tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-05-2016

  • Cập nhật : 23/05/2016

Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý 2 chỉ đạt 1,5 triệu tấn

Theo nhận định của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo trong quý 2 này có xu hướng sụt giảm, do thiếu hợp đồng tập trung, cộng thêm tình hình cung cấp hạn chế trước khi thu hoạch vụ Hè Thu.

Dự kiến xuất khẩu quý 2 này đạt 1,5 triệu tấn, thấp hơn kế hoạch tháng trước 100.000 tấn.

Tính đến ngày 18/5 vừa qua, xuất khẩu gạo của cả nước đạt 2,072 triệu tấn, trị giá FOB trên 875 triệu USD, trị giá CIF 911,980 triệu USD, tăng hơn 15% cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Xuất khẩu gạo tăng là do xuất khẩu quý 1 tăng mạnh với hợp đồng gối đầu chuyển sang từ năm 2015 còn nhiều, đặc biệt là hợp đồng G-to-G với Indonesia, Philippines và hợp đồng thương mại ký mới với Trung Quốc.

Tuy nhiên, bước sang quý 2 này, lượng gạo xuất khẩu và số lượng hợp đồng đăng ký xuất khẩu mới không nhiều. Tính riêng trong tháng Tư vừa qua, sản lượng gạo xuất khẩu chỉ đạt trên 453.000 tấn, trị giá FOB gần 212 triệu USD, giảm 20,5% về lượng và 7,5% về trị giá FOB so với tháng Ba vừa qua. So với cùng kỳ năm 2015, số lượng gạo xuất khẩu trong tháng Tư vừa qua cũng giảm trên 30% và trị giá FOB giảm 21,33%.

Xuất khẩu gạo trong tháng Tư vừa qua không đạt kế hoạch đề ra khoảng 550.000 tấn, thấp hơn tháng trước đó và cùng kỳ năm trước khá lớn do không còn hợp đồng tập trung.

Bên cạnh đó, số lượng các hợp đồng đăng ký xuất khẩu gạo trong tháng Tư năm nay cũng đạt dưới mức trung bình và giảm đáng kể so với tháng Ba và cùng kỳ 2015, chủ yếu là gạo thơm và nếp.

VFA dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo sẽ tăng trong 6 tháng cuối năm từ các nước nhập khẩu như Philippines, Indonesia và Trung Quốc, đây cũng 3 thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam.

Tuy nhiên, xuất khẩu gạo của Việt Nam lại tùy thuộc nhiều vào sản lượng thu hoạch vụ Hè Thu và Thu Đông. Nếu cung cấp hạn chế và giá không cạnh tranh, Việt Nam có nguy cơ mất thị phần về tay Ấn Độ và Pakistan. Trong tình hình hiện nay, giá gạo có xu hướng tăng nhanh, nếu có nhu cầu mới và rủi ro cao.

Theo đánh giá của các chuyên gia, đến thời điểm hiện nay, thị trường gạo thế giới vẫn còn suy yếu, chưa có nhu cầu mới đáng kể và rõ nét, nhưng giá tăng ở một số nguồn cung cấp chính như Thái Lan, Pakistan và Việt Nam.

Nguyên nhân chính là do tác động của hiện tượng El Nino gây hạn hán ở Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Việt Nam khiến sản lượng giảm sút trong vụ chính vừa qua và đang ảnh hưởng đến các vụ mùa sắp tới.

Bên cạnh đó, các nhu cầu tiềm năng từ các thị trường tập trung trong thời gian tới bao gồm Philippines, Indonesia và Trung Quốc đã tác động đến giá chào từ các nguồn cung cấp này. Mặc dù vậy, xu hướng giá nói chung vẫn tiếp tục tăng, do tồn kho giảm và ảnh hưởng của hạn hán vẫn còn tác động đến sản lượng các nước nhập và xuất khẩu chính.

Liên quan đến việc Chính phủ Thái Lan thông báo bán hết 11,4 triệu tấn tồn kho gạo cũ trong vòng 2 tháng, nhiều hơn xuất khẩu cả năm, VFA cho rằng, đây chỉ là động thái để thăm dò thị trường chứ không thể thực hiện do không xác định được nhu cầu.

Hầu hết sản lượng gạo này là gạo cũ, bao gồm 7,5 triệu tấn kém phẩm chất, 1,5 triệu tấn sử dụng cho công nghiệp và 2,4 triệu tấn bị hư hỏng. Kế hoạch này được triển khai chậm và Bộ Thương mại Thái Lan chỉ thông báo tổ chức đấu giá 1,2 triệu tấn gạo vào ngày 19/5 vừa qua


Xe tải Thái Lan ùn ùn vào Việt Nam

Theo số liệu thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu 4 tháng đầu năm, Tổng cục Hải quan cho biết cả nước chi 733 triệu USD (tương đương 16.500 tỉ đồng) để nhập 29 nghìn ôtô.

Ôtô từ Thái Lan tiếp tục đổ bộ vào Việt Nam với 10,2 nghìn chiếc, chiếm 35% số xe ngoại nhập về VN trong 4 tháng qua.

Điều đáng quan tâm là trong số 10,2 nghìn xe tải nhập từ Thái Lan thì có tới gần 7,7 nghìn ôtô tải, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm 2015.

Thái Lan vượt qua Trung Quốc và Hàn Quốc, trở thành thị trường lớn nhất cung cấp ôtô nguyên chiếc cho nước ta.


Cá ngừ Việt xuất sang Mỹ phải đạt chứng nhận 'an toàn cá heo'

Cục quản lý chất lượng nông lâm và thuỷ sản (Nafiqad) vừa cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã nhận được thông báo mới từ Mỹ liên quan tới việc xuất khẩu sản phẩm cá ngừ vào nước này.

Theo đó, để được xuất khẩu vào Mỹ, sản phẩm cá ngừ phải được dán mác “an toàn cá heo” (dolphin-safe) do Bộ Thương mại Mỹ cấp. Nghĩa là việc khai thác đánh bắt cá ngừ không ảnh hưởng đến cá heo. Do đó, để không gặp phải bất kỳ vướng mắc gì khi xuất khẩu sản phẩm cá ngừ vào thị trường này, cơ quan chức năng khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu cần cập nhật thông tin và áp dụng đúng các quy định mà phía Mỹ đặt ra. 

Theo Nafiqad, giá trị xuất khẩu cá ngừ từ Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 190 triệu USD vào năm ngoái, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước đó và Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quý I năm nay tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ chỉ đạt hơn 36 triệu USD, giảm hơn 4% so với cùng kỳ năm trước.


Trung Quốc khan hiếm thịt lợn

Giá thịt lợn được dự báo sẽ vẫn ở mức cao đến cuối năm, do số hộ gia đình nuôi lợn và doanh nghiệp nước này tiếp tục giảm cung ra thị trường, dù lợi nhuận lớn.

Trong tháng 4, giá thịt lợn giao ngay tại Trung Quốc - nước tiêu thụ mặt hàng này lớn nhất thế giới đã tăng 33,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nó đã kéo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 0,75% lên 2,3%, theo Cục Thống kê Trung Quốc.

"Giá thịt lợn có thể tiếp tục tăng tới cuối năm nay hoặc thậm chí là quý I năm sau. Nó có thể lên cao nhất tới 24 - 25 NDT một kg (3,67 USD - 3,82 USD)", Zhou Sha – chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán CMS cho biết.Tính đến ngày 19/5, giá thịt lợn tại Trung Quốc đã tăng hơn 20% trong năm 2016 do thiếu cung, chạm 20,3 NDT một kg (3,1 USD). Đây là lần đầu tiên trong 5 năm qua, giá thịt lợn tại Trung Quốc tăng mạnh như vậy.

ngay cang nhieu ho gia dinh trung quoc bo nuoi lon. anh: nyt

Ngày càng nhiều hộ gia đình Trung Quốc bỏ nuôi lợn. Ảnh: NYT

"Không chỉ số lượng lợn bị giết mổ giảm mà cả số trang trại nuôi lợn và lợn nái cũng giảm mạnh. Không phải người bán muốn giảm hoạt động giết mổ để thao túng giá, mà là không có đủ lợn để giết", kinh tế trưởng Lu Zhengwei tại Ngân hàng Công nghiệp cho biết.

Người nuôi lợn không mở rộng sản xuất do quá trình đô thị hóa và sự cạnh tranh khốc liệt từ các tập đoàn lớn.

"Chi phí cơ hội cho những lao động trẻ ở nông thôn chăn nuôi lợn đã tăng lên rất nhiều. theo đà tăng lương trung bình tại các thành phố. Mặt khác, công việc ở các thành phố cũng ổn định hơn việc chăn nuôi lợn. Vì vậy bây giờ, chúng tôi không còn thấy nhiều người đầu tư vào nuôi lợn nữa, do họ không có đủ nhân công trẻ"', ông Zhou cho biết. Hơn nữa, giá nhân công của các hộ chăn nuôi thường cao hơn so với các doanh nghiệp.

Các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ đang có xu hướng rời bỏ thị trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn ngày càng chiếm ưu thế. Thị phần của các doanh nghiệp sở hữu trên 500 con lợn đã tăng từ 20% năm 2007 lên 45% năm 2015, theo số liệu của Ngân hàng Công nghiệp.

Thiếu nguồn cung nội địa trong thời gian dài đã buộc Trung Quốc tăng nhập khẩu. Trong quý I/2016, nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ vào Trung Quốc tăng tới 283% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chính quyền Bắc Kinh cho biết sẽ mở kho dự trữ thịt lợn và phân phát về các siêu thị, cơ sở giết mổ từ ngày 5/5 tới ngày 4/7. Bộ Thương mại Trung Quốc cũng khẳng định 150.000 tấn thịt lợn đã được phân phát về các khu vực từ đầu năm này. Cơ quan này cũng khẳng định, giá thịt lợn dù ở mức cao nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Theo ông Lu, giá thịt lợn sẽ tiếp tục tăng nhưng tốc độ sẽ chậm lại. Ông dự đoán, chu kỳ tăng giá của thịt lợn sẽ kết thúc cuối năm nay khi nguồn cung dần nhích lên.


Người Trung Quốc thích mua rượu trên mạng

Phần đông người dùng tại Trung Quốc chuộng mua loại thức uống này qua hình thức online.

Theo nghiên cứu của công ty Nielsen Holdings, Internet trở thành kênh quan trọng để bán đồ uống có cồn ở Trung Quốc. Có đến 55% người tiêu dùng ở quốc gia này đặt mua rượu trên mạng. Giới trẻ thích tìm hiểu thông tin sản phẩm và mua online hơn là ra cửa hàng vì các trang web cung cấp nhiều lựa chọn phong phú.

Năm 2015, doanh thu rượu tại Trung Quốc tăng 8,9% so với năm trước trong khi doanh số bán bia nhích 8,3%. Những người trong độ tuổi 30-39 tuổi thích mua rượu trực tuyến nhất, chiếm đến 22% lượng mua hàng qua website. Họ thường chọn các sản phẩm cao cấp với bao bì sang trọng, bắt mắt.

Nghiên cứu của Nielsen cũng chỉ ra rằng, các thương hiệu rượu và nhà bán lẻ đã tăng cường tiếp thị kỹ thuật số tại Trung Quốc, bao gồm đặt quảng cáo trực tuyến và tiếp cận người dùng thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Hiện 80% người tiêu dùng độ tuổi 20-39 tại quốc gia đông dân nhất thế giới thường xuyên lên mạng cả ngày.

Đại diện Amazon ở Trung Quốc cho biết, người dân thích mua rượu vang của Pháp, Australia, Chile và Mỹ. Doanh số bán hàng các loại rượu vang nhập khẩu của ông lớn này tăng 550% và giá trị đặt hàng trung bình nhích 40% trong năm 2015.

JD.com - một trong những nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu Trung Quốc, vào tuần trước thông báo sẽ bán thêm thương hiệu rượu vang nổi tiếng từ Australia. JD cũng báo cáo rằng họ đã tiêu thụ 22 triệu chai rượu vang trong năm 2015, tăng hơn gấp đôi năm 2014.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 25-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 25-05-2016

    Hồ Tràm Strip được nhà đầu tư Mỹ rót thêm vốn nhân chuyến thăm của Tổng thống Obama
    CPI liên tục tăng, đạt 1,59% trong 5 tháng
    Đầu tư BĐS Phú Quốc: 80% người mua là từ Hà Nội
    Bất động sản Hà Nội: “Hốt bạc” từ phía Tây?
    Hạn hán khiến giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng cao kỷ lục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-05-2016

    CPI tăng 8 tháng liên tiếp
    USD mất đà tăng bất chấp bình luận chủ chiến của quan chức Fed
    Mỹ bày tỏ mong muốn trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam
    Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh xuống thấp nhất 1 năm
    Tổng công ty Dược Việt Nam sắp IPO

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-05-2016

    Hạt điều Việt Nam “vượt” Ấn Độ, Bờ Biển Ngà tại thị trường Mỹ
    Mặt hàng camera có thuế NK 5%
    10 nhóm hàng xuất khẩu “tỷ đô”
    Nguồn cung phân khúc biệt thự, nhà phố gia tăng mạnh mẽ
    Ngành gỗ thận trọng hút vốn từ Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-05-2016

    Nhóm G7 lo ngại Anh rời bỏ EU
    GE hợp tác phát triển 1.000MW điện gió tại Việt Nam
    Hội doanh nghiệp mới Nhật Bản tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Đà Nẵng
    Đạm Ninh Bình chờ giá lên cứu lỗ?
    Thu giữ 1 triệu chiếc kính giả

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-05-2016

    El Niño, giá lương thực và tăng trưởng châu Á
    Vitas kiến nghị Chính phủ cấp phép các KCN dệt may quy mô tới 1.000 ha
    Vietjet ký hợp đồng mua máy bay 11 tỷ USD trong chuyến thăm của ông Obama
    Deutsche Bank: Đà hồi phục của USD mới chỉ bắt đầu
    Kiều hối 4 tháng đạt hơn 1,3 tỉ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh 24-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 24-05-2016

    Rót thêm 3 triệu USD, Vinamilk sở hữu hoàn toàn một công ty sữa Mỹ
    Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga lập kỷ lục mới
    Iran sẽ không đóng băng sản lượng trước phiên họp OPEC
    Chỉ mua vàng... sau khi điều này xảy ra
    VinaCapital thoái vốn khỏi sân golf Đà Nẵng, thu về hơn 12 triệu USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-05-2016

    Thương mại điện tử ASEAN có thể đạt 70 tỷ USD trong 5 năm tới
    Trung Quốc là nước nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam
    Nắng nóng, thị trường quạt máy, điều hòa “hốt” bạc
    Brazil dự báo thâm hụt ngân sách kỷ lục
    Những toan tính đằng sau thương vụ 350 triệu USD mua lại nhà máy Nokia Bắc Ninh

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-05-2016

    Điểm mặt những mặt hàng chịu sức ép từ TPP
    Đại gia ngoại không dễ bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam
    Triệt phá đường dây đa cấp giả mạo tập đoàn tài chính Mỹ
    Chính sách tiền tệ đang được nới lỏng?
    Nhà đầu tư chóng mặt vì vàng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-05-2016

    Người tiêu dùng toàn cầu đang muốn giữ tiền thay vì chi tiêu
    Xu hướng mua đấu giá BĐS gia tăng ở Séc
    Tỷ phú giàu thứ 2 nước Nga từ thiện toàn bộ tài sản
    Nga hoàn trả Kuwait 1,7 tỷ USD nợ từ thời Liên Xô
    Nông nghiệp EU mất 6 tỷ USD vì lệnh trừng phạt chống Nga

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-05-2016

    Doanh nghiệp Mỹ đang nắm bao nhiêu tiền mặt?
    5 sự thật về “quả bom” khủng hoảng Venezuela
    Giá dầu đang bào mòn nhanh chóng túi tiền các tỷ phú Nga
    Bí quyết kinh doanh độc đáo của hãng công nghệ 5 tỷ USD
    Nga tính xây dựng nhà máy lọc dầu ở Lào và đường ống dẫn dầu ở Việt Nam