------------

Tỷ lệ nội địa hoá của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam chỉ bằng nửa ở Trung Quốc

"Tỷ lệ nội địa hoá của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 34%, trong khi Trung Quốc là 68%, Thái Lan là 57%. Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu linh kiện từ các nước xung quanh", ông Hironobu Kitagawa – Trưởng đại diện, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại Hà Nội cho biết.

 

ong hironobu kitagawa – truong dai dien, to chuc xuc tien thuong mai nhat ban tai ha noi

Ông Hironobu Kitagawa – Trưởng đại diện, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại Hà Nội

 

Tại buổi họp báo "Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 7 tại Hà nội", ông Suttisak Wilanan – Phó Giám đốc Điều hành Công ty Reed Tradex cho biết: “Tính đến tháng 12/2016, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 2 trong số các quốc gia ASEAN. Trong đó, nhiều ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng, nổi bật nhất là ngành điện tử.

Các xu hướng này có thể tiếp tục mang lại nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất linh kiện trong bối cảnh, các thương hiệu điện tử khổng lồ như Intel, Panasonic và Microsoft đã chuyển sang Việt Nam.

Nhờ đó, ngành công nghiệp hỗ trợ cũng phát triển mạnh mẽ hơn, nhập khẩu đã tăng 3 lần từ nă 2011 đến 2016, trong khi xuất khẩu tăng gần 5 lần, từ 12,8 tỷ USD lên 65,8 tỷ USD vào năm 2015.

Đến đầu năm 2015, Việt Nam là nước xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN, nhưng với tốc độ phát triển như hiện nay, Việt Nam sẽ nhanh chóng vươn lên thứ hạng cao hơn.

Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cũng đã có kế hoạch 10 năm để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp cho việc nghiên cứu và phát triển, chuyển giao và đổi mới công nghệ, cũng như trong việc đào tạo nguồn nhân lực để tham gia tốt hơn vào dây chuyển sản xuất toàn cầu và tăng cường vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho ngành công nghiệp.

Việt Nam cũng tham gia vào Hiệp định Công nghệ Thông tin hay còn gọi là ITA với rất nhiều tiềm năng và cơ hội. Nhưng để tận dụng được những lợi thế của ITA, chính ra cần tăng năng suất, đẩy mạnh chuỗi giá trị và tăng cường nội địa hoá.

Hiện tại, tỷ lệ doanh nghiệp điện tử nước ngoài ở Việt Nam chỉ chiếm 1/3 nhưng chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu tiện tử của cả nước và chiếm 80% thị phần nội địa.

Dù vậy, ông Hironobu Kitagawa – Trưởng đại diện, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại Hà Nội cũng chỉ ra rằng: “Cơ hội đầu tư vào Việt Nam rất hấp dẫn nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Một trong những vẫn đề khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam đang gặp phải đó là “tỷ lệ nội địa hoá nguyên liệu, vật tư, linh kiện còn thấp”.

Tỷ lệ nội địa hoá của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 34%, trong khi Trung Quốc là 68%, Thái Lan là 57%.

Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu linh kiện từ các nước xung quanh dẫn đến gia tăng chi phí và rủi ro lớn hơn cho doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực chế tạo tại Việt Nam.

Đây cũng là nguyên nhân gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất trung và dài hạn tại Việt Nam. Trong ngành công nghiệp hỗ trợ, hoạt động sản xuất vật tư, linh kiện thường được triển khai bởi doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Những hạn chế về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là một trong những vấn đề tồn đọng của Việt Nam.

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, việc lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện có nguy cơ gây ra rủi ro lớn đối với doanh nghiệp Nhật Bản khi triển khai hoạt động toàn cầu. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh về chi phí và đảm bảo nguồn cung cấp vật tư, linh kiện ổn định thì việc tìm kiếm các đối tác trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam đóng vai trò cực kỳ quan trọng.(Bizlive)
------------------------

Hà Nội bêu tên 72 doanh nghiệp chây ỳ nộp thuế

Theo thông báo mới đây của Cục Thuế Hà Nội, trong số 72 doanh nghiệp trên, báo cáo của ngành thuế cho thấy, có 6 đơn vị nợ tiền thuê đất với số là hơn 27 tỷ đồng.

Đáng chú ý, có số nợ chiếm phần lớn là CTCP Đầu tư Thương mại Dịch vụ Cầu Giấy với hơn 22 tỷ đồng.

Với doanh nghiệp nợ thuế, phí, đại diện ngành thuế tính toán, có 66 doanh nghiệp trong diện này với tổng nợ là hơn 58 tỷ đồng. Cụ thể, có 13 doanh nghiệp nợ thuế trên 1 tỷ đồng, còn lại là những đơn vị có số nợ từ vài chục triệu đồng tới vài trăm triệu đồng.

Đứng đầu trong nhóm nợ thuế, phí là Công ty TNHH một thành viên Hà Thành với gần 7,4 tỷ đồng chưa thực hiện nộp ngân sách.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp nợ thuế lớn đợt này có thể kể tới như: CTCP Suất ăn công nghiệp Atesco (gần 4,4 tỷ đồng), CTCP Xây dựng VNC (3,5 tỷ đồng), CTCP du lịch và xuất nhập khẩu Thăng Long (3,5 tỷ đồng), Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Tiến Hưng (3,4 tỷ đồng), CTCP Havico (3,3 tỷ đồng)…

Trước đó, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã thực hiện công khai nợ của 720 doanh nghiệp và dự án nợ tiền thuế với tổng số tiền nợ đã đăng công khai là gần 2.708 tỷ đồng. Sau công khai, đã có 209 doanh nghiệp nộp lại ngân sách với số thuế là trên 69 tỷ đồng.(bizlive)
----------------------

Uber trở thành bài học cảnh giác cho các startup

Từng là “con cưng” của ngành công nghệ, startup giá trị nhất thế giới Uber đang trải qua một trong những giai đoạn sóng gió nhất kể từ khi thành lập.

Uber trở thành bài học cảnh giác cho các startup

Ảnh minh họa.

Uber vừa công bố kết quả của cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng về văn hóa công ty. Cùng lúc này, CEO Travis Kalanick tạm vắng mặt sau cái chết của mẹ. Đã gần 6 tháng kể từ khi Uber lâm vào khủng hoảng truyền thông và các bê bối khác. Những câu chuyện tiêu cực liên tiếp xảy ra đẩy Uber từ "con cưng" của ngành công nghệ đến "câu chuyện cảnh giác" cho các startup đang tìm cách tăng trưởng mọi giá nhưng không chịu trưởng thành.

Một số khuyết điểm của Uber được nhắc đến trong báo cáo lại không hiếm gặp tại Silicon Valley: đó là nhà sáng lập với quá nhiều quyền hành, nhân viên không đủ đa dạng và phân biệt đối xử giới tính. Chỉ vừa hôm qua, thành viên Ban quản trị Uber đã phải nộp đơn từ chức sau khi có câu nói đùa về phụ nữ trong cuộc họp quan trọng.

Song những khó khăn khác của Uber lại nhấn mạnh đến những rủi ro độc nhất vô nhị đang chờ đợi startup thế hệ mới. Trong vài năm gần đây, ngày càng nhiều công ty gọi được các khoản vốn chưa có tiền lệ. Rất nhiều, bao gồm cả Uber, dùng số tiền đó để trì hoãn “lên sàn” (IPO) càng lâu càng tốt.

Dù điều này giúp startup tránh bị phố Wall theo dõi, nó lại có nhược điểm. Trở thành công ty đại chúng buộc doanh nghiệp phải có hành vi “trưởng thành và kỷ luật”, theo Lise Buyer, một chuyên gia về IPO, cho biết.

Cho đến năm 2014, Uber vẫn chưa thực sự có người đứng đầu bộ phận nhân lực. Năm 2016, startup lỗ tới 2,8 tỷ USD nhưng cũng không có Giám đốc tài chính. Trong lúc “nước sôi lửa bỏng” như hiện nay, Uber đang hoạt động mà không có Giám đốc điều hành, Giám đốc marketing, Chủ tịch và ít nhất là một người thay thế CEO.

Công ty đang cố lấp đầy các vị trí còn trống cũng như bổ sung thành viên vào Ban quản trị. Họ có thể làm điều đó sớm hơn nhiều nếu nghiêm túc về việc IPO. Vấn đề là, theo Buyer, “công ty càng lớn và càng không bị kìm cương, họ càng khó thay đổi thói quen và văn hóa”.

Văn hóa Uber nổi tiếng hiếu thắng và hung hãn. Những thứ như “dẫm chân nhau”, “luôn chen lấn”… nằm trong danh sách 14 “giá trị văn hóa” công ty. Chúng không phải một điều ngẫu nhiên. Như nhiều startup khác, Uber ra đời và phải chống chọi với một thị trường rộng lớn. Họ chọn cách bỏ qua các quy tắc được xem là lỗi thời và tự đặt ra luật chơi riêng.

Uber bị cáo buộc phát triển công cụ giúp tài xế qua mặt các nhà chức trách, bị Google kiện đánh cắp bí mật công nghệ xe hơi tự lái. Ethan Kurzweil, đối tác tại hãng đầu tư mạo hiểm Bessemer, cho rằng đây chính là lời cảnh tỉnh cho những ai còn muốn xem thường các quy tắc. Không công ty nào có quyền đi quá giới hạn các hành vi được chấp nhận của con người.

Uber không phải cái tên đầu tiên bị trừng phạt vì lối suy nghĩ này. Zenefits, một startup phần mềm tuyển dụng từng được định giá 4,5 tỷ USD, gặp rắc rối lớn vì các nhân viên kinh doanh hoạt động như một đại lý bảo hiểm mà không có giấy phép cũng như các hành vi không phù hợp khác.

Tuy nhiên, Uber không phải là một startup bình thường. Nó là “vua kỳ lân” (unicorn, biểu tượng khởi nghiệp xuất sắc). Nó được tôn sùng vì được định giá cao nhất trong giới startup và sở hữu tham vọng thay đổi ngành vận tải vô tiền khoáng hậu. Thành bại của Uber vẫn chưa thể nói trước.(ICTnews)

Trở về

Bài cùng chuyên mục