tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-05-2016

  • Cập nhật : 22/05/2016

Điểm mặt những mặt hàng chịu sức ép từ TPP

Ngoài những cơ hội mà TPP mang lại, Bộ Công Thương cũng chỉ ra nông nghiệp- chăn nuôi của Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức.
suc ep canh tranh la kha lon khi thue duoc dua ve 0%, trong do noi bat la thit lon, thit ga.

Sức ép cạnh tranh là khá lớn khi thuế được đưa về 0%, trong đó nổi bật là thịt lợn, thịt gà.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam có được cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới hình thành sau khi TPP có hiệu lực. Các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, lại bao gồm các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành.

Hiện nay đã có nhiều tập đoàn lớn trên thế giới vào Việt Nam với mục tiêu biến nước ta trở thành cơ sở quan trọng nằm trong chuỗi sản xuất công nghệ cao. Tham gia TPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngành càng mạnh, đây là cơ hội để nâng tầm kinh tế Việt Nam trong 5-10 năm tới. TPP sẽ giúp tăng GDP của Việt Nam thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020. XK cũng tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025.

Tuy nhiên Bộ Công Thương cũng không quên dẫn ra những thách thức không hề nhỏ với Việt Nam. Theo đó, với một số loại nông sản mà Mỹ và một số nước khác trong TPP (Australia, New Zealand, Chi Lê) có thế mạnh, sức ép cạnh tranh là khá lớn khi thuế được đưa về 0%, trong đó nổi bật là thịt lợn, thịt gà. Đây là những mặt hàng mà Việt Nam đã sản xuất được nhưng sức cạnh tranh còn yếu.

Tuy nhiên, với 2 mặt hàng này Việt Nam đã bảo lưu được lộ trình thực hiện tương đối dài (với một số chủng loại thịt gà là trên 10 năm). Đây là lộ trình dài hơn nhiều so với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong ASEAN vốn cũng rất cạnh tranh trong việc sản xuất một số loại thịt (riêng Thái Lan XK khoảng 4,5 tỷ USD thịt gà mỗi năm).

Một số nông sản khác cũng sẽ gặp khó khăn nhưng ở mức độ nhẹ hơn vì những sản phẩm này Việt Nam vẫn phải NK với số lượng lớn, trong nước cũng đã quen với cạnh tranh, đó là sản phẩm sữa, đậu tương, ngô và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc. Ngoài ra, với sữa và thịt bò, Việt Nam cũng đã có cam kết với Australia và New Zealand trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ASEAN đã ký với 2 nước này.

Với 4 nhóm hàng nông nghiệp Việt Nam đã áp dụng hạn ngạch thuế quan thì việc tham gia TPP dự kiến không đem lại tác động đáng kể. Với đường, muối, trứng gia cầm, Việt Nam duy trì được hạn ngạch thuế quan với lượng tương tư như khi gia nhập WTO. Với thuốc lá, Việt Nam chỉ mở cửa sau lộ trình 20 năm kể từ khi TPP có hiệu lực.

Một số sản phẩm công nghiệp mà TPP có thế mạnh cũng có thể gây khó khăn cho sản xuất của Việt Nam, ví dụ như giấy, thép, ô tô. Tuy nhiên, Bộ này cho rằng, có cơ sở để cho rằng sức ép cạnh tranh sẽ không lớn vì hiện tại và trong tương lai 10-15 năm nữa sản phẩm của Việt Nam vẫn chủ yếu hướng tới phân khúc thị trường trung bình trong khi sản phẩm của các nước TPP thường hướng đến phân khúc cao cấp.

Một số sản phẩm các nước TPP có sản xuất, thuế NK của Việt Nam đang duy trì ở mức cao, nhưng việc hạ thuế về 0% chủ yếu sẽ gây giảm thu thuế NK là chính, không gây ra sức ép cạnh tranh bao gồm: Bánh kẹo, chất tẩy rửa, đồ trang sức, sản phẩm kim loại (chủ yếu là đồ bếp), điều hòa không khí, đồ nội thất, rượu, thuốc lá.

Hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng luôn đi kèm với các rủi ro và thách thức. Tuy nhiên, phía Bộ Công Thương lạc quan nhìn nhận, kinh nghiệm quốc tế cũng như của nước ta trong 30 năm đổi mới, hội nhập vừa qua cho thấy, mặt thuận lợi là cơ bản, chủ yếu, rủi ro và thách thức là có thể kiểm soát được nếu có sự thống nhất về nhận thức rủi ro và hành động để phòng chống rủi ro, vượt qua thách thức.

Để vượt qua thách thức này, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp- chăn nuôi, Chính phủ sẽ phải hết sức nỗ lực, biến thách thức thành cơ hội đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó đặc biệt coi trọng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học- công nghệ… để sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đủ sức đứng vững trên sân nhà. Với các chương trình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp như triển khai cánh đồng mẫu lớn… Việt Nam cần rút kinh nghiệm để nhân rộng và phát triển hợp lý trong tương lai. Theo kết quả đàm phán, việc mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ được thực hiện theo lộ trình phù hợp để hỗ trợ cho tiến trình tái cơ cấu lại.

Với các sản phẩm khác, giải pháp chủ yếu là kéo giãn lộ trình giảm thuế để có thời gian tái cơ cấu sản xuất trong nước, thúc đẩy đầu tư quy mô lớn và áp dụng công nghệ cao để nâng dần sức cạnh tranh. Theo hướng đó, lộ trình cần được sử dụng một cách chủ động, hiệu quả, tránh tình trạng ỷ lại vào lộ trình dẫn đến chậm đổi mới và từ đó bị động, lúng túng khi thách thức đến.


Đại gia ngoại không dễ bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam

Theo thỏa thuận đầu tư, liên doanh của Nhật Bản và Kuwait sẽ chỉ phân phối sản phẩm do Lọc dầu Nghi Sơn sản xuất, song nhiều mặt hàng trong số này hiện được đánh giá là chưa đạt chuẩn chất lượng.
idemitsu q8 se chi phan phoi san pham tu nghi son tai viet nam.

Idemitsu Q8 sẽ chỉ phân phối sản phẩm từ Nghi Sơn tại Việt Nam.

Thông tin Tập đoàn Idemitsu Kosan (Nhật) và Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI) lên kế hoạch phân phối xăng dầu tại thị trường Việt Nam được công bố mới đây khiến nhiều người kỳ vọng về những thay đổi trên thị trường xăng dầu, cả về giá lẫn chất lượng, khi các doanh nghiệp trong nước bị đặt trong bối cảnh phải cạnh tranh.
Tuy nhiên, theo thỏa thuận đầu tư, các đại gia Nhật và Kuwait sẽ chỉ tham gia phân phối sản phẩm được sản xuất bởi tổ hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), nơi cả Idemitsu Kosan và KPI đều nắm trên 35% vốn. Đây là dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9 tỷ USD, theo kế hoạch sẽ vận hành thương mại từ 2017 và đạt công suất tối đa 9,6 triệu m3 một năm sau đó (sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam trong năm 2015 ước khoảng 16,4 triệu m3).
Tuy vậy, với khả năng sản xuất và công nghệ hiện tại, trong số các mặt hàng chủ yếu được Nghi Sơn sản xuất như xăng RON 92, RON 95, dầu diesel, dầu hỏa, khí hóa lỏng..., một số sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng tiêu thụ trong nước. Trong một báo cáo lên Chính phủ mới đây, Tập đoàn dầu khí (PetroVietnam) thừa nhận so với tiêu chuẩn Việt Nam đã ban hành, sản phẩm xăng dầu Nghi Sơn có một số chỉ tiêu chưa đạt chuẩn mức 4 (tương đương tiêu chuẩn Euro 4). Khoảng 1,5 triệu tấn dầu diesel chỉ đạt mức 3 về chỉ tiêu hàm lượng lưu huỳnh.
Trao đổi với PV, Thứ trưởng Công Thương - Đỗ Thắng Hải cho hay việc Idemitsu và KPI bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam là kế hoạch có từ khi cấp phép xây dựng Nghi Sơn và đã được Bộ Chính trị thông qua. Theo đó, đại gia ngoại sẽ được phép phân phối, bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam do chính họ sản xuất. Hiện đơn vị này đã có chứng nhận đầu tư, tiếp đó để bán lẻ sẽ tuân theo Nghị định 83, tức là phải xin giấy phép để trở thành đầu mối xuất nhập khẩu và được Bộ Công Thương, Chính phủ phê duyệt.  
Về lo ngại doanh nghiệp sẽ phân phối các sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn của Nghi Sơn cho người tiêu dùng Việt, Thứ trưởng cho biết vấn đề này đều sẽ được quản lý.
"Không có chuyện họ sẽ phân phối sản phẩm kém chất lượng. Về nguyên tắc, mọi sản phẩm xăng dầu khi bán tại thị trường Việt Nam đến tay người tiêu dùng đều phải đạt tiêu chuẩn của nước ta", Thứ trưởng khẳng định. Theo hợp đồng bao tiêu của Tập đoàn Dầu khí và Nghi Sơn thì các sản phẩm của Nghi Sơn cũng phải đạt tiêu chuẩn mức 4. Như vậy, PetroVietnam và các nhà đầu tư sẽ phải làm việc với Nghi Sơn về chất lượng, đảm bảo an toàn thì mới phân phối ra thị trường. 
Về kỳ vọng giá rẻ, tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường xăng dầu vốn gặp nhiều điều tiếng về sự không minh bạch, Thứ trưởng khẳng định việc nhập khẩu xăng giá rẻ từ Kuwait về bán là không có. Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị khi Nghi Sơn chưa có sản phẩm, doanh nghiệp sẽ được phép nhập khẩu các sản phẩm mẫu để thực hiện "test" trước khi đi chính thức phân phối.
Hiện Tập đoàn Dầu khí cũng lo ngại về việc tiêu thụ sản phẩm của Nghi Sơn do giá thành sản xuất được dự báo cao hơn so với xăng dầu nhập khẩu. Cụ thể là trong bối cảnh xăng dầu từ ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc ngày càng rẻ do được hưởng các cơ chế ưu đãi thuế quan, các sản phẩm của Nghi Sơn vẫn chịu thuế cao sẽ không có sức cạnh tranh. 
Trước đó, Idemitsu Kosan cùng với KPI thành lập Công ty TNHH Dầu khí Idemitsu Q8 tại Việt Nam với mục đích phân phối các sản phẩm dầu khí. Mỗi bên góp 50% vốn tại liên doanh này.
Theo Idemitsu, công ty này đã nhận được Chứng nhận Đăng ký đầu tư của Chính phủ Việt Nam và đang xin đăng ký doanh nghiệp. Idemitsu Q8 có kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ các sản phẩm dầu khí, thông qua việc xây dựng các trạm dịch vụ trên cả nước.
Idemitsu Kosan là doanh nghiệp lớn thứ 2 trong ngành xăng dầu Nhật Bản (sau Nippon Oil), hoạt động trong hầu hết các khâu của ngành này, từ lọc, sản xuất đến phân phối sản phẩm. Trong khi đó, KPI là một nhánh của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Kuwait. Hãng này sở hữu thương hiệu xăng dầu Q8 với lượng tiêu thụ tương đương hơn 450.000 thùng một ngày trên toàn cầu. KPI cũng có hệ thống gần 4.800 trạm xăng dầu tại châu Âu.

Triệt phá đường dây đa cấp giả mạo tập đoàn tài chính Mỹ

Ngày 21/5, phòng Cảnh sát hình sự (PC45) Công an tỉnh Hải Dương cho biết đã triệt phá thành công nhóm đối tượng sử dụng mạng internet huy động vốn theo hình thức đa cấp để lừa đảo.
mo hinh kinh doanh da cap. anh minh hoa.

Mô hình kinh doanh đa cấp. Ảnh minh họa.

Theo tài liệu điều tra, Vũ Tuấn Ninh (30 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) mở trang web với tên miền quốc tế Luky-funds.com. Tên này chỉ khác tên một website công ty tài chính tại Mỹ một chữ "s" nhằm dễ dàng thu hút khách hàng tham gia vào hệ thống đa cấp trá hình của mình.

Ninh cùng bạn gái thuê một nhóm thiết kế web để trình bày, thiết kế nội dung, hướng dẫn mọi người tham gia hệ thống đa cấp trá hình.

Ninh quảng cáo, khi tham gia hệ thống, mỗi người phải “cho đi” ít nhất một mã hàng trị giá 5 triệu đồng. Sau 4 đến 8 ngày, mỗi mã sẽ được trả lãi là 2%/ngày, tương đương 60%/tháng. Từ 15/4, trang web bắt đầu hoạt động, giới thiệu, chào mời khách tham gia.

Chỉ sau hơn một tháng hoạt động, hệ thống của Ninh đã thu hút hơn 20.000 người tham gia trên địa bàn cả nước với số tiền đóng vào hơn 17 tỷ đồng.

Bước đầu, Ninh đã sử dụng số tiền này để chi trả cho một số người nhằm thu hút khách. Đến cuối tháng 4, do đã rút tiền chi tiêu, sử dụng cá nhân nên Ninh không còn khả năng trả thưởng cho những người tham gia.

Căn cứ vào hành vi phạm tội của Ninh, ngày 20/5, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Vũ Tuấn Ninh về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


Chính sách tiền tệ đang được nới lỏng?

Ngân hàng nhà nước (NHNN) đang đẩy mạnh cung tiền ra nền kinh tế, hay nói cách khác, chính sách tiền tệ của NHNN đang được nới lỏng mạnh mẽ trong năm nay, đặc biệt là so với năm 2015.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Tăng trưởng cho vay của các ngân hàng thương mại đang tăng tốc mạnh trong những tháng gần đây. Theo Tổng cục thống kê, nếu như đến 21/3, tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt 1,54% so với cuối năm 2015 (cùng kỳ năm trước tăng 1,25%), thì đến 20/4, tăng trưởng tín dụng đã vọt lên mức gần gấp đôi, 2,99%, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư trình Chính phủ.

Trước thực tế này, một số người cho rằng NHNN đang nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. Nhưng cũng có người phản đối, cho rằng chưa có biểu hiệu nào chứng tỏ chính sách tiền tệ của NHNN đang được nới lỏng. Ví dụ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc vẫn giữ nguyên, không hề kéo xuống thấp trong vài năm nay; tái cấp vốn cũng có liều lượng, cung ứng vốn qua các công cụ của NHNN không có biểu hiện của việc nới lỏng chính sách.

Nhưng nhìn vào số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê về cung tiền M2, hay còn gọi là tổng phương tiện thanh toán, đến thời điểm 21/3/2016, M2 tăng 3,08% so với cuối năm 2015 (cùng kỳ năm trước tăng 2,09%). Một tháng sau, tính đến ngày 20/4, M2 đã tăng vọt lên 4,54% so với tháng 12/2015 (cùng kỳ năm 2015 là 2,57%), cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Như vậy, rõ ràng NHNN đang đẩy mạnh cung tiền ra nền kinh tế, hay nói cách khác, chính sách tiền tệ của NHNN đang được nới lỏng mạnh mẽ trong năm nay, đặc biệt là so với năm 2015.

Nhưng đến đây nẩy sinh ra một vấn đề, tại sao, theo như dư luận nhìn nhận từ thực tế nhiều ngân hàng đã tham gia cuộc đua tăng lãi suất huy động, mặt bằng lãi suất đang có xu hướng tăng lên, bất chấp thực tế là NHNN đã và đang nới lỏng mạnh chính sách tiền tệ, gia tăng cung tiền?

Trước tiên, nhìn vào bảng số liệu dưới đây của NHNN về diễn biến lãi suất huy động và cho vay trong 2 tháng qua so với cuối năm 2015, có thể thấy ngoại trừ lãi suất cho vay liên ngân hàng có biến động tương đối đáng kể (nhưng không theo chiều hướng tăng lên hay giảm đi rõ rệt), các lãi suất huy động và cho vay phổ biến của ngân hàng thương mại rất ổn định trong mấy tháng qua so với cuối năm 2015. Nếu giả sử những số liệu thống kê này của NHNN là chính xác và đáng tin cậy thì có thể khẳng định rằng chuyện lãi suất đang bị áp lực gia tăng nếu có xảy ra thì chỉ là mang tính cục bộ, ngắn hạn, chứ không thành xu hướng rõ rệt, có khả năng kéo dài.

Nhưng nếu đúng như vậy thì sẽ có người đặt vấn đề ngược lại là, nếu thực sự NHNN đang nới lỏng mạnh chính sách tiền tệ để gia tăng cung tiền thì tại sao lãi suất huy động và cho vay phổ biến của các ngân hàng thương mại lại không thể hiện xu hướng đi xuống như lẽ ra phải thế?

Lý do đơn giản cho vấn đề này là thực tế thì tăng trưởng tín dụng cũng đã tăng nhanh và mạnh. Như trên đã cho thấy, không chỉ tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 mà cả tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng đã gia tăng mạnh trong mấy tháng đầu năm nay so với cuối năm 2015. Nói các khác, gia tăng cung tiền đã và đang được thực hiện bám sát tốc độ và mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong những tháng qua và có lẽ là cả thời gian tới với mục đích ổn định và, tham vọng hơn, tiến tới giảm dần lãi suất cho vay trung dài hạn.

Cũng sẽ có người đặt câu hỏi, tại sao tăng trưởng cung tiền M2 có tốc độ gia tăng lớn hơn đáng kể so với tăng trưởng tín dụng mà mặt bằng lãi suất lại không có dấu hiệu suy giảm?

Có thể trả lời câu hỏi này từ thực tế là mặc dù các ngân hàng cũng đã và đang đạt được mức tăng trưởng huy động cao hơn tăng trưởng tín dụng cho vay (ví dụ, tính đến 21/3, tăng trưởng huy động đạt 2,26% so với cuối năm 2015, trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ là 1,54%), nhưng các ngân hàng thương mại luôn phải giữ lại một phần vốn huy động để giải quyết các nhu cầu nội tại như cân đối nguồn vốn, dự phòng và giải quyết nợ xấu, dự phòng rủi ro, và cho các mục đích đầu tư, kinh doanh …

Như vậy, mặc dù chính sách tiền tệ đang được nới lỏng, nhưng lượng tiền cung ứng gia tăng này không đi hết vào nền kinh tế thông qua kênh tín dụng của ngân hàng thương mại mà được các ngân hàng huy động và giữ lại một phần để đáp ứng các nhu cầu nội tại, từ đó làm nảy sinh chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng cung tiền (cũng như tốc độ tăng trưởng huy động) và tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại.

Từ phân tích trên, điều có thể rút ra là để các ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay thì một trong những điều kiện tiên quyết là NHNN phải tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh hơn nữa để gia tăng cung tiền nhằm hậu thuẫn cho các ngân hàng thương mại tăng cường huy động với lãi suất thấp hơn để cho vay cũng với lãi suất thấp hơn. Đương nhiên, rủi ro cho việc này là lạm phát sẽ gia tăng trở lại. Vì lạm phát mục tiêu năm nay đã được xác định ở mức 5% trong khi lạm phát thực tế 5 tháng đầu năm nay đã ở mức ước tính gần 2% nên dư địa để NHNN tăng mạnh hơn nữa cung tiền sẽ không còn nhiều, không thể mạo hiểm.

Do đó, có nhiều khả năng NHNN sẽ giữ nguyên tốc độ và nhịp gia tăng cung tiền như hiện tại cho đến hết năm để tiếp tục ổn định mặt bằng lãi suất (chứ không hy vọng là giảm đi), và đây cũng đã là một thành công khi họ phải “căng mình” giữa 2 mục tiêu mâu thuẫn là, một mặt, gia tăng cung tiền nhằm gia tăng tăng trưởng tín dụng để đạt tốc độ tăng trưởng GDP năm nay cao hơn năm 2015, mặt khác, phải kiềm chế lạm phát trong phạm vi mục tiêu 5%.


Nhà đầu tư chóng mặt vì vàng

Bất ngờ tăng rồi đột ngột giảm, đồ thị giá vàng đang lên xuống theo hình chữ W khiến cho nhà đầu tư “chóng mặt”. Liệu vàng còn nhảy múa đến bao giờ, và nhà đầu tư có nên “nhảy” vào vàng? Giá vàng hôm nay 20-5: Chưa thấy cửa tăng
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Thị trường vàng đang trải qua những phiên rung lắc mạnh. Chỉ qua 1 đêm, giá đã đảo chiều hoàn toàn, thậm chí, trong 1 ngày, buổi sáng và buổi chiều, xu hướng đã trái ngược nhau. Đồng USD mạnh - yếu, chứng khoán Mỹ lên- xuống đã khiến cho vàng cũng chao đảo theo. Sáng 19-5, giá vàng giao ngay đứng mức 1.257/oz. Kim loại quý đã giảm, khi đồng USD đạt mức cao nhất trong vòng 3 tuần qua sau khi biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Fed củng cố kỳ vọng rằng ngân hàng trung ương có thể sớm tăng lãi suất.

Theo biên bản mới công bố, nền kinh tế Mỹ có thể đã sẵn sàng cho kế hoạch điều chỉnh lãi suất vào tháng tới, nếu dữ liệu kinh tế cho thấy tăng trưởng mạnh trong quý II cũng như lạm phát và thị trường việc làm ổn định. Trước đó, ngân hàng trung ương nước này đã tăng lãi suất lần đầu tiên vào tháng 12 năm ngoái sau gần 1 thập kỷ không “nhúc nhích”.

Vàng thường rất nhạy cảm trước những thông tin liên quan đến tỷ giá lãi suất, bởi vì chi phí nắm giữ kim loại quý này sẽ bị tác động. Kết quả là, vàng giảm 0.3%, xuống quanh 1.254 USD/oz, sau khi rơi xuống mức thấp nhất kể từ ngày 28-4 tại 1.251,65 USD. Trong phiên ngày 18-5, thị trường đã để tuột mất 1.5%, còn 1.255,40 USD/oz.

Quỹ giao dịch vàng hậu thuẫn lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã tăng tài sản của mình thêm 0.56% hôm thứ ba, đạt 855,89 tấn, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 11-2013. Theo các nhà phân tích, đây là lần đầu tiên trong vòng 8 tuần qua, mức chênh lệch giữa vị thế mua và bán của vàng giảm xuống. Mặc dù vị thế của vàng có thay đổi nhỏ, nhưng mức chênh lệch giữa vị thế mua và bán của vàng vẫn còn ở mức cao kỷ lục và chỉ giảm 3,5% so với tuần trước.

Còn với thị trường trong nước, những biến động thẳng đứng rồi đổ đèo của giá thế giới, khiến giá vàng trong nước lại thêm một lần nữa có sự điều chỉnh về giá. Phiên giao dịch ngày 18-5, giá vàng trong nước tăng 120 nghìn đồng mỗi lượng so với chốt phiên trước đó, đây là mức cao nhất trong 3 tháng qua, tuy nhiên, chỉ nửa tiếng sau giờ mở cửa, xu hướng giảm điểm của giá vàng thế giới đã kéo giá vàng trong nước tuột dốc theo. Mức giảm so với giá đầu giờ giá vàng chốt phiên giảm khoảng 140 nghìn đồng/lượng. Sang ngày 19-5, giá vàng miếng SJC tiếp tục giảm thêm 150 nghìn đồng/lượng ở chiều mua và 130 nghìn đồng/lượng ở chiều bán, hiện giao dịch ở mức 33,74-33,97 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tăng điểm rồi chìm dần, khiến nhà đầu tư không kịp trở tay ở phiên giao dịch hôm thứ tư. Đối với nhà đầu tư ở vị thế đã mua vàng vào không tránh khỏi cảm giác bất ngờ, khi giá vàng tăng nhanh ở đầu phiên, rồi chuyển sang cảm giác “chênh vênh” ngay sau đó khi giá vàng liên tục giảm. Tâm lý nên xả hàng hay chờ thời điểm giá vàng giảm để mua vào, là tâm lý giằng co ở những nhà đầu tư trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường vàng luôn biến động và luôn đem lại kết quả tối ưu cho những ai biết cách quan sát đánh giá và mạnh dạn chọn đúng thời điểm. “Giá vàng thời gian qua đã đem lại cho nhà đầu tư những trải nghiệm, cảm xúc theo từng cung bậc ở từng phiên giao dịch. Qua đó, nhà đầu tư cũng đã có cơ hội hình thành dần cho mình cách nhìn nhận, phân tích, nắm bắt sâu khi tham gia linh hoạt vào thị trường vàng đầy “sóng gió” như hiện nay.

Trong hai phiên trở lại đây, nhà đầu tư dường như “chắc” về giá và “chất” về mức độ đầu tư. Bởi lẽ họ cho rằng, giá vàng đang chịu tác động từ thông tin quốc tế và có thể tăng cao rồi giảm mạnh bất cứ phiên nào. Do vậy, hầu hết sự quan tâm được lựa chọn là “thời điểm” và “giá cả” để tối ưu hóa lợi nhuận. Cũng bởi vậy việc phát sinh giao dịch còn chưa được hấp dẫn mà mới chỉ phát sinh giao dịch ở mức nhỏ lẻ, còn đối với những nhà đầu tư lớn thì họ vẫn hướng cho mình những dự định ấp ủ để tìm thời điểm tỏa sáng”, các chuyên gia đến từ Doji phân tích.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-05-2016

    Hạt điều Việt Nam “vượt” Ấn Độ, Bờ Biển Ngà tại thị trường Mỹ
    Mặt hàng camera có thuế NK 5%
    10 nhóm hàng xuất khẩu “tỷ đô”
    Nguồn cung phân khúc biệt thự, nhà phố gia tăng mạnh mẽ
    Ngành gỗ thận trọng hút vốn từ Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-05-2016

    Nhóm G7 lo ngại Anh rời bỏ EU
    GE hợp tác phát triển 1.000MW điện gió tại Việt Nam
    Hội doanh nghiệp mới Nhật Bản tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Đà Nẵng
    Đạm Ninh Bình chờ giá lên cứu lỗ?
    Thu giữ 1 triệu chiếc kính giả

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-05-2016

    El Niño, giá lương thực và tăng trưởng châu Á
    Vitas kiến nghị Chính phủ cấp phép các KCN dệt may quy mô tới 1.000 ha
    Vietjet ký hợp đồng mua máy bay 11 tỷ USD trong chuyến thăm của ông Obama
    Deutsche Bank: Đà hồi phục của USD mới chỉ bắt đầu
    Kiều hối 4 tháng đạt hơn 1,3 tỉ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh 24-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 24-05-2016

    Rót thêm 3 triệu USD, Vinamilk sở hữu hoàn toàn một công ty sữa Mỹ
    Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga lập kỷ lục mới
    Iran sẽ không đóng băng sản lượng trước phiên họp OPEC
    Chỉ mua vàng... sau khi điều này xảy ra
    VinaCapital thoái vốn khỏi sân golf Đà Nẵng, thu về hơn 12 triệu USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-05-2016

    Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý 2 chỉ đạt 1,5 triệu tấn
    Xe tải Thái Lan ùn ùn vào Việt Nam
    Cá ngừ Việt xuất sang Mỹ phải đạt chứng nhận 'an toàn cá heo'
    Trung Quốc khan hiếm thịt lợn
    Người Trung Quốc thích mua rượu trên mạng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-05-2016

    Thương mại điện tử ASEAN có thể đạt 70 tỷ USD trong 5 năm tới
    Trung Quốc là nước nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam
    Nắng nóng, thị trường quạt máy, điều hòa “hốt” bạc
    Brazil dự báo thâm hụt ngân sách kỷ lục
    Những toan tính đằng sau thương vụ 350 triệu USD mua lại nhà máy Nokia Bắc Ninh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-05-2016

    Người tiêu dùng toàn cầu đang muốn giữ tiền thay vì chi tiêu
    Xu hướng mua đấu giá BĐS gia tăng ở Séc
    Tỷ phú giàu thứ 2 nước Nga từ thiện toàn bộ tài sản
    Nga hoàn trả Kuwait 1,7 tỷ USD nợ từ thời Liên Xô
    Nông nghiệp EU mất 6 tỷ USD vì lệnh trừng phạt chống Nga

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-05-2016

    Doanh nghiệp Mỹ đang nắm bao nhiêu tiền mặt?
    5 sự thật về “quả bom” khủng hoảng Venezuela
    Giá dầu đang bào mòn nhanh chóng túi tiền các tỷ phú Nga
    Bí quyết kinh doanh độc đáo của hãng công nghệ 5 tỷ USD
    Nga tính xây dựng nhà máy lọc dầu ở Lào và đường ống dẫn dầu ở Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh 22-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 22-05-2016

    Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của VN
    Lãnh đạo tài chính G7 chia rẽ vì chính sách tiền tệ
    IMF dự báo nền kinh tế Nga sẽ suy giảm 1,5% trong năm nay
    Ngân hàng Nhật gặp khó với lãi suất âm
    Việt Nam phải nhập tiêu chất lượng cao để... xuất khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-05-2016

    Trung Quốc “bơm” thêm 20 tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ thanh khoản
    Cam go "trận đánh" lãi suất
    Việt Nam mới hơn 90 triệu dân, nhưng đã có tới 100 triệu thẻ ngân hàng
    Lãi suất cho vay sẽ giảm nhờ... VAMC?
    Chưa đến lúc thành lập Sở Giao dịch vàng