tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-03-2016

  • Cập nhật : 01/03/2016

Hàn Quốc bán hệ thống giao dịch chứng khoán cho Việt Nam

day la lan dau tien han quoc ban toan bo he thong giao dich chung khoan cho mot quoc gia khac - anh: reuters

Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc bán toàn bộ hệ thống giao dịch chứng khoán cho một quốc gia khác - Ảnh: Reuters


Sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc sẽ xuất khẩu hệ thống công nghệ thông tin tích hợp cho sàn giao dịch chứng khoán cho Việt Nam trong năm nay.
Giám đốc Sàn giao dịch chứng khoán KRX của Hàn Quốc ông Choi Kyung-soo hôm nay 29.2 đã tiết lộ thông tin sàn giao dịch này sẽ bán hệ thống công nghệ thông tin tích hợp cho sàn giao dịch chứng khoán cho Việt Nam, theo hãng tin Yonhap.
Ông Choi cho biết sẽ đến Việt Nam vào cuối tháng 3.2016 để ký hợp đồng bán hệ thống này trị giá 28 triệu USD bao gồm hệ thống phần mềm giao dịch, thanh toán và giám sát thị trường. Hệ thống này sẽ được lắp đặt cho sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam trong nửa đầu năm nay, theo Yonhap.
“Đây là lần đầu tiên KRX bán toàn bộ hệ thống giao dịch cho một quốc gia khác”, một quan chức của KRX phát biểu. “Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy các dự án hợp tác chung khác với Việt Nam liên quan đến chứng khoán”, quan chức này nói tiếp.

Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ

Ngày 29-2, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoB) tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ đồng thời cắt giảm lượng tiền dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng. 

to 100 dong nhan dan te va to 100 do la my - anh: reuters

Tờ 100 đồng nhân dân tệ và tờ 100 đô la Mỹ - Ảnh: Reuters

Theo Bloomberg đến chiều 29-2, tỉ giá quy đổi là 6.5452 tệ ăn 1 đôla Mỹ, giảm 0,17% so với thứ sáu tuần trước. Động thái này là nhằm vực dậy nền kinh tế đang ì ạch của nước này.

Đây cũng là lần đầu tiên kể từ tháng 12, đồng nhân dân tệ giảm liên tục trong 7 ngày, đạt mức giảm 0,5%.

Điều này đã gây ảnh hưởng đến tâm lý của những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Trong ngày hôm nay 29-2, chỉ số Thượng Hải Composite Index giảm 3,39% còn Thẩm Quyến Composite Index giảm 4,48%.

Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng mất 184,31 điểm, giảm 0,95%, đạt ở mức 19.179,84

Ngược lại, theo dữ liệu ngày 26-2, đồng USD lại tăng 0,7%, mức tăng cao nhất kể từ ngày 17-12. Trong quý tư năm 2015, nền kinh tế Mỹ đã có những bước tăng trưởng ngoài dự kiến.

Song song đó, để tìm cách vực dậy nền kinh tế, PBoB cũng giảm lượng tiền dự trữ bắt buộc ở mỗi ngân hàng. Trên website chính thức, PBoB cho biết sẽ cắt tỉ lệ dự trữ bắt buộc mất 50 điểm, tương đương 17%. Điều này sẽ có hiệu lực từ ngày mai 1-3.

Lần cuối cùng Trung Quốc thực hiện điều này là vào ngày 23-10, khi đó giảm 25 điểm nhằm khống chế chi phí tài chính xã hội.


Ukraine đề xuất rao bán 1 triệu ha đất công

nhieu y kien lo ngai dat nong nghiep o ukraine se bi thu het vao tay cac dai gia neu chinh phu cho ban dat - anh: afp

Nhiều ý kiến lo ngại đất nông nghiệp ở Ukraine sẽ bị thu hết vào tay các đại gia nếu chính phủ cho bán đất - Ảnh: AFP


Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk ngày 28.2 đã đưa ra đề nghị bán đấu giá 1 triệu ha đất công để lấy tiền cho ngân sách, theo RIA 29.2.

Theo Thủ tướng Yatsenyuk, hiện nay ở Ukraine rất nhiều diện tích đất công không được khai thác hiệu quả, hoặc bị khai thác trái phép mà chính quyền địa phương không kiểm soát nổi. Vì vậy, ông cho rằng cần phải rao bán đất công dưới hình thức đấu giá để lấy tiền thu ngân sách. Theo ông, đó cũng là một bước trong tiến trình cải cách luật pháp về đất đai. Theo ý kiến của ông Yatsenyuk, trước tiên cần rao bán thí điểm 1 triệu ha đất công.

Tuy nhiên, sáng kiến này đang gây thắc mắc trong công chúng và giới truyền thông, vì Thủ tướng Yatsenyuk không nói rõ là ông muốn bán đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng tự nhiên hay đất thổ cư.

Được biết, từ năm 2004, Chính phủ Ukraine đã kiến nghị thành lập thị trường tự do về mua bán đất đai, nhưng đã bị Quốc hội và công luận phản đối. Người dân sản xuất nông nghiệp lo rằng nếu làm vậy, chẳng mấy chốc đất nông nghiệp sẽ bị thu hết vào tay các đại gia và họ sẽ trở thành người làm thuê trên chính mảnh đất ông cha để lại. Quốc hội lúc đó đã thông qua điều luật cấm mua bán đất, có hiệu lực đến trước ngày 1.1.2017.

Sau khi thủ tướng Yatsenyuk đưa ra đề nghị này, nhiều đảng phái chính trị tại Ukraine đã phản đối quyết liệt. Nhà lãnh đạo đảng Batkivshchyna (Tổ quốc), bà Tymoshenko (cựu thủ tướng Ukraine), trong cuộc họp báo do đảng này tổ chức hôm nay 29.2 đã phát biểu: “Ukraine có 42 triệu ha đất nông nghiệp màu mỡ, có thể sản xuất lương thực không chỉ đủ ăn cho người dân trong nước mà còn có thể trợ giúp các quốc gia láng giềng nếu cần. Tuy nhiên, hiện tại đất của Ukraina có giá thấp hơn 32 lần so với mức trung bình của EU: chỉ 500 USD/ha so với 16.000 USD/ha ở EU. Đặc biệt, cho đến nay, Ukraine vẫn chưa có khung pháp lý phù hợp luật pháp quốc tế về mua bán đất”.

Các đảng phái khác cũng bày tỏ lo ngại việc rao bán đất sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm vì các cá nhân hay tổ chức nước ngoài sẽ “xâm lấn” Ukraine qua hình thức mua đất.


3 lý do việc thiếu tiền mặt khiến Ả Rập Xê Út khốn đốn

Giá dầu giảm sâu tỷ lệ thuận với nguồn thu của quốc gia giàu dầu Ả Rập Xê Út. Riyadh cạn dần dự trữ tiền mặt và dưới đây là 3 lý do vì sao nước này đang lo ngại về tình hình hiện tại. 
Đầu năm nay, Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman cho biết nước này đang cân nhắc thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đối với hãng dầu nhà nước Aramco. Chủ tịch Aramco Khalid al-Falih sau đó cho hay đợt IPO sẽ không bao gồm dự trữ dầu thô của Ả Rập Xê Út, vốn được ước tính vào khoảng 268 tỉ thùng.
Các thông báo công khai và kế hoạch IPO thực sự dành cho Aramco vẫn còn mơ hồ. Dù vậy, chuyện IPO có xảy ra hay không không quan trọng bằng việc điều này đã được chính Thái tử Ả Rập Xê Út thảo luận công khai.
Aramco là công ty có giá trị nhất thế giới và đây là một trong những nguồn quyền lực chính trị quan trọng của Ả Rập Xê Út. Thái tử Ả Rập Xê Út nhìn thấy rõ những gì mức giá dầu thấp kỷ lục đang gây ra với đất nước ông. Công bố xem xét IPO Aramco cho thấy tình hình tài chính khổ sở hiện tại của Ả Rập Xê Út.
Ả Rập Xê Út chỉ còn lại 3-5 năm dự trữ tiền mặt
Cơ quan Tiền tệ Ả Rập Xê Út (SAMA) cho biết nước này có khoản thâm hụt 21,6% GDP vào năm 2015, nhảy vọt từ mức chỉ 3% GDP của năm 2014. Năm nay, quốc gia Trung Đông kỳ vọng sẽ cắt giảm thâm hụt xuống còn 13% song Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo con số thâm hụt sẽ dừng ở 20%.
Trong vài năm qua, Ả Rập Xê Út đã tiêu gần 100 tỉ USD dự trữ. Mức thâm hụt thứ nhì với cùng kích thước sẽ làm tiêu tốn thêm 100 tỉ USD nữa. Hiện nước này đang có 650 tỉ USD dự trữ.
Vấn đề của các ước tính là Ả Rập Xê Út giả định giá dầu thô nhẹ Saudi ở 50 USD năm 2016, trong khi dầu thế giới hiện có giá 30 USD/thùng. 30 USD/thùng chỉ là giá giao dầu thô, mức giá thực nhà sản xuất nhận được thậm chí còn rẻ hơn.
Ngân hàng Merrill Lynch thuộc Bank of America cho hay: “Ngay cả với mức cắt giảm 25% ngân sách, Ả Rập Xê Út sẽ chỉ có 3-5 năm dự trữ và cho vay có sẵn khi giá dầu là 30 USD/thùng. Chúng tôi lưu ý rằng một số ngân hàng đầu tư uy tín đang dự báo giá dầu giảm xuống 20 USD/thùng trong năm nay”. Nếu cuộc khủng hoảng ở châu Âu hay Trung Quốc đủ sức để giảm nhẹ nhu cầu dầu thế giới, mức giá 20 USD/thùng có vẻ là một khả năng rất thực tế.
canh sat chong bao dong doi mat voi nhung nguoi bieu tinh o thi tran phia dong bo bien a rap xe ut nam 2011 - anh: reuters

Cảnh sát chống bạo động đối mặt với những người biểu tình ở thị trấn phía đông bờ biển Ả Rập Xê Út năm 2011 - Ảnh: Reuters

Ả Rập Xê Út cần tiền để bảo vệ thế giới Ả Rập
Ả Rập Xê Út đã chi rất nhiều tiền để giữ thế giới Ả Rập còn nguyên vẹn. Nhiều quốc gia Ả Rập đã và đang sụp đổ hoặc suy yếu nghiêm trọng. Riyadh hiện đối mặt với ít nhất hai thách thức bên ngoài: nước Iran và Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS)
Ngoài chuyện đổ tiền vào các cuộc xung đột trên khắp khu vực, Ả Rập Xê Út còn hỗ trợ các nước Ả Rập đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế như Bahrain, Jordan, Morocco và Ai Cập. Họ đang cố gắng dẫn dắt liên minh Ả Rập Sunni chống lại Iran và dùng tài sản của mình để củng cố các mối quan hệ.
Một thách thức khác mà Riyadh phải đối mặt là sự gia tăng của các nhóm thánh chiến, nhất là IS. Lúc này, IS đã hành xử giống như một nhà nước và tuyên bố lập vương quốc tại phần lớn Syria và Iraq. Riyadh vì thế cam kết một lượng tiền lớn để hỗ trợ quân ở Syria chống lại IS. Tính đến thời điểm này, phiến quân IS đã tấn công vào nhà thờ Hồi giáo của người Shiite tại Ả Rập Xê Út.
Ả Rập Xê Út đối mặt với các thách thức nội bộ lớn
70% dân số Ả Rập Xê Út ở độ tuổi dưới 30. Chính phủ nước này cung cấp các khoản trợ cấp lớn cho những mặt hàng như thực phẩm và dầu. Chăm sóc y tế, giáo dục cũng được chính phủ nước này miễn phí. Quốc gia Trung Đông trợ cấp nước và điện, không thu thuế thu nhập và trả tiền lương hưu cho người dân. Gần 90% dân số nước này làm việc cho nhà nước và lương bổng khu vực công cao hơn khu vực tư.
20% dân số Ả Rập Xê Út là người Shiite và Riyadh bằng cách nào đó phải quản lý tốt để Tehran không ảnh hưởng quá mức lên nhóm người này. Lượng tiền mặt eo hẹp của quốc gia giàu dầu thô đang khiến họ không thể tăng đáng kể số tiền cung cấp cho các nhóm dân cư có vấn đề như nhóm người bất đồng chính kiến, nhóm người Shiite cải cách và các phiến quân thánh chiến. Điều này có thể đặt ra những rủi ro nghiêm trọng cho sự ổn định kinh tế và xã hội Ả Rập Xê Út.

Ngân hàng Thái ráo riết mở rộng mạng lưới

hoat dong giao dich tai mot ngan hang thai o bangkok - anh: bloomberg

Hoạt động giao dịch tại một ngân hàng Thái ở Bangkok - Ảnh: Bloomberg


Các ngân hàng lớn tại Thái Lan đang lên kế hoạch mở thêm nhiều chi nhánh tại Đông Nam Á để đón đầu tăng trưởng thương mại trong khu vực sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động.
Ngân hàng Bangkok (BBL), tổ chức tín dụng lớn nhất Thái Lan, đang nắm ưu thế khi có văn phòng tại 9 trong tổng số 10 nước thành viên ASEAN, ngoại trừ Brunei, và là ngân hàng Thái duy nhất hoạt động tại Myanmar. Các chi nhánh nước ngoài hiện đóng góp 18 - 20% tổng khoản cho vay của ngân hàng này.
Chiến lược tăng cường hiện diện ở Đông Nam Á của BBL thể hiện rõ nhất ở Indonesia, thị trường có đến 3 chi nhánh và được đánh giá là có lợi nhuận và tăng trưởng tín dụng cao nhất trong tất cả 14 thị trường nước ngoài của ngân hàng, theo The Nation.
BBL dự định sẽ áp dụng chiến lược tương tự tại Lào và sẽ sớm mở chi nhánh thứ hai tại miền nam nước này sau chi nhánh tại thủ đô Vientiane. Kobsak Pootrakool, Phó giám đốc điều hành mảng kinh doanh quốc tế của BBL, cho biết việc cung cấp dịch vụ qua mạng chỉ hợp với khách hàng cá nhân. Còn nếu muốn làm việc với khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng phải có hẳn một văn phòng. Ông cho hay việc có một văn phòng và một nhóm nhân viên đóng tại nước sở tại giúp ngân hàng nắm rõ các quy tắc địa phương và dùng kiến thức này để tạo quan hệ với chính quyền cũng như khách hàng bản địa.
Với mục tiêu làm bạn với khách hàng, BBL đã thành lập Ban Kết nối ASEAN tại Bangkok để tư vấn cho các doanh nghiệp muốn tham gia hoạt động hay phát triển mạng lưới tại Đông Nam Á.
Chủ tịch Ngân hàng Chartsiri Sophonpanich từng nói rằng tiêu chí hoạt động của ngân hàng không phải là lúc nào cũng chăm chăm cho vay, mà phải hiểu sự phát triển của từng doanh nghiệp.
“Khi bước vào thị trường mới, doanh nghiệp cần có đủ vốn, nhưng họ cũng muốn biết các tổ chức tín dụng có thể làm gì để giúp họ thành công. Vì thế, BBL trước hết phải tập trung vào dịch vụ tư vấn. Khi các doanh nghiệp này phát triển, chúng tôi sẽ tính tới bước cho vay”, The Nation dẫn lời vị chủ tịch cho hay.
Thị trường tiềm năng
Kasikornbank cũng đang có các nỗ lực để tăng cường hiện diện tại ASEAN nhằm kết nối giao thương và các khoản đầu tư của doanh nghiệp từ Trung Quốc, nơi ngân hàng này hiện có 4 chi nhánh và 3 văn phòng đại diện. Theo Teeranun Srihong, đồng Chủ tịch Kasikornbank, việc tăng cường hiện diện tại Đông Nam Á là hết sức cần thiết vì các chi nhánh này sẽ mang lại nguồn thu đáng kể từ quan hệ kinh tế giữa ASEAN với 3 đối tác lớn là Nhật, Trung và Hàn Quốc trong 10 năm tới, sau khi kinh tế ASEAN được gom về một mối. Tại Đông Nam Á, Kasikornbank mới chỉ có mặt ở Lào và đang xin phép mở chi nhánh tại Campuchia, Myanmar và Việt Nam.
Ngân hàng Thương mại Siam sẽ mở chi nhánh tại TP.HCM đầu năm sau, và đây sẽ là chi nhánh thứ 6 của ngân hàng tại ASEAN ngoài một chi nhánh ở Vientiane và 4 ở Campuchia. Ngân hàng này cũng đang tiến hành các bước để tìm cách tham gia vào thị trường mới mở Myanmar.
Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam là nhóm thị trường tiềm năng tại Đông Nam Á, vì nhu cầu phát triển khổng lồ của các nước này rất hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, đại diện Ngân hàng Siam cho biết.
Noriaki Goto, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Ngân hàng Ayudhya (Krungsri), một trong các ngân hàng lớn nhất Thái Lan, cho rằng việc thiết lập văn phòng là cần thiết ở các thị trường mà phần lớn các giao dịch còn sử dụng tiền mặt. Ông Goto cho biết hoạt động ngân hàng chủ yếu xoay quanh việc thiết lập và duy trì quan hệ với khách hàng, và khi có cơ sở tại địa phương, ngân hàng cho khách hàng cảm giác được chăm sóc tốt hơn, đặc biệt là khi họ cần tư vấn về các quyết định phức tạp.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục