tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-03-2016

  • Cập nhật : 02/03/2016

Cần tiếp tục giảm thuế cho doanh nghiệp

can tiep tuc giam thue cho doanh nghiep

Cần tiếp tục giảm thuế cho doanh nghiệp

Với các loại phí nhiều như ở VN, kiểu quả trứng gà gánh hơn 10 loại phí, nếu tính vào con số đóng góp cho nhà nước có thể sẽ rất cao hơn con số được công bố...

Trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh vụ “làm 10 đồng, thuế “ăn” 4 đồng”, bà Phạm Chi Lan, thành viên Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh, cho rằng 40% lợi nhuận của doanh nghiệp phải đóng góp cho Nhà nước là con số có tính khoa học, được Ngân hàng Thế giới (WB) công khai minh bạch cách tính và theo cùng tiêu chí với các nước.

Theo bà Lan, dù cách tính đó (gom các loại bảo hiểm và phí công đoàn vào thuế) không giống VN nhưng cũng bỏ qua nhiều loại thuế, như thuế VAT và đặc biệt là các loại phí... “Với các loại phí nhiều như ở VN, kiểu quả trứng gà gánh hơn 10 loại phí, nếu tính vào có thể sẽ rất cao hơn con số được công bố” - bà Lan nói.

Cũng theo bà Lan, báo cáo của WB cũng chỉ là một cách nhìn, còn vấn đề quan trọng hiện nay là VN cần tiếp tục giảm thuế cho doanh nghiệp bởi tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp VN thấp, trong khi nhiều yếu tố đầu vào (như lãi suất) vẫn đang cao hơn nhiều nước.

Trước đó, phản hồi thông tin doanh nghiệp phải đóng góp 40% lợi nhuận cho Nhà nước, Bộ Tài chính cho biết tỉ trọng tổng số thu ngân sách nhà nước trên GDP của VN giai đoạn năm 2011-2015 khoảng 23,3%.

Nếu chỉ so sánh riêng tỉ lệ huy động từ thuế, phí tính trên GDP thì tỉ lệ động viên ngân sách từ thuế, phí (bao gồm cả thu từ dầu thô) ở VN khoảng 20,9% GDP.

Còn phần mà doanh nghiệp đóng góp là các khoản về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, không thuộc về khoản huy động tài chính của Nhà nước, mà đây là các khoản đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động nhằm bảo đảm các chính sách an sinh cho bản thân người lao động...


Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng lên 1,8 tỷ USD

tai san cua ty phu pham nhat vuong tang len 1,8 ty usd

Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng lên 1,8 tỷ USD


Sau 4 năm kể từ khi chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng được xếp hạng trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes, đây vẫn là đại diện duy nhất của Việt Nam.

Tạp chí Forbes vừa cập nhật danh sách tỷ phú thế giới năm 2016. Theo đó, đại diện duy nhất của Việt Nam, chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng đã tăng từ vị trí thứ 1.118 cách đây một năm lên 1.011.

Forbes hiện ước tính tài sản của ông Vượng đạt 1,8 tỷ USD, tăng 100 triệu USD so với năm ngoái.

Vingroup hiện là doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Việt Nam với vốn hóa đạt hơn 85.500 tỷ đồng (3,8 tỷ USD). Không chỉ có bất động sản, tập đoàn này còn có nguồn thu đáng kể từ kinh doanh khách sạn, bán lẻ, giáo dục, y tế…

Sau các đợt phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu quốc tế trong thời gian gần đây, hiện tỷ lệ sở hữu trực tiếp của ông Phạm Nhật Vượng và vợ tại Vingroup giảm xuống còn 32,2%.


Phó chánh Thanh tra NHNN: Thông tư 36 chỉ là yếu tố rất nhỏ với thị trường BĐS

"Nguy cơ đổ vỡ của ngân hàng khi dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn là rất cao cho nên cần có bước điều chỉnh cho hợp lý. Đây là mục tiêu của thông tư 36." Ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra Ngân hàng nhà nước nói.

Những ngày qua, thị trường bất động sản đang nóng lên sửa đổi thông tư 36. Cụ thể, sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố dự thảo sửa đổi thông tư 36/2014/TT-NHNN trong đó dự kiến giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40% và nâng cao hệ số rủi ro của các khoản phải đòi về bất động sản từ 150% lên 250% đã có nhiều quan điểm, ý kiến xung quanh vấn đề này.

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) ngày 24/2/2016 đã có văn bản gửi Thống đốc NHNN và các cơ quan và ban ngành, kiến nghị chưa nên sửa đổi thông tư 36.

Theo VNREA, thị trường BĐS chỉ mới phục hồi, chỉ có một số dự án BĐS tốt có thanh khoản cao, còn hầu hết nhiều dự án vẫn khó khăn. Nếu điều chỉnh thông tư 36 sẽ có tác động tiêu cực đến thị trường BĐS Việt Nam, ảnh hưởng xấu đến nhiều thị trường khác có liên quan. Như vậy, cả nền kinh tế sẽ bị tác động xấu..

Trước những lo lắng từ phía các tổ chức và doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản liên quan đến việc sửa đổi Thông tư 36, ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã có những phản hồi khá chi tiết xung quanh câu chuyện này.

Theo ông Huyền Anh, trên thực tế phải hiểu rõ thông tư 36 tác động như thế nào đối với thị trường BĐS? "Thông tư 36 áp dụng đối với việc bỏ vốn đầu tư tạo lập, nhận mua, chuyển nhượng, thuê, cho thuê, mua bán kinh doanh BĐS...nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy hệ số rủi ro chỉ tác động đến những mục tiêu đầu tư BĐS để sinh lời chứ không phải toàn bộ thị trường BĐS", ông Huyền Anh khẳng định.

ong pham huyen anh, pho chanh thanh tra ngan hang nha nuoc

Ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra Ngân hàng nhà nước

Cũng theo đại diện NHNN, nguồn vốn của Ngân hàng đầu tư vào chủ yếu là vốn ngắn hạn, trong suốt thời gian vừa qua trên 70% vốn ngắn hạn của ngân hàng cho vay đầu tư BĐS và thường cho vay dài hạn. Nguy cơ đổ vỡ của ngân hàng khi dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn là rất cao cho nên cần có bước điều chỉnh cho hợp lý. Đây là mục tiêu của thông tư 36."

Phó chánh Thanh tra ngân hàng nhà nước cũng nhấn mạnh: "Việc điều chỉnh chính sách nói trên không mang ý nghĩa về động thái “nới lỏng” hay “siết chặt” vốn tín dụng vào lĩnh vực này. Đây chỉ là một thông điệp  từ Ngân hàng Nhà nước đối với lĩnh vực bất động sản trong việc tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay."

"Dự thảo thông tư 36 chúng tôi đưa ra lần này dựa trên nguyên tắc sức khỏe của ngân hàng luôn gắn chặt với sức khỏe của doanh nghiệp. Hệ thống ngân hàng ổn định, không rủi ro thì mới có vốn cho doanh nghiệp vay. Hạn chế rủi ro cho ngành ngân hàng cũng là hạn chế rủi ro cho nền kinh tế", ông Huyền Anh cho biết.

Cũng theo đại diện ngân hàng nhà nước, chính sách tiền tệ không phải là biện pháp duy nhất để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Hiện nay, khi thị trường đã qua giai đoạn khó khăn nhất, đã thu hút được các nguồn vốn khác tốt hơn, nguồn tín dụng đã hoàn tất vai trò “vốn mồi” của mình. Vì vậy, cần có chính sách để hạn chế dần nguồn vốn này và gia tăng các nguồn vốn khác vào, điển hình như tiền nhàn rỗi từ dân cư, vốn đầu tư nước ngoài hay kiều hối.

"Đối với thị trường BĐS, thông tư 36 là các yếu tố rất nhỏ, cần có những chính sách khác để điều tiết thị trường. Nếu tất cả vấn đề tốt xấu của thị trường BĐS đều đổ cho thông tư 36 thì có tội quá! thị trường BĐS muốn phát triển tốt, ổn định dài hạn cũng cần có sự tham gia và phối hợp cùng nhiều biện pháp chính sách khác như tài khóa, thuế, đất đai…

Trước thông tin Hiệp hội BĐS TPHCM kiến nghị chỉ nên giảm trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 50% và nâng hệ số rủi ro của các khoản phải đòi về bất động sản từ 150% lên 200%; Hiệp hội BĐS Việt Nam đề nghị hoãn sửa đổi thông tư 36, đại diện Ngân Hàng nhà nước cho biết NHNN sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp.

"Khi đưa ra dự thảo sửa đổi thông tư 36, chúng tôi đã đánh giá tác động, lường trước những tác động đến thị trường. Tuy nhiên, để đi đến quyết định cuối cùng, thì phải cần nghe ý kiến đóng góp từ nhiều phía, sau đó sẽ nghiên cứu tỷ lệ tăng, giảm và cuối cùng mới đưa ra lộ trình thực hiện phù hợp trong 1 - 2 năm tới nhằm tránh những tác động không đáng có đối với thị trường", ông Phạm Huyền Anh nhấn mạnh.


Bà chủ Quốc Cường Gia Lai đã thế chấp toàn bộ cổ phiếu của cá nhân để vay ngân hàng

ba chu quoc cuong gia lai da the chap toan bo co phieu cua ca nhan de vay ngan hang

Bà chủ Quốc Cường Gia Lai đã thế chấp toàn bộ cổ phiếu của cá nhân để vay ngân hàng


Tại thời điểm cuối năm 2015, nợ vay của Quốc Cường Gia Lai lên đến gần 2.000 tỷ đồng - được thế chấp chủ yếu từ dự án Phước Kiển và cổ phiếu của bà Nguyễn Thị Như Loan.

Công ty cổ phần Quốc Cường - Gia Lai (QCG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV và cả năm 2015. Theo đó, báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy, sự sụt giảm đáng kể về lợi nhuận của QCG năm vừa qua. Quý IV/2015, công ty có lãi 5,3 tỷ đồng, chỉ bằng 1/5 so với mức cùng kỳ đạt được. Tính cả năm, QCG lãi 23,4 tỉ đồng, giảm 28% so với năm 2014.

Trong năm 2015, tài sản ngắn hạn của QCG tăng thêm gần 700 tỉ đồng nhưng đáng lưu ý là "thành tích" này lại đến từ việc hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng mạnh hơn 1.300 tỉ đồng. Hiện, tồn kho của QCG ở mức 5.444,4 tỉ đồng, chiếm gần 91% tài sản ngắn hạn. Giá trị tồn kho chủ yếu nằm tại dự án khu dân cư Phước Kiển với gần 3.800 tỉ đồng (tăng 27% so đầu năm).

Đặc biệt, báo cáo tài chính của QCG cũng cho thấy những con số chú ý về khoản vay nợ dài hạn lên tới 1.856 tỷ đồng và gần 100 tỷ đồng vay ngắn hạn ngân hàng.

Tất cả những khoản vay trên của Quốc Cường Gia Lai đều được bảo đảm bằng quyền sử dụng đất hay toàn bộ dự án bất động sản mà công ty đang thực hiện, thậm chí là cả cổ phiếu của bà chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Như Loan trong công ty và 4 lô đất là tài sản riêng của bà cũng được dùng để “làm tin” tại các ngân hàng.

Cụ thể, Quốc Cường Gia Lai cũng phải vay ngắn hạn ngân hàng 91,7 tỷ đồng tại các ngân hàng như Liên doanh Việt Nga chi nhánh Đà Nẵng (40 tỷ), Vietinbank Gia Lai (24 tỷ) và Vietcombank Gia Lai (27,7 tỷ đồng).

Bà Loan đã phải dùng tài sản riêng là 2 khu đất tại phường Bình Trung Tây, quận 2- TP Hồ Chí Minh cùng 2 lô đất tại quê nhà là TP Pleiku để thế chấp tại Vietinbank Gia Lai cho các khoản vay trên với lãi suất từ 9-10%/năm.

Riêng tại Vietcombank Gia Lai, bà Loan chỉ cần dùng khoản tiền gửi 6 tỷ đồng có kỳ hạn 6 tháng để vay tới 27,7 tỷ đồng tại Vietcombank Gia Lai với lãi sất chỉ 6,3 – 6,5%/năm.

Các khoản vay dài hạn của QCG cũng đã lên đến 1.856 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là khoản vay 1.621 tỷ đồng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Quang Trung (BIDV Quang Trung) với lãi suất 11,5%/năm dùng để tài trợ dự án khu dân cư 6A Phước Kiển, huyện Nhà Bè – TP Hồ Chí Minh.

Dự án 6A Phước Kiển có tổng mức đầu tư lên đến 3.800 tỷ đồng để xây dựng khu phức hợp gồm: biệt thự, nhà phố, trung tâm thương mại và chung cư cao tầng trên diện tích rộng 906.501 ha.

Khoản vay này chịu lãi suất 11,5% từ ngày 30/07/2015 đến ngày 31/12/2017 và được thế chấp bằng toàn bộ dự án khu dân cư 6A Phước Kiển và cổ phiếu của bà Loan trong công ty (Bà Nguyễn Thị Như Loan hiện sở hữu 101,9 triệu cổ phần (37% vốn điều lệ), tương ứng tài sản đạt 469 tỷ đồng).

QCG cũng đã thế chấp dự án thủy điện Iagrai 1 để vay ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Gia Lai 95,2 tỷ đồng với lãi suất 6,9%/năm và thế chấp quyền sử dụng 2 lô đất thuộc sở hữu của công ty tại khu dân cư Trung Nghĩa và tài sản tại lô đất trên đường Phạm Văn Đồng – Đà Nẵng để vay ngân hàng Việt Nga 20,5 tỷ đồng nhằm mục đích tài trợ cho chính dự án thủy điện Iagra 1.

Trước thông tin dư luận cho rằng, khoản vay dài hạn lên đến 1.856 tỷ đồng là một con số khá lớn thì bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc QCG đã khẳng định với truyền thông rằng: " Về mặt lý thuyết, chủ đầu tư thế chấp tài sản của mình để đầu tư hoạt động kinh doanh của DN là rất bình thường".

Giải thích về việc phải thế chấp tài sản cá nhân, bà Loan cho biết: "Về thực tế, việc thế chấp tài sản của cá nhân tôi với cương vị Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ cũng không hoàn toàn là cầm cố tài sản, tính vốn đối ứng để vay tín dụng. Bởi ngoài việc thế chấp tài sản là bất động sản, thì ngân hàng đã đề nghị thế chấp cổ phiếu sở hữu cổ phần của riêng người đứng đầu, đại diện pháp luật DN nhằm tăng tính ràng buộc trách nhiệm đối với khoản vay – không có giá trị quy đổi hạn mức tín dụng".


Điều chỉnh cục bộ quy hoạch Khu đô thị mới Sài Đồng

phoi canh khu do thi sai dong.

Phối cảnh Khu đô thị Sài Đồng.


Cụ thể, điều chỉnh một phần ô đất cây xanh đơn vị ở (CX2) sang chức năng đất hạ tầng kỹ thuật trong đó có một phần diện tích là trạm cấp nước hiện có.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ban hành Quyết định số 917/QĐ-UBND về phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch ô đất ký hiệu CX2 và đường giao thông quanh ô đất trong Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Sài Đồng, tỷ lệ 1/500, để thực hiện dự án Phục hồi cải tạo, nâng cấp trạm cấp nước Sài Đồng tại các phường: Sài Đồng và Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội.

Cụ thể, điều chỉnh một phần ô đất cây xanh đơn vị ở (CX2) sang chức năng đất hạ tầng kỹ thuật (trong đó có một phần diện tích là trạm cấp nước hiện có).

Điều chỉnh lại hướng tuyến đường giao thông phía Tây Nam ô đất trên cơ sở đường giao thông hiện có (đường nội bộ khu đô thị) và giảm kích thước mặt cắt từ 17,5m xuống 11,5m. Phần đất dân cư hiện trạng nằm trong đường quy hoạch nay điều chỉnh thành đất ở dân cư hiện có.

Việc điều chỉnh cục bộ chức năng sử dụng đất này không làm ảnh hưởng đến định hướng chung trong quy hoạch khu vực. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong khu vực điều chỉnh đảm bảo phù hợp với định hướng quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Sài Đồng và quy hoạch phân khu đô thị N10 đã được phê duyệt, phù hợp với quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn thiết kế và các quy định hiện hành.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-03-2016

    Đi vay, Chính phủ Nhật được trả lãi
    “Đại gia” dầu khí Malaysia sa thải 1.000 nhân viên
    Dệt may Việt Nam thua Campuchia tại EU: Nhanh chóng nhìn lại năng lực của chính mình
    Sẽ có làn sóng các doanh nghiệp nhỏ và vừa của EU đầu tư vào Việt Nam
    Nên chọn Trường Hải làm mẫu tiếp cận cho ngành công nghiệp ô tô khi vào TPP

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-03-2016

    Bán hàng trực tuyến tại Mỹ đạt 523 tỷ USD vào năm 2020
    Petrolimex bị thanh tra kiến nghị xử lý hơn 1.191 tỷ đồng
    Nhờ ngân hàng, người giàu lại càng giàu
    Lãi suất huy động tăng vọt nhưng đa số người gửi tiền không được hưởng
    Giá nhà tăng gấp rưỡi, bong bóng bất động sản đang phình to ở Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-03-2016

    Trung Quốc bị hạ triển vọng tín nhiệm
    Việt Nam có thể thoát bẫy thu nhập trung bình nhờ FTA
    Chủ đầu tư có quyền quyết định giá dịch vụ nhà chung cư?
    Mất 12,8 tỷ USD để mua hết từng món hàng một trên Amazon
    Nhật Bản xem xét tính hợp pháp của Bitcoin

     

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-03-2016

    Đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội lãi 32.000 tỉ đồng
    Ý tưởng “điên rồ”, đại gia BĐS Bitexco đang làm những thứ chẳng giống ai
    Hà Nội công bố danh sách 26 chủ đầu tư được phép "bán nhà trên giấy"
    Ngân hàng đua lãi suất kỳ hạn dài
    Đăng ký kinh doanh mất 15 phút ở TP HCM

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-03-2016

    Thủ tướng Malaysia lại dính bê bối 'nhận hối lộ hàng tỷ USD'
    Moody's xếp hạng tín nhiệm Sacombank ở mức B3, triển vọng ổn định
    Vụ lừa chiếm hơn 422 tỉ đồng: Rúng động 2 lời khai của Ngô Thanh Long tại tòa
    Apple thắng kiện Chính phủ Mỹ
    Trung Quốc sẽ thành lập “siêu cơ quan” để quản lý hệ thống tài chính

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-03-2016

    Doanh nghiệp Nhật đuối sức, hàng "made in Japan" đang mất dần thế thượng phong
    Quảng trị: 4.000m2 đất vàng bỏ hoang giữa trung tâm thành phố
    Sau Hòa Phát, đến lượt VNSteel gửi đơn “kêu cứu” Thủ tướng
    Khi thương hiệu số 1 Việt Nam rơi vào tay tỷ phú Thái
    Vingroup chi 1.200 tỷ để trở thành cổ đông chiến lược của Gỗ Trường Thành

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-03-2016

    Nghị sĩ Philippines kêu gọi trừng phạt kinh tế Trung Quốc
    Trung Quốc tăng cường biện pháp kích thích kinh tế
    Zimbabwe: Đất nước dùng đến 9 loại tiền tệ
    Dân Nga khốn đốn giữa cảnh suy thoái kinh tế
    Ngân hàng Nhà nước giải thích chuyện tỉ giá giảm nhanh

  • Tin kinh tế đọc nhanh 02-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 02-03-2016

    Cuộc rút lui của đại gia ngoại tại các dự án lọc dầu 'tỷ đô'
    Somalia sắp thành quốc gia không tiền mặt
    900 triệu USD kiều hối về TP HCM 2 tháng đầu năm
    Công nghệ nhà thông minh thu hút người dùng châu Á
    Xuất khẩu cua, ghẹ tăng mạnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-03-2016

    Các nước Ả Rập đối mặt khủng hoảng nợ 94 tỉ USD vì giá dầu
    Chứng khoán Việt mất điểm theo sàn Trung Quốc
    Máy chế biến nhựa VN bị áp thuế chống bán phá giá tại Ấn Độ
    Cá tra hụt sản lượng nghiêm trọng nhất trong vòng 10 năm
    Hai dự án công nghệ cao rót hàng trăm tỷ đồng vào Bình Định

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-03-2016

    Hàn Quốc bán hệ thống giao dịch chứng khoán cho Việt Nam
    Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ
    Ukraine đề xuất rao bán 1 triệu ha đất công
    3 lý do việc thiếu tiền mặt khiến Ả Rập Xê Út khốn đốn
    Ngân hàng Thái ráo riết mở rộng mạng lưới