tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-12-2015

  • Cập nhật : 02/12/2015

14 năm liên tục hạt tiêu Việt Nam giữ 'ngôi vương' thế giới

 Cụ thể từ năm 2000 đến nay Việt Nam sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu thế giới, chiếm 50% sản lượng xuất khẩu của thế giới. 
 

Đại diện Cục Trồng trọt cho biết như trên tại hội nghị đẩy mạnh sản xuất, chế biến, tiêu thụ hồ tiêu do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 1-12 tại TP.HCM.

Cụ thể từ năm 2000 đến nay, Việt Nam sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu thế giới, chiếm 50% sản lượng xuất khẩu của thế giới. Khối lượng xuất khẩu chiếm 95% sản lượng. Khối lượng xuất khẩu tiêu 11 tháng đầu năm 2015 lên đến 124.000 tấn với giá trị gần 1,2 tỉ USD, giảm 17% về khối lượng nhưng tăng 2,8% về giá trị. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2015 đạt 9.521 USD/tấn, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2014. Các thị trường nhập khẩu nhiều hồ tiêu Việt Nam nhất là Mỹ, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Singapore.


 

Giá tiêu cao khiến nông dân tăng diện tích trồng 
 

Bộ NN&PTNT quy hoạch diện tích trồng hồ tiêu đến năm 2020 duy trì ổn định ở mức 50.000 ha, thế nhưng nhiều năm qua ngành hồ tiêu đều “vỡ” quy hoạch. 

Diện tích trồng hồ tiêu tăng từng năm, năm 2014 diện tích hồ tiêu tăng 17.000 ha so với năm 2014 đạt hơn 85.000 ha. Năm 2015 chưa có thống kê đầy đủ nhưng dự báo diện tích hồ tiêu cả nước đã vượt con số 100.000 ha. Nguyên nhân là giá tiêu tăng mạnh, có thời điểm giá tiêu đen đạt 200.000 đồng/kg nên phong trào trồng tiêu càng bùng phát, đặc biệt ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Tuy xuất khẩu ổn định, thị trường tiêu thụ ngày càng rộng nhưng trong khoảng hai năm nay đã xuất hiện những yêu cầu mới khắt khe hơn từ khách hàng ở một số nước của thị trường châu Âu, châu Mỹ… về vệ sinh an toàn thực phẩm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. 

Ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cafecontrol, cho biết Bộ NN&PTNT cần quy hoạch diện tích từng địa phường, từng vùng và có chính sách hỗ trợ, biện pháp đẩy mạnh phát triển vườn tiêu theo tiêu chuẩn GAP, chứng nhận quốc tế và theo hướng hữu cơ. 

Theo ông Toàn, hiện nay đã có 18 doanh nghiệp lớn đầu tư các nhà máy chế biến tiêu thụ sạch, trong đó có những nhà máy trang bị hệ thống xử lý tiệt trùng hiện đại.


Tám doanh nghiệp sữa bất ngờ bị truy thu 1.000 tỉ

Ngày 1-12, tập thể tám công ty sản xuất và nhập khẩu sữa đã đồng thuận ký vào một bản kiến nghị khẩn cấp gửi đến Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Tài chính phản đối về việc áp dụng mã số không có căn cứ với mặt hàng Anhydrous Milk Fat.
 
Văn bản kiến nghị nêu rõ từ năm 2000 đến nay các DN nhập khẩu mặt hàng có tên thương mại là Anhydrous milkfat (AMF) dùng để phục vụ sản xuất, kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
 
Theo tài liệu quy chuẩn codex của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế mà Việt Nam là thành viên, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam… thì tên gọi Anhydrous MilkFat hay Anhydrous Butterfat là như nhau. Sản phẩm này chính là dầu bơ khan hay gọi cách khác là chất béo khan của bơ hay là chất béo khan từ sữa.
Từ đó, tất cả các DN nhập khẩu khai báo tên hàng tiếng Việt là: Dầu bơ tinh chế từ sữa/dầu bơ có nguồn gốc từ sữa/dầu bơ khan/chất béo khan của bơ/dầu bơ/chất béo sữa đã tách nước…; mã số là 0405.90.10.00 (mã 10 số), và 0405.90.10 (mã 8 số).
Bên cạnh đó, tất cả các kết quả giám định, phân tích chứng nhận của các cơ quan chức năng, bao gồm cả hải quan đều xác định mặt hàng Anhydrous MilkFat có mã số đúng là 0405.90.10.
Tuy nhiên, ngày 24-11-2014, Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu chi nhánh tại TP.HCM có thông báo số 2926 thông báo kết quả phân tích đối với một mẫu hàng thuộc lô hàng Anhydrous MilkFat của Công ty TNHH Néstle Việt Nam nhập khẩu tờ khai 10008799954/A12 ngày 1-8-2014 tại Cục Hải quan Đồng Nai.
Tổng cục Hải quan cũng có thông báo số 14619 ngày 8-12-2014 thông báo về kết quả phân loại đối với mặt hàng Anhydrous MilkFat có mã số 0405.90.90 (loại khác).
Từ đó các Cục Hải quan địa phương mời các DN sữa lên làm việc và yêu cầu điều chỉnh mã số theo thông báo số 14619 nêu trên. Đồng thời đề nghị truy thu thuế đối với tất cả các tờ khai nhập khẩu trước đây.
Điều này cho thấy cơ quan hải quan sử dụng một thông báo có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành (8-12-2014) để hồi tố truy thu các tờ khai nhập khẩu lịch sử.
“Chúng tôi không đồng ý với kết quả phân tích phân loại bất nhất này và việc truy thu thuế mang tính áp đặt là hoàn toàn không có căn cứ. Khi đó, chúng tôi đã lập tức đưa ra các cơ sở nên cơ quan hải quan đã đồng ý dừng lại mọi việc này”, một DN bức xúc.
Sau đó, ngành hải quan lấy mẫu để tiến hành thực hiện phân tích, xác định mặt hàng Anhydrous MilkFat có mã số đúng là 0405.90.10.
Thế nhưng mới đây Tổng cục Hải quan lại ra những văn bản chỉ đạo mang tính cá biệt để chỉ đạo các cục hải quan địa phương sử dụng mã số thuế 040590.90 thay vì sử dụng mã số đúng là 0405.90.10 và thực hiện truy thu thuế (nhập khẩu và VAT) từ năm 2010.
Ngay lập tức, Cục Hải quan các tỉnh, thành đã nhanh chóng mời đại diện tám công ty đến làm việc và các công ty bất ngờ nhận ra con số bị truy thu thuế năm năm sẽ lên đến khoảng 1.000 tỉ đồng.
Theo các DN, việc áp dụng mã số thuế không đúng này của cơ quan hải quan làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của DN với việc phải nộp bổ sung thuế một cách bất hợp lý từ một văn bản chỉ đạo của Tổng cục Hải quan.

Vì vậy tập thể các DN kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng Bộ Tài chính có ý kiến chỉ đạo cơ quan hải quan không ban hành các quyết định ấn định thuế và thu hồi các thông báo yêu cầu nộp bổ sung thuế đối với các DN sữa liên quan đến mặt hàng nói trên.

 

Tám công ty sản xuất và nhập khẩu sữa phản đối về việc áp dụng mã số không có căn cứ gồm: Vinamilk, Đại Tân Việt, Friesland Campina, Nutifood, Thế hệ mới, Á Châu, Sữa Hà Nội và Thực phẩm Hoàng Lâm.

Đề xuất Tổng cục Thuế thanh tra Công ty Coca-cola Việt Nam

Cục Thuế TP.HCM vừa thành lập phòng thanh tra giá chuyển nhượng, chuyên trách việc lập kế hoạch thanh tra chuyển giá, xây dựng quy trình thanh tra, thu thập, nghiên cứu các dấu hiệu chuyển giá...

Cục cũng có văn bản đề xuất Tổng cục Thuế đưa vào kế hoạch thanh tra đối với Công ty Coca-Cola Việt Nam.

Theo đó, Coca-Cola Việt Nam liên tục kê khai lỗ trong nhiều năm. Cục Thuế TP đã thanh tra và sau đó công ty bắt đầu có lãi vào năm 2013, 2014. Do được chuyển lỗ trong vòng năm năm, vì vậy dù có lãi nhưng đã chuyển lỗ thì công ty này vẫn chưa đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.


Chính phủ cam kết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức sáng 1-12, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói: “Chính phủ cam kết đồng hành, lắng nghe và tháo gỡ khó khăn, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp”.

Theo ông Ninh, việc Việt Nam hội nhập sâu rộng là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và các nhà đầu tư nói chung dù thách thức và cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn.

pho thu tuong vu van ninh noi: “chinh phu cam ket dong hanh, lang nghe va thao go kho khan, bao dam quyen loi chinh dang cua doanh nghiep” 

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói: “Chính phủ cam kết đồng hành, lắng nghe và tháo gỡ khó khăn, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp” 

“Chính phủ tiếp thu và ghi nhận những đóng góp của VBF, đồng thời tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu trả lời, sửa đổi và bổ sung chính sách” - Phó Thủ tướng Ninh nói.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho rằng để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt thì cải cách thể chế phải thực chất.

“Năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn thấp, tham nhũng vẫn là một vấn nạn, môi trường kinh doanh dù đã được cải cách nhưng khả năng thực thi còn nhiều yếu kém” - Bộ trưởng Vinh nói.

Theo Bộ trưởng Vinh, Việt Nam là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN, nhiều Hiệp định tự do thương mại (FTA) đã được ký kết, đặc biệt FTA với châu Âu sẽ được ký kết ngày 2-12 tại Bỉ, sắp tới là TPP sẽ ngày càng đặt ra yêu cầu cấp thiết về nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật…

“Những vấn đề then chốt này đều là mối quan tâm của Chính phủ, các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp” - Bộ trưởng Vinh cho hay.


Sẽ làm việc với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ về cá ba sa

 Ngày 30-11, trả lời câu hỏi của PV về phản ứng của Việt Nam liên quan đến việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ triển khai chương trình giám sát đối với các loài cá thuộc họ Siluriformes, trong đó có cá tra, ba sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết rất thất vọng về việc này.

Theo ông, các công ty Việt Nam hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, luôn tuân thủ các quy định về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm khi xuất khẩu mặt hàng cá này vào thị trường Hoa Kỳ và đã được người tiêu dùng Hoa Kỳ chấp nhận rộng rãi. Do đó, việc lập cơ chế giám sát nêu trên là không cần thiết và tác động nghiêm trọng tới xuất khẩu của Việt Nam, tới đời sống của nhiều người nông dân Việt Nam cũng như quyền lợi của người tiêu dùng Hoa Kỳ.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, theo dõi sát quá trình triển khai để bảo vệ quyền lợi chính đáng của hai nước” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-12-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-12-2015

    Hà Nội sẽ thu hồi gần 650 dự án, công trình trong năm 2016
    Bitexco liên danh với nước ngoài đầu tư khu đô thị Bình Quới
    Bị lừa mua vàng giả, chủ tiệm vàng mất hơn 10 tỉ đồng
    Bắt buộc ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen
    Chính phủ yêu cầu NHNN theo dõi sát diễn biến thị trường tiền tệ, tỷ giá cuối năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-12-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-12-2015

    Sẽ xem lại việc khống chế số doanh nghiệp xuất khẩu gạo
    Hải quan và doanh nghiệp bất đồng về mã số thuế
    ĐBSCL còn tiềm năng lớn về kinh tế nông nghiệp
    ​Chi trả nợ gấp hơn 2 lần số thu từ bán dầu thô
    GDP tăng 1% nhưng thiệt hại do môi trường bị tàn phá đến 3%

  • Tin kinh tế đọc nhanh 04-12-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh 04-12-2015

    Chi ngân sách Nhà nước vượt ngưỡng 1 triệu tỷ đồng sau 11 tháng
    Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của nhóm NHTM Nhà nước thấp nhất hệ thống
    Hy Lạp phạt công ty con của Heineken vì lũng đoạn thị trường
    TPHCM: Phấn đấu giảm 80% tổng số nợ thuế
    PMI ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục "lao dốc"

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-12-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-12-2015

    Nhà nước thu về gần 5.000 tỷ đồng nhờ thoái vốn qua HNX
    Truy lùng nữ chủ tịch HĐQT huy động 74 tỷ rồi trốn
    Trung Nguyên chính thức lên tiếng về vụ tạm ngừng cung cấp cafe G7
    Vì sao tỷ giá tăng?
    Ngân hàng Nhà nước không nên vội dự trữ Nhân dân tệ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-12-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-12-2015

    Ngân hàng Thế giới dự báo lạc quan về kinh tế Việt Nam
    Lại lo ‘bong bóng’ bất động sản
    Nữ doanh nghiệp Việt lọt top 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới 2015
    11 tháng, vốn FDI đạt trên 20 tỉ USD
    Khởi tố hàng loạt giám đốc mua bán hóa đơn

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-12-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-12-2015

    Cần phải 'thay máu' cho cà phê Việt Nam
    Tạm giữ 24,8 tấn đá vi phạm chính sách xuất khẩu
    Phát hiện xưởng "khủng" sản xuất ống nhựa Bình Minh giả 
    Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2016 là 8,5%-9%
    Kinh tế khó khăn nhưng thu ngân sách vượt dự toán

  • Tin kinh tế đọc nhanh 02-12-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh 02-12-2015

    Thép Việt bị thép TQ tấn công: Nên điều tra chống phá giá
    Công bố 500 doanh nghiệp lớn nhất VN
    Hàn Quốc thông qua FTA với Việt Nam
    Nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế
    Sẽ thanh tra hoạt động chuyển giá tại Coca-Cola VN

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-12-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-12-2015

    Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn ngoại
    Nga chưa chuẩn bị cho cú sốc dầu lao dốc 30 USD 
    Nhiều lãnh đạo ngân hàng bán cổ phần
    Giảm sức cạnh tranh vì giá thuê mặt bằng cao
    Thương lái Trung Quốc ép giá mua tôm hùm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 01-12-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh 01-12-2015

    EU tiếp tục hỗ trợ phát triển du lịch 3 tỉnh miền Trung
    EU-Việt Nam tiến tới thỏa thuận thương mại tự do song phương
    Lãnh đạo Coca-Cola từ chức vì gian dối
    Bổ sung quy định về hình thức phá sản công ty nông lâm nghiệp
    Samsung giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ VN

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-11-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-11-2015

    Hơn 2 tỷ USD từ nước ngoài đang chảy vào BĐS Việt Nam
    CEO tăng vốn đầu tư vào Phú Quốc
    Nhật Bản muốn cùng Việt Nam khai thác thị trường CNTT của TPP
    Thủ tướng chỉ đạo “bán luôn” doanh nghiệp Nhà nước nếu tư nhân đặt mua, quản lý tốt
    Uber sẽ lập công ty mới ở Việt Nam để làm đề án thí điểm