tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-05-2016

  • Cập nhật : 21/05/2016

Trung Quốc “bơm” thêm 20 tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ thanh khoản

trung quoc “bom” them 20 ty nhan dan te de ho tro thanh khoan

Trung Quốc “bơm” thêm 20 tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ thanh khoản

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vừa “bơm” thêm 20 tỷ nhân dân tệ (tương đương 3,06 tỷ USD) vào thị trường để đảm bảo tính thanh khoản.

PBOC đã bơm 50 tỷ nhân dân tệ thông qua các thoả thuận bán và mua lại cổ phiếu (repo) thời hạn 7 ngày với lãi suất 2,25%. Với các khoản repo trị giá 30 tỷ nhân dân tệ đáo hạn ngày 20/5, thực chất ngân hàng trung ương Trung Quốc đã rót 20 tỷ nhân dân tệ vào thị trường.

Tại thị trường liên ngân hàng trong phiên thứ Sáu (ngày 20/5), chuẩn lãi suất liên ngân hàng qua đêm tại Thượng Hải (Shibor) đã giảm 0,2 điểm cơ bản, xuống mức 2,008%.

Trong khi đó, Shibor kỳ hạn 7 ngày vẫn duy trì ở mức 2,331%, còn Shibor hạn mức 3 tháng tăng 0,15 điểm cơ bản, lên mức 2,9288%.

Tuần này, PBOC đã bơm tổng cộng 50 tỷ nhân dân tệ vào thị trường, chấm dứt quá trình rút tiền liên tiếp của ba tuần trước


Cam go "trận đánh" lãi suất

Muốn hạ lãi suất cho vay thì phải hạ lãi suất huy động, nhưng theo nhiều phân tích cho thấy điều này đang đứng trước rất nhiều áp lực.

NHNN đang nới lỏng chính sách tiền tệ?

Trao đổi riêng với chúng tôi, TS Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia phân tích với cấu trúc thị trường vốn mang tính đặc thù như ở Việt Nam, điều rất dễ nhìn thấy hệ thống ngân hàng vẫn là một kênh chuyển vốn chủ yếu của nền kinh tế. Song không thể nhìn vào tăng trưởng tín dụng cao như thời gian vừa qua mà nói rằng cơ quan điều hành đã nới lỏng chính sách tiền tệ.

“Vừa qua, không thấy biểu hiện nào để nói rằng NHNN đang nới lỏng chính sách tiền tệ ví dụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc vẫn giữ nguyên, không hề kéo xuống thấp trong vài năm nay. Tái cấp vốn cũng có liều lượng, cung ứng vốn qua các công cụ của NHNN không có biểu hiện của việc nới lỏng chính sách”, TS. Trương Văn Phước nhận định.

Vị chuyên gia nói thêm việc tăng trưởng tín dụng cao không có nghĩa là cơ quan điều hành đã nới lỏng chính sách tiền tệ mà hấp thụ vốn nhiều là do sự phục hồi từng bước của nền kinh tế trong đó có khả năng phục hồi của hệ thống các doanh nghiệp và còn nhiều các giải pháp khác nữa đã tạo lập niềm tin của thị trường, mức độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao hơn,…

“Vì vậy chúng ta cần bình tĩnh nhìn nhận hấp thụ vốn của nền kinh tế tăng lên xem như là nguyên nhân chính yếu nhất chứ không phải là nới lỏng chính sách tiền tệ mà tăng trưởng tín dụng cao”, ông Phước nêu quan điểm.

Làm sao hạ được lãi suất cho vay?

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, các ngân hàng đang đứng trước áp lực đảm bảo thanh khoản nên buộc phải tăng lãi suất huy động. Hơn nữa, nhu cầu vay vốn đang tăng cao nên nhiều ngân hàng tính đến phương án điều chỉnh tăng lãi suất huy động để gia tăng nguồn vốn.

Vậy làm sao hạ được lãi suất cho vay?

Ông Phước nhận định muốn hạ lãi suất cho vay thì phải hạ lãi suất huy động, nhưng điều này đứng trước rất nhiều áp lực.

Theo dự báo của nhiều chuyên gia cho biết lạm phát năm nay sẽ ở mức 3-5% cao hơn mức 0,63% năm 2015. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, kỳ vọng của nhiều người đối với kênh gửi tiết kiệm ngân hàng.

"Để đảm bao chênh lệch lãi suất ứng phó với nợ xấu thì chắc hẳn lãi suất huy động phải thấp xuống. Trong khi đó, giá xăng dầu đã phục hồi, là yếu tố tác động đến thị trường Việt Nam làm cho CPI có thể có dấu hiệu tăng lên khoảng 3-3,5%. Nói chung, hạ lãi suất cho vay vướng rất nhiều yếu tố khách quan", ông Phước đánh giá.

Chuyên gia chia sẻ thêm, ở bất kỳ quốc gia nào, khi ban hành hay điều chỉnh một chính sách cũng có 2 mặt, phải đánh đổi, mất cái này được cái kia. Giả sử có nới lỏng chính sách tiền tệ thì các quốc gia phải luôn luôn ứng phó mầm mống của lạm phát. Và nếu nới lỏng quá nhiều sẽ góp phần lạm phát tăng cao, làm cho đồng tiền nội tệ mất giá nhiều hơn.

Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, TS Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Tài chính (Học viện Tài chính) cho rằng cần khẩn trương hạ lãi suất vì kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, lạm phát cũng thấp nếu loại trừ giá dịch vụ y tế tăng bằng biện pháp hành chính và tỷ giá đang ổn định. Nếu lãi suất không giảm, doanh nghiệp, Chính phủ và cả nền kinh tế sẽ đều gặp khó khăn.

Theo ông Độ, vấn đề giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ tăng trưởng, giảm gánh nặng nợ cho nền kinh tế đã được đề cập từ lâu, đặc biệt là khi lạm phát xuống dưới mức 2% vào cuối năm 2014. Tuy nhiên, trong năm 2015 nền kinh tế có bước phục hồi, đồng thời tỷ giá biến động mạnh, nên chính sách giảm lãi suất, mặc dù được Chính phủ định hướng từ đầu năm 2015, đã không được thực hiện quyết liệt. Nhưng từ quý I/2016, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đã có dấu hiệu chững lại. Vấn đề giảm lãi suất cho vay, vì vậy, trở nên cấp bách hơn.

Về phía các ngân hàng, nhiều ngân hàng sẽ phải “chịu thiệt” giảm lợi nhuận để giảm lãi suất đầu ra cho doanh nghiệp. Theo BIDV, lợi nhuận năm nay có thể giảm 400-500 tỷ đồng nếu lãi suất cho vay đồng loạt giảm.

Lãnh đạo ngân hàng BIDV cho biết ngân hàng sẽ xem xét mức giảm lãi suất tối đa là 1% và chỉ khi NHNN hỗ trợ NHTM bằng việc nới lỏng các yêu cầu chẳng hạn như tỷ lệ dự trự bắt buộc.

Các ngân hàng khác cũng kiến nghị NHNN có thể hoãn áp dụng quy định mới để tạo điều kiện cho các NHTM giảm lãi suất. Với mục tiêu đạt tăng trưởng tín dụng 18-20% cộng với yêu cầu giảm lãi suất cho vay bình quân thì có vẻ quy định áp dụng Basel 2 và nội dung dự thảo sửa đổi thông tư 36 về các hệ số an toàn tài chính có thể sẽ chưa được áp dụng ngay.


Việt Nam mới hơn 90 triệu dân, nhưng đã có tới 100 triệu thẻ ngân hàng

Theo báo cáo tổng kết Banking Vietnam 2016, tính đến cuối năm 2015, lượng thẻ phát hành trên toàn quốc đạt 99,5 triệu thẻ, tăng gấp 2 lần so với năm 2010.

Với số thẻ tương ứng trên, hiện nay Việt Nam có gần 17.000 máy ATM và 230.000 thiết bị chấp nhận thẻ (POS). Trong đó, 67 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua Internet và 34 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua mobile.

Năm 2015, thanh toán thẻ qua Internet đạt 2,2 triệu khách hàng.

Chỉ tính riêng với dịch vụ cung ứng thanh toán (trong đó có dịch vụ ví điện tử), cơ quan quản lý đã cấp phép cho 16 tổ chức phi ngân hàng cung cấp dịch vụ này. Năm 2015 các tổ chức này đã cung ứng 4 triệu ví điện tử, với tổng giá trị giao dịch trên 30.000 tỷ đồng.

so luong the ngan hang theo cac nam (dvt: trieu the).

Số lượng thẻ ngân hàng theo các năm (Đvt: triệu thẻ).

Theo ông Phạm Xuân Hòe – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, khả năng lớn mạnh và cạnh tranh của một ngân hàng dựa vào 3 trụ cột chính: vốn, công nghệ-sản phẩm và chất lượng nguồn nhân lực.

Hiện nay, nhiều ngân hàng trong nước đã gia tăng đầu tư cho công nghệ thông tin, nhưng tỷ lệ còn khiêm tốn, chỉ khoảng 5% tổng mức đầu tư của một ngân hàng cho các tài sản cố định. Trong khi đó, các ngân hàng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương bỏ khoảng 7,3 tỷ USD/năm để đầu tư vào hạ tầng IT. Đơn cử, mỗi ngân hàng tại Singapore bỏ khoảng 200 triệu USD/năm vào hệ thống công nghệ.

Theo Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là công nghệ rất quan trọng và cần thiết đối với các ngân hàng. Bởi lẽ, công nghệ thông tin đang bùng nổ và nó có khả năng thay đổi nhanh chóng thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính.


Lãi suất cho vay sẽ giảm nhờ... VAMC?

Có hai lựa chọn tác động nhanh giúp giảm lãi suất cho vay để sớm hỗ trợ doanh nghiệp...

Những ngày đầu tuần này, trên thị trường chứng khoán, một số nhómnhà đầu tư bắt đầu thảo luận đến triển vọng giảm lãi suất cho vay, với các tình huống chính sách.

Trong những thảo luận này, nhiều ý kiến nghiêng về khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ dự trữ bắt buộc, để tăng thêm nguồn vốn đi ra thị trường, tác động giảm lãi suất.

Tình huống này đã từng có gợi mở. Cụ thể, cuối 2015, Ngân hàng Nhà nước đã từng dự thảo chính sách giảm dự trữ bắt buộc linh hoạt theo từng đối tượng ngân hàng thương mại, nhằm khuyến khích và hỗ trợ tham gia tái cơ cấu hệ thống.

Mặt khác, trong những năm trước, biện pháp can thiệp truyền thống và có sức mạnh đối với lãi suất trên thị trường thường thấy là công cụ dự trữ bắt buộc.

Tuy nhiên, ở tình huống thứ hai theo thảo luận của các nhà đầu tư, còn có một kênh tạo cung vốn trực tiếp khác là Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện rõ ràng hơn hoạt động tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại qua cho vay cầm cố trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Trao đổi với VnEconomy, một số chuyên gia tài chính đều nghiêng về tình huống thứ hai, lựa chọn tái tạo vốn qua kênh trái phiếu VAMC, trong giả định chọn một trong hai biện pháp đó.

Theo TS. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nếu lựa chọn biện pháp hạ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước sẽ phát đi thông điệp, hoặc giới quan sát sẽ nhìn nhận, là nhà điều hành nới lỏng chính sách tiền tệ.

Tình huống đó, theo chuyên gia này là khá nhạy cảm trong bối cảnh lạm phát có xu hướng tăng trở lại. Mặt khác, dự trữ bắt buộc là một công cụ mạnh và thường được cân nhắc thận trọng khi muốn điều chỉnh hay không.

Còn với kênh tái tạo vốn qua cho vay cầm cố trái phiếu VAMC, ông Phước cho rằng, cơ chế và các quy định hiện hành của Chính phủ, sự chuẩn bị của Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng. Hoạt động tái cấp vốn bằng cách này cũng là hợp lý, sau khi các ngân hàng thương mại đã bán lại nợ xấu cho VAMC.

Với kênh này, Ngân hàng Nhà nước cũng chủ động hơn nhiều về liều lượng nguồn vốn tái tạo.

Cùng quan điểm trên, TS. Trịnh Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn kinh tế Việt Nam cho rằng, lựa chọn tái tạo vốn để hỗ trợ giảm lãi suất cho vay qua kênh tái cấp vốn bằng trái phiếu VAMC khả dĩ hơn và trực tiếp hơn.

“Nếu lựa chọn biện pháp hạ dự trữ bắt buộc, trong điều kiện thị trường tiền tệ Việt Nam, tôi cho là giống như dùng búa tạ để đánh ruồi vậy. Bởi vì, với tổng khoảng 5,6 triệu tỷ đồng vốn huy động hiện nay, chỉ cần nhích nhẹ một tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì lượng vốn được đưa ra thị trường sẽ rất lớn”, ông Quang Anh lập luận.

TS. Trịnh Quang Anh cũng cho rằng, nếu giảm dự trữ bắt buộc để giảm lãi suất cho vay, giới quan sát sẽ xem đó là một tín hiệu nới lỏng tiền tệ. Lạm phát là mối liên hệ cần chú ý, dù cho đến nay, theo ông, lạm phát từ yếu tố tiền tệ là chưa thể hiện rõ nét nhưng độ trễ của nó sẽ thể hiện nếu nới lỏng như vậy.

Thay vào đó, tái cấp vốn qua kênh trái phiếu VAMC được chuyên gia này đánh giá là lựa chọn khả dĩ hơn.

Một mặt, Ngân hàng Nhà nước chủ động được liều lượng và tái tạo vốn trực tiếp cho các ngân hàng thương mại được lựa chọn; mặt khác, nguồn vốn này đi thẳng và tác động ngay đến thị trường và lãi suất, các ngân hàng sử dụng được nguồn này với chi phí thấp hơn để cho vay được ngay, hỗ trợ doanh nghiệp được ngay.

Theo TS. Quang Anh, lựa chọn tái cấp vốn qua trái phiếu VAMC cũng hiệu lực, hiệu quả hơn đối với mục tiêu giảm lãi suất cho vay, hơn là hạ các lãi suất điều hành cũng như việc điều tiết trên thị trường mở (OMO).

Bởi thực tế, việc điều tiết vốn qua OMO chủ yếu nhằm cân đối vấn đề thanh khoản. Và tại nhiều thời điểm, dù lãi suất điều hành hay lãi suất OMO của Ngân hàng Nhà nước thấp, hay cả lãi suất liên ngân hàng ở rất mức thấp, nhưng lãi suất cho vay trên thị trường vẫn ở mức cao.

“Nói cách khác, sức truyền dẫn của lãi suất điều hành và việc điều tiết vốn qua OMO không thực nhạy và có sức nặng đối với lãi suất cho vay trên thị trường so với việc tái tạo vốn và tác động trực tiếp bằng tái cấp vốn qua kênh trái phiếu VAMC”, TS. Trịnh Quang Anh so sánh.


Chưa đến lúc thành lập Sở Giao dịch vàng

Gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến báo cáo của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam nói về việc hiện nay người dân đang găm giữ một lượng vàng lên tới 500 tấn.

Theo đó, Hiệp hội mong muốn Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thành lập Sở Giao dịch vàng quốc gia để thu hút 500 tấn vàng này. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế TS Bùi Quang Tín - ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, cho rằng đề xuất này không khả thi.

Theo TS Bùi Quang Tín, kiến nghị của ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam là rất tích cực. Nguồn vốn ODA sắp tới sẽ giảm mạnh mà các NH nước ngoài sẽ chuyển sang cho vay theo lãi suất thị trường. Lãi suất vay sẽ cao hơn nếu Chính phủ không có tài sản thế chấp. Do đó, để có nguồn tài sản thế chấp, không có gì khác hơn là huy động vàng trong dân. Và muốn huy động được 500 tấn vàng, phương án tốt nhất là thành lập Sở Giao dịch vàng quốc gia để phát hành trái phiếu huy động vàng, Nhà nước sẽ trả lãi suất.

Tuy nhiên, TS Tín cho rằng, thời điểm này chưa nên thành lập một sở giao dịch vàng quốc gia mà nên đợi tối thiểu từ 3 - 5 năm. Có 3 lí do chính. Thứ nhất, số liệu 500 tấn vàng trong dân hiện nay phi thực tế, bởi chỉ dựa vào công bố của Hiệp hội Kinh doanh vàng thế giới về số lượng vàng nhập khẩu vào Việt Nam trong thời gian qua. Con số này chỉ nghe nói chứ không có tính toán.

Thứ hai, giả sử có 500 tấn vàng được nhập vào Việt Nam thì chưa chắc 500 tấn vàng đó nằm trong két của người dân. Ông Tín cho rằng có đến hơn 70% trong 500 tấn vàng đó nằm ở các công ty vàng, doanh nghiệp vàng, thậm chí là ở các ngân hàng thương mại. Còn khoảng gần 30% tấn vàng là mới nằm ở người dân. “Nhưng không phải nằm ở két sắt, do thời gian qua, họ cũng đã bán ra để kinh doanh, nhất là trong thời gian đỉnh điểm giá vàng lên cao, thời điểm thị trường chứng khoán phát triển, bất động sản sôi động”, TS Tín phân tích. Thứ ba, chính sách tiền tệ của Nhà nước trong thời gian vừa qua phù hợp nên đã triệt tiêu tâm lý đầu cơ vàng trong dân. Vì thế, có thể chỉ còn khoảng 5 - 10% số vàng nằm trong két dự trữ của người dân. Chính vì vậy, việc thành lập Sở Giao dịch vàng quốc gia để thu hút vàng trong dân là không khả thi.

Một vấn đề khác là, nếu thành lập Sở giao dịch vàng thì hiện nay chỉ đáp ứng cho hai đối tượng. Một là, đáp ứng cho cá nhân tham gia sàn giao dịch vàng để đầu cơ, lướt sóng. Đây là những đối tượng tạo ra những cơn biến động vàng của thị trường vàng và tỷ giá USD trước đây. Hai là, đáp ứng cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại muốn tham gia vào để đầu cơ lướt sóng và kiếm lợi nhuận. Theo TS Tín, hai đối tượng này chưa được Nhà nước khuyến khích; Bởi cách kinh doanh này không nhằm phát triển dịch vụ, sản xuất và đầu tư đem lại lợi ích cho nền kinh tế, thậm chí còn làm mất ổn định thị ttrường tài chính tiền tệ.

Theo ông Tín, Nhà nước cần có sự chuẩn bị kỹ các điều kiện pháp lý, nghiên cứu kỹ hơn kinh nghiệm từ các Sở giao dịch vàng của các nước. Đội ngũ quản lý cũng cần chuẩn bị và trang bị kiến thức kỹ càng trước khi quyết định thành lập Sở Giao dịch vàng quốc gia.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-05-2016

    Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý 2 chỉ đạt 1,5 triệu tấn
    Xe tải Thái Lan ùn ùn vào Việt Nam
    Cá ngừ Việt xuất sang Mỹ phải đạt chứng nhận 'an toàn cá heo'
    Trung Quốc khan hiếm thịt lợn
    Người Trung Quốc thích mua rượu trên mạng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-05-2016

    Thương mại điện tử ASEAN có thể đạt 70 tỷ USD trong 5 năm tới
    Trung Quốc là nước nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam
    Nắng nóng, thị trường quạt máy, điều hòa “hốt” bạc
    Brazil dự báo thâm hụt ngân sách kỷ lục
    Những toan tính đằng sau thương vụ 350 triệu USD mua lại nhà máy Nokia Bắc Ninh

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-05-2016

    Điểm mặt những mặt hàng chịu sức ép từ TPP
    Đại gia ngoại không dễ bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam
    Triệt phá đường dây đa cấp giả mạo tập đoàn tài chính Mỹ
    Chính sách tiền tệ đang được nới lỏng?
    Nhà đầu tư chóng mặt vì vàng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-05-2016

    Người tiêu dùng toàn cầu đang muốn giữ tiền thay vì chi tiêu
    Xu hướng mua đấu giá BĐS gia tăng ở Séc
    Tỷ phú giàu thứ 2 nước Nga từ thiện toàn bộ tài sản
    Nga hoàn trả Kuwait 1,7 tỷ USD nợ từ thời Liên Xô
    Nông nghiệp EU mất 6 tỷ USD vì lệnh trừng phạt chống Nga

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-05-2016

    Doanh nghiệp Mỹ đang nắm bao nhiêu tiền mặt?
    5 sự thật về “quả bom” khủng hoảng Venezuela
    Giá dầu đang bào mòn nhanh chóng túi tiền các tỷ phú Nga
    Bí quyết kinh doanh độc đáo của hãng công nghệ 5 tỷ USD
    Nga tính xây dựng nhà máy lọc dầu ở Lào và đường ống dẫn dầu ở Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh 22-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 22-05-2016

    Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của VN
    Lãnh đạo tài chính G7 chia rẽ vì chính sách tiền tệ
    IMF dự báo nền kinh tế Nga sẽ suy giảm 1,5% trong năm nay
    Ngân hàng Nhật gặp khó với lãi suất âm
    Việt Nam phải nhập tiêu chất lượng cao để... xuất khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-05-2016

    Du lịch Việt hồi hộp ngóng tin miễn visa
    Quý I, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su chủ yếu
    Hạt điều tăng giá, nông dân lãi khá
    Ẩn số Mỹ là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam?
    GDP quý 2 sẽ vọt qua 6%?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-05-2016

    Chìa khóa giúp châu Á đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững
    VietinBank thoái hơn 50% vốn tại SaigonBank
    Lại thêm lô hàng thủy sản xuất khẩu bị EU cảnh báo
    Giá thép Hòa Phát đã tăng 15,7% từ khi thép Trung Quốc bị áp thuế nhập khẩu
    Đường thiếu, liệu giá có tăng?

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-05-2016

    Chờ những nốt thăng trong “bản giao hưởng” FDI từ Mỹ
    Nhà máy lọc dầu Peru nhập hơn 1 nghìn tấn thiết bị xử lý hóa chất “Made in Viet Nam”
    CFO MSN: "Theo tin đồn thì Masan có thể mua Sabeco, Habeco, Tân Hiệp Phát, thậm chí là mua cả Vinamilk, Trung Nguyên"
    31 cổ phiếu vào diện bị hạn chế giao dịch trên UPCoM
    Pilosio Asia Pacific xuất khẩu lô hàng đầu tiên từ Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh 21-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 21-05-2016

    Mua bán và sáp nhập: Không dễ "hóa rồng"
    Nga muốn nâng kim ngạch thương mại với Việt Nam lên 10 tỷ USD năm 2020
    Thách thức của ngân hàng từ tấn công mạng ngang với kiểm soát nợ xấu
    MWG 4 tháng doanh thu nửa tỷ USD, mảng điện máy tăng 200% 
    Hơn 23 tỷ đồng tồn kho cá ngừ và một năm “đóng băng” hoạt động của Thủy sản Việt Nhật