tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-03-2016

  • Cập nhật : 03/03/2016

Bán hàng trực tuyến tại Mỹ đạt 523 tỷ USD vào năm 2020

Lượng người khảo sát thông tin và mua hàng trực tuyến ước tính khoảng 270 triệu vào năm 2020, chủ yếu trên các thiết bị di động.
ban-hang-truc-tuyen-tai-my-dat-523-ty-usd-vao-nam-2020

Theo báo cáo mới công bố của hãng Forrester Research Inc về dự báo thị trường bán lẻ Mỹ giai đoạn 2015-2020, doanh số trực tuyến sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 9,32%.

Bán hàng trực tuyến ở Mỹ dự kiến tăng 56%, lên mức 523 tỷ USD trong 5 năm tới, so với 335 tỷ USD trong năm 2015. Các thiết bị di động sẽ là yếu tố chủ chốt cho sự phát triển đó.

Những dự báo từ Forrester cũng mang đến tín hiệu khả quan cho các nhà bán lẻ khi lượng người mua sắm trên điện thoại thông minh và máy tính bảng gia tăng trong các năm tới. Ước tính đến 2020 có thêm 26 triệu người tìm hiểu thông tin và mua hàng tại các trang web bán lẻ, nâng tổng số khách lên 270 triệu so với 244 triệu người trong năm 2015.

Chuyên gia phân tích Sucharita Mulpuru của Forrester cho rằng, điện thoại thông minh trang bị màn hình ngày càng lớn với nhiều ứng dụng hữu ích hỗ trợ mua sắm, mạng không dây phổ biến và tốc độ nhanh hơn đã giúp người tiêu dùng dễ dàng sử dụng Internet để mua sắm trên điện thoại của họ.

"Ngoài ra, xu hướng người dùng sử dụng điện thoại mọi lúc mọi nơi cũng là lợi thế để các nhà bán lẻ tiếp cận những khách hàng tiềm năng cũng như nắm bắt được thói quen sử dụng điện thoại mua sắm của họ", ông Sucharita Mulpuru nhấn mạnh.


Petrolimex bị thanh tra kiến nghị xử lý hơn 1.191 tỷ đồng

petrolimex nhieu lan dieu chinh gia xang trai nguoc voi yeu cau tu lien bo tai chinh - cong thuong. anh: hoang ha

Petrolimex nhiều lần điều chỉnh giá xăng trái ngược với yêu cầu từ liên Bộ Tài chính - Công Thương. Ảnh: Hoàng Hà


Các vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng vốn, sử dụng đất và kinh doanh của Petrolimex bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý với số tiền 1.191 tỷ đồng và hơn 310.000 USD.

Trong kết luận thanh tra tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ngày 5/6/2015, Thanh tra Chính phủ cho biết đã thực hiện việc kiểm tra tại tập đoàn này từ ngày 26/12/2013 đến 17/6/2014. Theo đó, Petrolimex đã vi phạm nhiều quy định trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản và cổ phần hóa doanh nghiệp; quản lý hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và các công ty thành viên, cũng như quản lý đầu tư xây dựng, sử dụng đất trong suốt thời gian từ năm 2010 đến hết quý II/2013.

Cụ thể, trong hoạt động kinh doanh, Petrolimex nhiều lần không tuân thủ yêu cầu điều chỉnh giá theo đúng quy định trong Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, cũng như văn bản yêu cầu của liên Bộ Tài chính - Công Thương. Tháng 9/2008, Bộ Công Thương đã có quyết định bãi bỏ việc phân vùng địa bàn và giá bán lẻ vùng 2. Tuy nhiên, đến tháng 9/2009, Petrolimex lại ban hành quyết định để tiếp tục phân vùng, với giá bán lẻ chênh lệch 2%.

Trong thời gian áp dụng quy định này (từ tháng 1/2/2010 đến tháng 6/2013), tính theo mức tăng 2% của sản lượng tiêu thụ thực tế, doanh thu vùng 2 của tập đoàn tăng gần 2.800 tỷ đồng. Theo kết luận thanh tra, việc tập đoàn định giá bán lẻ cao hơn giá do liên Bộ điều hành là chưa đúng thẩm quyền, chưa thực hiện đúng quy định trong Pháp lệnh giá.

Cũng trong thời gian này, công ty mẹ Petrolimex điều chỉnh giá bán nội bộ làm tăng doanh thu, lợi nhuận với số tiền gần 150 tỷ đồng, và điều chỉnh giám giá bán khiến doanh thu, lợi nhuận giảm tương ứng gần 770 tỷ đồng. Trong một vài đợt điều chỉnh giá bán nội bộ mặt hàng xăng RON 92 từ tháng 8/2011 đến tháng 12/2012, tập đoàn này nhiều lần tăng giảm trái ngược với yêu cầu của liên bộ Tài chính - Công Thương, dù số liệu tính toán xác định giá bán nội bộ của chính Petrolimex là không có cơ sở.

Ngoài ra, định mức chi phí hao hụt xăng dầu do tập đoàn xây dựng ban hành luôn cao hơn con số thực tế từ 35 đến 48%. Điều này dẫn tới lượng xăng dầu thừa theo phương pháp quản lý trên tăng dần qua các năm, và công ty mẹ phải mua lại từ các thành viên với giá trị từ 36 đến hơn 126 tỷ đồng. Trong khi đó, các công ty thành viên sẽ nhận được phí hàng gửi từ công ty mẹ, khiến hiệu quả kinh doanh của công ty mẹ giảm.

Với chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm xăng dầu về tới cảng Việt Nam tính bình quân theo sản lượng và đơn giá thực tế của từng chuyến tàu trong quý I/2010 cho thấy, Petrolimex hạch toán vào giá cơ sở cao hơn so với chi phí thực tế. Trong khi đó, tập đoàn lại không đưa được cơ sở số liệu để tính toán, xác định các mức chi phí trên. Từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2013, các chi phí này được đưa vào giá cơ sở theo mức cố định cao hơn thực tế tới 67,6 triệu USD, dẫn đến tăng giá bán, làm lợi cho thương nhân và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Việc thuê tàu theo giá định hạn và Petrolimex thường làm cũng khiến chi phí vận chuyển gia tăng hơn so với phương án thuê chuyến thông thường. Hơn nữa, khi cùng sử dụng dịch vụ của Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu Vipco, so sánh với các đơn vị kinh doanh khác, giá thuê của Petrolimex luôn cao hơn.

Báo cáo kết luận thanh tra cũng cho thấy, trong các hoạt động khác như chi trả tiền lương, trích quỹ Bình ổn giá, đầu tư xây dựng, chuyển nhượng nhưng không đấu giá, đầu tư tài chính thiếu hiệu quả, gây thất thoát chưa thu hồi được hàng tỷ đồng tiền vốn...

Trước những vi phạm trên của Petrolimex, Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý 1.191 tỷ đồng, và 310.000 USD. Đồng thời, cơ quan thanh tra cũng yêu cầu Bộ Công Thương xác định, truy thu thuế với 319.5 tấn dầu diesel đã bán tái xuất không đúng đối tượng.

Petrolimex cũng được yêu cầu trích bổ sung Quỹ bình ổn gần 5 tỷ đồng, xác định lại hơn 53,7 tỷ đồng dự phòng giảm giá đầu tư, thoái vốn đầu tư ngoài ngành chưa đúng quy định hơn 622 tỷ đồng. Tập đoàn phải xây dựng lộ trình thu hồi vốn kinh doanh cho vay xây dựng, cũng như thu hồi các khoản nợ phát sinh khác.


Nhờ ngân hàng, người giàu lại càng giàu

Cuộc “đua” lãi suất kỳ hạn dài của các ngân hàng vẫn chưa có dấu hiệu tạm dừng, khi đến hôm nay mức lãi suất cao nhất đã lên tới gần 8,4%/năm.

Lâu lắm rồi, câu chuyện về lãi suất ngân hàng mới lại được bàn tán xôn xao như những ngày cuối tháng 2 đầu tháng 3 này. Trong khi những người có tiền nhàn rỗi dịp đầu năm còn băn khoăn chưa kịp đầu tư vào đâu, thì các các sàn giao dịch, nhà môi giới bất động sản lại đua nhau gửi tin nhắn chào mời khách mua dự án, người làm môi giới chứng khoán cũng tấp nập chèo kéo khách hàng mở tài khoản, còn ngân hàng thì tranh thủ thời cơ để hút khách bằng chiêu lãi suất mỗi ngày một cao.

Với khách hàng phổ thông, hầu hết nhà băng hiện nay đều có các chương trình khuyến mãi như tặng quà khi gửi tiền, cộng thêm lãi suất khi gửi online, thậm chí có riêng cả chương trình cho người giới thiệu khách gửi tiền. Còn với nhóm khách hàng VIP – những người lắm tiền nhiều của và là đối tượng mà ngân hàng nào cũng thèm khát dù tỷ trọng nhóm khách này rất nhỏ - ngân hàng đang tung ra đủ các chiêu lãi suất từ cao đến rất cao cho họ.

Trước đây, các khoản tiền gửi cho những vị khách VIP thì chỉ những khách ấy và ngân hàng biết với nhau qua thỏa thuận hoặc trao đổi trực tiếp. Nhưng nay, các mức lãi suất đã được công khai.

Chẳng hạn như ở ngân hàng Eximbank đang áp dụng mức lãi suất 8%/năm cho nhóm khách hàng có khoản tiền gửi từ 10 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 36 tháng. Ngân hàng Việt Á trả khách mức lãi 8,38%/năm cho kỳ hạn 13 tháng với khoản tiền từ 100 tỷ đồng trở lên. Hiện Việt Á cũng là ngân hàng đang giữ ngôi vị quán quân về lãi suất huy động.

Hay ở Sacombank, với khách hàng gửi tiền từ 500 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 13 tháng cũng được hưởng lãi tới 7,55%/năm, trong khi các kỳ hạn khác kể cả trên 1 năm chỉ hưởng lãi từ 6,5 – 6,8%/năm. Ngân hàng OCB, SeABank cũng quy định khách gửi trên 10 tỷ đồng có lãi suất 8%/năm kỳ hạn 13 tháng, còn lãi suất thông thường cho các kỳ hạn dài từ 6,7 – 6,95%/năm.

Sự phân biệt giữa khách VIP và khách thường được các ngân hàng quy định khá rõ ràng. Cùng một kỳ hạn, nhưng người ít tiền hơn lại có mức lãi suất thấp hơn nhiều so với khách VIP. Ví dụ như ở VietABank, nếu khoản tiền gửi dưới 100 tỷ đồng chỉ hưởng lãi 7,3%/năm, tức thấp hơn tới 1,08% so với các vị khách nhiều tiền. Hay ở Eximbank, mức lãi suất cho kỳ hạn 24, 26 tháng với khách hàng gửi dưới 10 tỷ đồng chỉ hưởng lãi 7,4%/năm, tức thấp hơn 0,6% so với khách VIP.

Không chỉ các vị khách VIP gửi tiền kỳ hạn dài mới được hưởng lãi suất cao, ngay cả các khoản tiền gửi kỳ hạn 1 tháng thì sự chênh lệch cũng đáng kể. Hiện nay nhiều ngân hàng đang huy động tiền gửi 1 tháng lãi suất 4,6 – 5%/năm, nhưng lãi suất cho khách VIP ít nhất là 5% - 5,5%/năm, chưa kể có thêm quà tặng và các chương trình khác đi kèm.

Chia sẻ với chúng tôi, một chuyên gia tài chính cho rằng, việc các ngân hàng ưu đãi cho khách VIP đã tồn tại từ nhiều năm nay, chỉ khác là giờ đây sự ưu ái đã được công khai. Bởi vậy mới nói, người giàu lại càng dễ làm giàu hơn, người có tiền thì tiền lại càng sinh tiền nhiều hơn.

Thế nhưng, trong một báo cáo nhận định về thị trường mới đây, công ty chứng khoán Bảo Việt đã nhận định rằng, dù lãi suất huy động được đẩy lên cao nhưng đa số người gửi tiền không được hưởng lợi, bởi mức lãi suất chỉ dành cho các vị khách VIP hiếm hoi mà thôi.

Một cán bộ quản lý của ngân hàng T. cũng thừa nhận với chúng tôi, mức lãi suất đưa ra như vậy nhưng rất hiếm có khách hàng, vì chẳng mấy ai đem vài chục tỷ hay vài trăm tỷ đồng đi gửi ngân hàng, trừ khi khoản tiền đó chỉ ở mức nhàn rỗi tạm thời trong 1-2 tháng. Những người có tiền nhiều họ sẽ lựa chọn hình thức đầu tư có khả năng sinh lời hơn và thanh khoản tốt hơn là gửi vào ngân hàng vì nếu chẳng may rút trước hạn còn bị mất cả tiền lãi.


Lãi suất huy động tăng vọt nhưng đa số người gửi tiền không được hưởng

lai suat huy dong tang vot nhung da so nguoi gui tien khong duoc huong

Lãi suất huy động tăng vọt nhưng đa số người gửi tiền không được hưởng


Lãi suất huy động kỳ hạn dài lên trên 8%/năm nhưng chủ yếu dành cho các khách VIP hoặc có số tiền lớn, nên sẽ không ảnh hưởng tới đa số người gửi tiền hiện nay.

Gần đây, một số ngân hàng nâng lãi suất huy động kỳ hạn dài. Thông tin mới nhất cho biết một vài ngân hàng như Eximbank, SeaBank, OCB đã điều chỉnh biểu lãi suất huy động mới với mức lãi suất cao nhất cho kỳ hạn dài (từ 13 tháng trở lên) lên tới 8- 8,2%/năm. Đây là mức lãi suất cao nhất trong hệ thống được ghi nhận tại thời điểm hiện tại.

Tuy vậy, theo công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), cần lưu ý là các mức lãi suất này chỉ áp dụng cho kỳ hạn dài và đối tượng là khách VIP với số tiền gửi rất lớn (hàng chục tỷ đồng trở lên), do vậy mức lãi suất này sẽ không ảnh hưởng đến đa số người gửi tiền hiện nay.

BVSC đồng thời cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến quyết định tăng mạnh lãi suất ở các kỳ hạn dài của các ngân hàng trên là nhằm củng cố nguồn vốn trung dài hạn, nhất là trong bối cảnh sửa đổi Thông tư 36 dự kiến tỷ lệ vốn cho vay trung và dài hạn trên tổng vốn ngắn hạn giảm từ 60% về 40%.

Dẫu vậy, mặt bằng lãi suất huy động cao hơn sớm muộn sẽ kéo lãi suất cho vay tăng theo dù có độ trễ nhất định. Song BVSC khuyến cáo, cũng cần chờ xem việc tăng lãi suất này có diễn ra trên diện rộng, taọ thành cuộc đua giữa các ngân hàng hay không? Nếu điều này không diễn ra, sẽ chưa phải quá lo ngại về việc lãi suất cho vay sẽ sớm tăng trở lại.


Giá nhà tăng gấp rưỡi, bong bóng bất động sản đang phình to ở Trung Quốc

gia nha tang gap ruoi, bong bong bat dong san dang phinh to o trung quoc

Giá nhà tăng gấp rưỡi, bong bóng bất động sản đang phình to ở Trung Quốc


Thay vì giải quyết lượng tồn kho bất động sản ở những thành phố nhỏ, các biện pháp nới lỏng gần đây của Chính phủ Trung Quốc lại khiến giá nhà ở những thành phố lớn tăng vọt.

Sau khi “cháy túi” vì thị trường chứng khoán lao dốc, Liu Yihui lại đang tìm kiếm cơ hội làm giàu từ cơn sốt đầu tư mới nhất ở Trung Quốc: bất động sản ở các thành phố lớn.

Chàng kỹ sư xây dựng 35 tuổi đã bán hết cổ phiếu sau khi mất tới 40% số tiền đầu tư trong năm ngoái và giờ đây dồn số tiền còn lại để mua một căn hộ có giá 5 triệu nhân dân tệ (tương đương 763.464 USD) ở Thâm Quyến.

Giá nhà đất ở thành phố phía Nam này đã tăng hơn 50% trong 1 năm qua – tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2011. Dù biết rằng mức tăng hơi phi lý, Liu vẫn sử dụng một khoản vay thế chấp để mua căn hộ. “Cổ phiếu quá tồi tệ, vì thế tôi quyết định sẽ đặt tiền vào bất động sản”, anh chia sẻ.

Giống hệt như cơn sốt đã đẩy cổ phiếu Trung Quốc lên mức giá không bền vững hồi tháng 6 năm ngoái, giới đầu cơ sử dụng đòn bẩy đang đổ xô mua nhà đất ở các thành phố lớn với hi vọng giá sẽ tiếp tục. Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ cũng như thả lỏng các biện pháp kiểm soát thị trường bất động sản của Chính phủ cũng là một nguyên nhân tạo nên cơn sốt này. Tuy nhiên, rõ ràng kinh nghiệm cho thấy Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bong bóng thay vì có thể cải thiện nền kinh tế như ước muốn ban đầu.

Ở Thượng Hải, người mua xếp hàng dài trước những văn phòng đất đai và gây nên cả cảnh tắc đường. Tờ Tân Hoa Xã hôm nay đăng một bài báo khuyên nhà đầu tư nên thận trọng, trong khi chính quyền Thượng Hải kêu gọi nhà đầu tư hãy bình tĩnh trên tài khoản Weibo chính thức. “Không có gì phải vội, các sàn giao dịch sẽ mở cửa 7 ngày/tuần, tăng cường nhân viên để phục vụ người mua”.

Nhớ lại quá khứ thì vào năm 2013 thị trường bất động sản Trung Quốc cũng đã bùng nổ và ngay sau đó các cơ quan quản lý đã phải áp dụng một loạt biện pháp để hạ nhiệt thị trường. Đến tháng 11/2014, các biện pháp dần được dỡ bỏ và tháng trước Chính phủ Trung Quốc chính thức đẩy mạnh nỗ lực thúc đẩy lực cầu bằng cách giảm thuế giao dịch bất động sản. Dẫu vậy, giá nhà đất ở những thành phố lớn tăng đột biến trong khi mục tiêu ban đầu là thanh lý lượng hàng tồn ở những thành phố nhỏ.

Trong báo cáo gửi đến khách hàng hôm nay (2/3), nhóm chuyên gia phân tích của UOB Kay Hian dẫn đầu bởi Edison Bian đã cảnh báo rằng bong bóng trên thị trường nhà đất Trung Quốc đang ngày càng phình to.

Với chi phí đi vay ở mức thấp sau 6 lần cắt giảm lãi suất cơ bản và một số lần hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong khi TTCK đang ở trong “thị trường giá xuống” và lợi suất trái phiếu ở mức thấp kỷ lục, bất động sản chính là một kênh đầu tư hấp dẫn.

Hoạt động mua bán bùng nổ mạnh mẽ nhất ở Thâm Quyến, nơi giá nhà tăng 4% trong tháng 1 vừa qua và tăng tổng cộng 52% sau 1 năm. Giá ở khu trung tâm tài chính của Thượng Hải tăng 18%, ở Bắc Kinh cũng tăng khoảng 10%. Giá nhà ở Thượng Hải hiện ở mức cao kỷ lục 35.911 nhân dân tệ/m2, tương đương 509 USD/foot vuông, so với mức 1.497 USD của một foot vuông trong căn hộ ở Manhattan là vùng đắt đỏ nhất của nước Mỹ.

Ngược lại, giá nhà đất ở hàng loạt thành phố nhỏ hơn tiếp tục sụt giảm, ví dụ như ở Shenyang (một thành phố phía Đông Bắc) đã giảm 0,5% trong tháng 1.

Shenyang đang xem xét thí điểm chính sách cho vay thế chấp không cần tiền đặt cọc. Tờ Nhân dân nhật báo gọi đây là một “thị trường tăng giá giả mạo” sẽ gây nên những hiểm họa tiềm ẩn.

Giới phân tích nhận định chính quyền một số thành phố mà đặc biệt là Thượng Hải và Thâm Quyến sẽ áp dụng các biện pháp thắt chặt thị trường trong tương lai gần.

Dẫu vậy thì đối với Yao Peirong, một người đã nghỉ hưu năm nay 61 tuổi và đang sinh sống ở Thượng Hải, nỗi lo sợ sẽ bỏ lỡ con sóng trên thị trường bất động sản khiến ông mất ngủ hàng đêm. Ngày 19/2 vừa qua ông đã quyết định mua một căn hộ 2 phòng ngủ cách trung tâm thành phố 1 giờ xe chạy với mức giá 6,6 triệu nhân dân tệ. Chỉ 1 tiếng đồng hồ sau khi tới xem căn hộ, ông đã ngay lập tức đi vay 300.000 nhân dân tệ để đặt cọc.

“Tôi không thể ngủ được. Giá nhà ở vùng đó đã tăng gần 11% so với chỉ 2 tuần trước”, ông nói.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-03-2016

    'Kền kền' Mỹ kiếm lời 800% trên nợ Argentina
    Kinh tế Nga suy thoái nhưng đây là điều khiến ông Putin mỉm cười mãn nguyện
    Ả Rập Xê Út cố giành khách mua dầu lớn nhất của Iran
    Gia đình Samsung giàu có nhất Hàn Quốc
    Ả rập Xê-út: 'Gã nhà giàu hư hỏng' bị nhấn chìm bởi dầu mỏ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-03-2016

    Nguyễn Kim, Trần Anh rất dễ bị thâu tóm bởi chính các cổ đông chiến lược của mình
    Nhà băng vừa ngấm ngầm vừa công khai đua tăng vọt lãi suất
    Các ngân hàng đang đổ tiền vào BĐS nhiều hơn những gì họ công bố
    Tỷ giá trung tâm giảm "nhỏ giọt", ngân hàng rục rịch tăng giá USD
    Dính vận đen từ Trung Quốc, GDP của Macau bốc hơi 20%

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-03-2016

    Giá dầu giảm sâu, kinh tế VN mình ra sao?
    Đánh giá lại, bội chi năm 2015 lên tới 6,1%
    Không còn thời gian để doanh nghiệp mía đường Việt Nam chần chừ!
    Tỷ phú Druckenmiller: Kinh tế Mỹ chưa thể thoát tình trạng tăng trưởng chậm
    TPP: Từ kỳ vọng đến bài toán “lột xác”

  • Tin kinh tế đọc nhanh 04-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 04-03-2016

    Thương mại toàn cầu 2016: Đối mặt với những quan ngại
    Tập đoàn Pháp là nhà đầu tư chiến lược duy nhất của siêu doanh nghiệp cảng hàng không
    Đầu tư gần 50 tỷ đồng lắp đèn năng lượng mặt trời trên 9 km quốc lộ
    SHB và HDBank trở thành đối tác tài trợ thương mại của ADB
    Quy trình thủ tục biên phòng điện tử tại các cảng biển: Thế nào?

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 03-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 03-03-2016

    Giới đầu tư không còn quan tâm về kinh tế Trung Quốc
    Petrolimex công bố lợi nhuận vượt 37 lần, nhà nước phải kiểm soát độc quyền?
    Hải quan thu 2.160 tỷ đồng từ “hậu kiểm”
    Các hãng dầu khí Nga đồng ý đóng băng sản lượng
    Trung Quốc sa thải 6 triệu công nhân viên nhà nước

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-03-2016

    Đi vay, Chính phủ Nhật được trả lãi
    “Đại gia” dầu khí Malaysia sa thải 1.000 nhân viên
    Dệt may Việt Nam thua Campuchia tại EU: Nhanh chóng nhìn lại năng lực của chính mình
    Sẽ có làn sóng các doanh nghiệp nhỏ và vừa của EU đầu tư vào Việt Nam
    Nên chọn Trường Hải làm mẫu tiếp cận cho ngành công nghiệp ô tô khi vào TPP

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-03-2016

    Trung Quốc bị hạ triển vọng tín nhiệm
    Việt Nam có thể thoát bẫy thu nhập trung bình nhờ FTA
    Chủ đầu tư có quyền quyết định giá dịch vụ nhà chung cư?
    Mất 12,8 tỷ USD để mua hết từng món hàng một trên Amazon
    Nhật Bản xem xét tính hợp pháp của Bitcoin

     

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-03-2016

    Đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội lãi 32.000 tỉ đồng
    Ý tưởng “điên rồ”, đại gia BĐS Bitexco đang làm những thứ chẳng giống ai
    Hà Nội công bố danh sách 26 chủ đầu tư được phép "bán nhà trên giấy"
    Ngân hàng đua lãi suất kỳ hạn dài
    Đăng ký kinh doanh mất 15 phút ở TP HCM

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-03-2016

    Thủ tướng Malaysia lại dính bê bối 'nhận hối lộ hàng tỷ USD'
    Moody's xếp hạng tín nhiệm Sacombank ở mức B3, triển vọng ổn định
    Vụ lừa chiếm hơn 422 tỉ đồng: Rúng động 2 lời khai của Ngô Thanh Long tại tòa
    Apple thắng kiện Chính phủ Mỹ
    Trung Quốc sẽ thành lập “siêu cơ quan” để quản lý hệ thống tài chính

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-03-2016

    Doanh nghiệp Nhật đuối sức, hàng "made in Japan" đang mất dần thế thượng phong
    Quảng trị: 4.000m2 đất vàng bỏ hoang giữa trung tâm thành phố
    Sau Hòa Phát, đến lượt VNSteel gửi đơn “kêu cứu” Thủ tướng
    Khi thương hiệu số 1 Việt Nam rơi vào tay tỷ phú Thái
    Vingroup chi 1.200 tỷ để trở thành cổ đông chiến lược của Gỗ Trường Thành