tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-05-2016

  • Cập nhật : 24/05/2016

Hạt điều Việt Nam “vượt” Ấn Độ, Bờ Biển Ngà tại thị trường Mỹ

Nhằm tìm ra giải pháp phát triển ngành điều bền vững trong thời gian tới, ngày 23-5, Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) tổ chức hội thảo bàn về phát triển điều bền vững 2016 “Nói tới điều sạch, nghĩ tới Việt Nam”. Theo đó, các doanh nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến về vấn đề nguồn nguyên liệu và giảm các tranh chấp thương mại với các đối tác nước ngoài. 

nganh dieu viet nam co cong nghe che bien hang dau the gioi. nguon: internet

Ngành điều Việt Nam có công nghệ chế biến hàng đầu thế giới. Nguồn: Internet

Ông Nguyễn Đức Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas cho biết, 5 tháng đầu năm 2016, Việt Nam xuất khẩu 128 ngàn tấn nhân điều, đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD, giá điều XK cũng tăng, khoảng 12%.

Năm nay, thị trường có sự thay đổi, nếu như trước đây Trung Quốc là thị trường quan trọng, luôn có kim ngạch cao, nhưng trong 5 tháng đầu năm nay, Mỹ đã vượt Trung Quốc, vươn lên là thị trường tiêu thụ hàng đầu về sản phẩm điều của nước ta.

Theo ông Thanh, thời gian qua, người tiêu dùng Mỹ ngày càng  nhận thấy rằng Việt Nam là nước cung cấp nhiều sản phẩm điều và có công nghệ chế biến đứng đầu thế giới, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm so với các nước khác. Do đó, họ đã chuyển hướng sử dụng sản phẩm điều của Việt Nam nhiều hơn các nước khác như Ấn Độ, Bờ Biển Ngà…

Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Thái Sơn, Tổng Giám đốc công ty CP Long Sơn cho rằng với lợi thế sản lượng điều khá lớn từ Việt Nam và Campuchia cùng với công nghệ chế biến hiện đại, ngành chế biến điều Việt Nam sẽ vẫn có lợi thế trong khoảng 2 – 3 năm tới. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận sẽ giảm do cạnh tranh gay gắt.

Cũng theo ông Sơn, ngành cơ khí sản xuất chế biến điều có tương lai rất tốt. Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Vinacas, nhiều máy móc chế biến điều đã được xuất khẩu qua Ấn Độ. Nhiều nhà sản xuất của châu Phi cũng chia sẻ, trước đây họ sản xuất đều lỗ, từ khi chuyển sang dùng máy của Việt Nam thì rất tốt và có lãi.

Tuy nhiên, khi dự báo về ngành điều trong 4 năm sau đó, ông Sơn lại bày tỏ lo ngại. Cụ thể, ngành điều trong nước phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu nhập khẩu mà không tự trồng đủ nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chủ yếu từ Châu Phi và Campuchia. Mà đã phụ thuộc vào nguyên liệu xuất khẩu thì đến một lúc nào đó các nước mình nhập khẩu sẽ  tự sản xuất và đánh thuế xuất khẩu điều thô (như Việt Nam đã từng làm để hạn chế xuất thô đi Ấn Độ). 

Ngoài ra, ngành chế tạo máy chế biến điều lại đang cung cấp thiệt bị cho những đối thủ của các nhà máy sản xuất điều trong nước. Do đó, tương lai châu Phi sẽ tự sản xuất được điều nhân để xuất khẩu và giảm xuất khẩu điều thô về Việt Nam. Điều này sẽ đặt ngành điều Việt Nam trước một bài toán khó khăn về nguyên liệu. Vì vậy, tăng diện tích trồng điều là việc cần thiết và cần bắt tay vào thực hiện ngay lập tức

Nhiều ý kiến tại hội thảo cũng cho rằng, chế tài xuất nhập khẩu điều của nước ta với các nước còn rất lỏng lẻo. Cụ thể là hàng năm nước ta nhập trên 700.000 tấn điều thô từ Châu Phi. Từ năm 2015 đến nay, do giá điều tăng mạnh nên khách hàng bán điều thô “xù” hợp đồng, đòi tăng giá từ 100 – 150 USD/tấn  thì mới giao hàng, giao hàng xấu cũng không chịu bồi thường. Trong khi chúng ta đã chốt giá bán với người mua phương Tây và khó có thể điều chỉnh hợp đồng với họ, làm cho doanh nghiệp trong nước bị thua lỗ. 

Theo luật sư Ths. Nguyễn Thị Hồng Ngân, đại diện Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) , các tranh chấp giữa doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong các giao dịch  nước ngoài tăng lên rõ rệt trong khoảng hai năm trở lại đây. Từ năm 2008 – 2014, VIAC đã giải quyết 539 vụ kiện, trong đó 60% có liên quan đến hợp đồng mua bán. Các tranh chấp không chỉ tăng về số lượng và còn tăng về giá trị. Đa số doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự chuẩn bị tốt cho các tranh chấp thương mại quốc tế phát sinh vì thiếu hiểu biết về pháp luật. Do đó, khi gặp rủi ro, nhiều doanh nghiệp thường chấp nhận thua thiệt.

Nhiều ý kiến cho rằng, Vinacas cần khuyến cáo doanh nghiệp, đơn vị sản xuất không nên ký bán điều sớm khi chưa tới mùa vụ, cần thống nhất giá mua tối đa, giá bán tối thiểu. Khi có tranh chấp thì nên thống nhất để Singapore là nước trung gian để thuận tiện cho việc đi lại, đồng thời Vinacas nên hỗ trợ luật sư cho các nhà máy để đưa ra xét xử rồi buộc họ phải bồi thường…


Mặt hàng camera có thuế NK 5%

 Trước vướng mắc của Hải quan một số tỉnh thành phố trong việc phân loại mặt hàng camera, Tổng cục Hải quan đã có công văn hướng dẫn Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất phân loại mặt hàng này.

anh minh hoa.

ảnh minh họa.

Tổng cục Hải quan cho biết, để phân loại mặt hàng này cần căn cứ vào Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 156/2011/TT-BTC, Thông tư 103/2015/TT-BTC; Cùng với đó là Biểu thuế NK ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư 157/2011/TT-BTC, Thông tư 193/2012/TT-BTC, Thông tư 164/2013/TT-BTC và Thông tư 182/2015/TT-BTC.

Theo đó, Tổng cục Hải quan đề nghị Hải quan các tỉnh, thành phố thống kê, rà soát các mặt hàng NK của DN khai báo là camera để phân loại theo đúng quy định.

Trường hợp mặt hàng camera là loại thu nhận hình ảnh để truyền vào màn hình điều khiển, không có chức năng ghi và lưu hình ảnh, hoạt động theo cơ chế sau khi thu được hình ảnh, dữ liệu được số hóa và truyền vào một đầu thu… thuộc mã số 8525.80.40 - - camera truyền hình. Thuế suất thuế NK 5%.

Trường hợp mặt hàng camera là loại mà hình ảnh được ghi lên một thiết bị lưu trữ bên trong hoặc lên các phương tiện lưu trữ (băng từ, phương tiện quang học, phương tiện truyền thông bán dẫn hoặc phương tiện khác của nhóm 85.23). Có thể bao gồm: bộ chuyển đổi analog/digital, một kết nối đầu ra cung cấp đường dẫn để gửi hình ảnh tới các đơn vị chức năng của máy xử lý dữ liệu tự động, máy in, tivi, hoặc máy quan sát khác, hoặc các kết nối đầu vào để có thể ghi các file hình ảnh kỹ thuật số hoặc tương tự từ các máy bên ngoài vào bên trong… thuộc mã số 8525.80.39 (nếu là camera ghi hình ảnh, không dùng cho lĩnh vực phát thanh) hoặc mã số 8525.80.50 (nếu là camera kỹ thuật số). Hai mã số này đều có thuế suất thuế NK 5%.

Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố kiểm tra thực tế hàng hóa, thực hiện phân loại mặt hàng camera theo hướng dẫn phân loại trên, trên cơ sở đó đối chiếu với Biểu thuế có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai và điều kiện hưởng C/O ưu đãi để xác định mức thuế và tính, thu đủ thuế theo quy định.


10 nhóm hàng xuất khẩu “tỷ đô”

117,02 tỷ USD là tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tính từ đầu năm đến 15- 5, theo thông tin cập nhật của Tổng cục Hải quan, tăng 900 triệu USD so với cùng kỳ năm 2015.

kim ngach xuat khau van duy tri duoc su tang truong trong khi kim ngach nhap khau dang bi sut giam. trong anh, hoat dong xuat khau tai cang hai phong. anh: t.binh.

Kim ngạch xuất khẩu vẫn duy trì được sự tăng trưởng trong khi kim ngạch nhập khẩu đang bị sụt giảm. Trong ảnh, hoạt động xuất khẩu tại cảng Hải Phòng. Ảnh: T.Bình.

Trong đó, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 59,126 tỷ USD và trị giá kim ngạch nhập khẩu đạt 57,894 tỷ USD. Như vậy, nước ta vẫn đang duy trì được mức xuất siêu với trị gi 1,232 tỷ USD.

Đáng chú ý, trong khi kim ngạch xuất khẩu vẫn duy trì được đà tăng trưởng, nhưng kim ngạch nhập khẩu có mức giảm tương đối mạnh. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu có mức tăng trưởng 5,4% (tương đương 3,03 tỷ USD), trong khi giá trị kim ngạch nhập khẩu giảm 3,55% so với cùng kỳ (tương đương 2,127 tỷ USD).

Về xuất khẩu, tính đến 15-5, cả nước có 10 nhóm hàng đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên, giảm 1 nhóm hàng so với cùng kỳ 2015. Nhóm hàng bị “rớt” khỏi “câu lạc bộ tỷ đô” là máy ảnh, máy quay phim và linh kiện với trị giá đạt 866,4 triệu USD (cùng kỳ đạt 1,151 tỷ USD).

Nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta vẫn là điện thoại và linh kiện với trị giá kim ngạch 12,723 tỷ USD, tăng 2,289 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Ở chiều nhập khẩu có 13 nhóm hàng nhập khẩu đạt giá trị từ 1 tỷ USD trở lên, giảm 1 nhóm hàng so với cùng kỳ năm 2015.

So với cùng kỳ năm ngoái có 2 nhóm hàng chưa đạt được kim ngạch nhập khẩu 1 tỷ USD trở lên là ô tô nguyên chiếc đạt 830 triệu USD (cùng kỳ đạt 1,058 tỷ USD); sản phẩm từ sắt thép 945 triệu USD (cùng kỳ đạt 1,592 tỷ USD). Tuy nhiên, có 1 nhóm hàng mới giá nhập “câu lạc bộ tỷ đô” (tính đến 15-5) là linh kiện ô tô với trị giá đạt 1,176 tỷ USD (cùng kỳ mới đạt 983,4 triệu USD).

Ở cả chiều nhập khẩu và xuất khẩu, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều giành thế áp đảo so với doanh nghiệp trong nước. Trong đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chiếm 70,1% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước, kim ngạch nhập khẩu có phần thấp hơn nhưng cũng chiếm tỷ lệ 59,23%.


Nguồn cung phân khúc biệt thự, nhà phố gia tăng mạnh mẽ

Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết, trong tháng 4/2016, nguồn cung nhà phố, biệt thự trong tháng 4 đa dạng về cả loại hình và giá bán.

Từ đầu năm tới nay, tháng 4 là thời điểm thị trường ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ nhất nguồn cung phân khúc biệt thự, nhà phố. Các dự án nhà đất giá rẻ đến các biệt thự triệu đô ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam đều nô nức bung hàng.

Mới đây, Tập đoàn Novaland công bố dự án khu đô thị Lakeview City (phường An Phú, quận 2) vào tháng 4, thu hút hơn 1.000 lượt khách đến tham quan. Dự án có quy mô khoảng 900 căn nhà ở thấp tầng, giá bán từ 27 triệu đồng/m2. Tập đoàn MIK Group Việt Nam cũng mở bán 374 căn nhà phố và 170 biệt thự thuộc dự án Park Riverside quận 9 với mức giá tầm 2,7 tỷ/căn. Công ty kinh doanh nhà Khang Điền tung ra 43 căn biệt thự cao cấp The Venica với giá bán tầm 12 tỷ/căn ngay trung tâm quận 9.

Tại Hà Nội, Chủ đầu tư Ritm MeKong chào bán 25 căn biệt thự, nhà phố thương mại La Casa Villa (quận Láng Hạ) dành cho giới thượng lưu; Công ty TNHH Liên Doanh ôtô Hòa Bình cũng chào bán 104 căn nhà phố vườn thuộc dự án biệt thự nhà phố vườn Pandora (quận Thanh Xuân).

Nhìn chung nguồn cung nhà phố, biệt thự trong tháng 4 đa dạng về cả loại hình và giá bán. Các dự án giá rẻ vẫn là dòng sản phẩm thu hút được sự quan tâm nhưng sức tiêu thụ mạnh lại thuộc về dòng sản phẩm trung cấp có giá tầm 1,5 -2 tỷ/nền.

Do nguồn cung đa dạng và nhiều chính sách bán hàng linh hoạt nên hầu hết các dự án mở bán mới đều ghi nhận lượng khách đặt mua khả quan hơn các tháng trước.


Ngành gỗ thận trọng hút vốn từ Trung Quốc

Khi số lượng DN gỗ từ Trung Quốc đến đầu tư quá nhiều sẽ gây ra bất lợi cho ngành gỗ Việt Nam.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản tỉnh Bình Định vừa đưa ra kiến nghị với địa phương này về việc không tiếp tục khuyến khích hoặc cấp đất cho các DN Trung Quốc đầu tư trong ngành gỗ.

Quan điểm của ông Lập là hiện nay, hàng loạt các DN ngành gỗ của Trung Quốc đang dịch chuyển đầu tư sang các nước lân cận để tiết giảm chi phí sản xuất. Ở góc độ nào đó việc này sẽ tạo điều kiện thu hút vốn FDI nhưng khi số lượng DN gỗ từ Trung Quốc đến đầu tư quá nhiều sẽ gây ra bất lợi cho ngành gỗ Việt Nam. Họ sẽ tận dụng những lợi thế từ các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) cho rằng, hiện nay toàn ngành gỗ Việt Nam có khoảng trên 500 DN thì 1/3 trong số này là các DN đến từ Trung Quốc và Đài Loan. Mới đây, Vifores đã tiếp xúc thêm hơn 30 DN ngành gỗ của Trung Quốc đến đặt vấn đề đầu tư để đón đầu các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết như TPP, AEC, EVFTA...

Tuy nhiên, hiệp hội cũng đã kiến nghị với Bộ NN&PTNT cần hạn chế việc đón nhận thêm các DN Trung Quốc đầu tư mới trong ngành gỗ vì hiện nay sản phẩm gỗ của Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá rất cao khi xuất khẩu sang Mỹ. Nếu các DN nước này đến đầu tư nhiều thì ngành gỗ Việt Nam sẽ có nguy cơ bị các thị trường nhập khẩu xem xét điều tra về khả năng lẩn trốn thuế chống bán phá giá.

Chưa kể, nếu hàng loạt các nhà máy gỗ của Trung Quốc chuyển sang đầu tư thì các DN gỗ Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt khi các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ theo lộ trình các hiệp định thương mại. Bởi khi đó các DN gỗ của Trung Quốc sẽ nghiễm nhiên được hưởng các loại ưu đãi thuế suất do họ sản xuất hàng hóa và đóng nhãn mác xuất xứ từ Việt Nam.

Tìm hiểu thực tế cho thấy những lo ngại của Vifores là hoàn toàn có cơ sở bởi trong những năm gần đây, ngành gỗ ở Trung Quốc không còn được coi là ngành chủ lực như trước đây. Chi phí nhân công tăng cao, cộng với việc cắt giảm các ưu đãi về chính sách đầu tư trong nước khiến các DN của họ buộc phải mở chi nhánh ra nước ngoài.

Các chi nhánh hoặc các công ty con, công ty liên kết ở nước ngoài một mặt sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu ngược trở lại chính thị trường Trung Quốc, mặt khác tranh thủ lợi thế ở các thị trường mới để sản xuất hàng hóa bán sang các thị trường như Mỹ và EU.

Điều đáng quan tâm là khi sản xuất tại Việt Nam, hầu hết các chi nhánh, công ty con của Trung Quốc nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ thị trường nước này. Khi số lượng gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc lớn lên, các đối tác nhập khẩu sản phẩm gỗ từ Việt Nam sẽ lo ngại khả năng lẩn trốn thuế và gian lận thương mại.

Chẳng hạn trong năm 2015, liên tiếp các mặt hàng gỗ tấm MDF và gỗ dán của Việt Nam bị các đối tác Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ điều tra hành vi lẩn trốn thuế chống bán phá giá. Các nguyên đơn sẽ cho rằng các DN Trung Quốc đã “tuồn” gỗ qua Việt Nam, lắp ráp thành phẩm rồi gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để tránh thuế.

Lật lại hồ sơ ở nhiều ngành hàng khác, thực tế này cũng đã từng xảy ra. Chẳng hạn trong năm 2010, hàng loạt các DN sản xuất mặt hàng mắc áo và xe đạp tại Việt Nam đã bị phía Hoa Kỳ và EU khởi kiện.

Theo đó, sau khi điều tra phía nguyên đơn phát hiện ra rằng các DN Trung Quốc đã có hành vi lẩn trốn thuế chống bán phá giá 48,5% đối với mặt hàng xe đạp và 15,8% – 187,25% đối với mặt hàng mắc áo. Các DN Trung Quốc hoặc làm giả giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hoặc đầu tư nhà máy đơn giản tại Việt Nam, sau đó nhập khẩu gần như toàn bộ linh kiện của nước ngoài và lắp ráp tại Việt Nam, rồi xin giấy chứng nhận xuất xứ để xuất khẩu.

Như vậy, trong bối cảnh hàng loạt các DN ngành gỗ của Trung Quốc đang có ý định chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam, những cảnh báo từ Vifores liên quan đến khả năng gian lận thương mại rõ ràng đáng được các bộ, ngành và các địa phương quan tâm đồng thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa cụ thể để giảm tránh các thiệt hại không đáng có cho các DN ngành gỗ và lâm sản tại Việt Nam.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-05-2016

    Kỳ vọng xuất khẩu điện tử cán mốc 17 tỷ USD trong năm 2016
    Chính phủ mới Philippines cấm khu vực tư nhân nhập khẩu gạo
    Giám đốc AmCham: TPP thúc đẩy Việt Nam tăng tốc hội nhập
    Doanh nghiệp Việt ký hợp đồng triệu USD xuất khẩu xoài sang Hàn Quốc
    Doanh nghiệp Việt: nắm vững quy định để nâng cao sức cạnh tranh khi xuất khẩu sang EU

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-05-2016

    Xuất khẩu thủy sản duy trì tăng trưởng ổn định
    Xuất khẩu vải thiều: Hướng tới thị trường cao cấp
    Xuất khẩu mực, bạch tuộc tiếp tục giảm
    Ai Cập: Thị trường nhập khẩu chè nhiều tiềm năng
    Kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý tăng trưởng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-05-2016

    Nhựa Đông Á kỳ vọng đánh bạt hàng Trung Quốc giá rẻ
    Hàng công nghiệp châu Á giảm giá do lo ngại nhu cầu Nhật Bản, Trung Quốc
    Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp
    Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 5/2016 sẽ duy trì vững
    Bộ Công Thương và GE ký kết hợp tác phát triển điện gió

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-05-2016

    Kỳ vọng tăng xuất khẩu hạt điều sau chuyến thăm của ông Obama
    Xuất khẩu Nhật lao dốc vì đồng Yên mạnh
    Nhật Bản đạt thặng dư thương mại 7,5 tỷ USD trong tháng Tư
    Hoạt động sản xuất của Nhật Bản giảm mạnh nhất trong hơn 3 năm
    Tăng trưởng kinh doanh khu vực eurozone trong tháng 5 bất ngờ xuống mức thấp 16 tháng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 25-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 25-05-2016

    Hồ Tràm Strip được nhà đầu tư Mỹ rót thêm vốn nhân chuyến thăm của Tổng thống Obama
    CPI liên tục tăng, đạt 1,59% trong 5 tháng
    Đầu tư BĐS Phú Quốc: 80% người mua là từ Hà Nội
    Bất động sản Hà Nội: “Hốt bạc” từ phía Tây?
    Hạn hán khiến giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng cao kỷ lục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-05-2016

    CPI tăng 8 tháng liên tiếp
    USD mất đà tăng bất chấp bình luận chủ chiến của quan chức Fed
    Mỹ bày tỏ mong muốn trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam
    Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh xuống thấp nhất 1 năm
    Tổng công ty Dược Việt Nam sắp IPO

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-05-2016

    Nhóm G7 lo ngại Anh rời bỏ EU
    GE hợp tác phát triển 1.000MW điện gió tại Việt Nam
    Hội doanh nghiệp mới Nhật Bản tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Đà Nẵng
    Đạm Ninh Bình chờ giá lên cứu lỗ?
    Thu giữ 1 triệu chiếc kính giả

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-05-2016

    El Niño, giá lương thực và tăng trưởng châu Á
    Vitas kiến nghị Chính phủ cấp phép các KCN dệt may quy mô tới 1.000 ha
    Vietjet ký hợp đồng mua máy bay 11 tỷ USD trong chuyến thăm của ông Obama
    Deutsche Bank: Đà hồi phục của USD mới chỉ bắt đầu
    Kiều hối 4 tháng đạt hơn 1,3 tỉ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh 24-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 24-05-2016

    Rót thêm 3 triệu USD, Vinamilk sở hữu hoàn toàn một công ty sữa Mỹ
    Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga lập kỷ lục mới
    Iran sẽ không đóng băng sản lượng trước phiên họp OPEC
    Chỉ mua vàng... sau khi điều này xảy ra
    VinaCapital thoái vốn khỏi sân golf Đà Nẵng, thu về hơn 12 triệu USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-05-2016

    Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý 2 chỉ đạt 1,5 triệu tấn
    Xe tải Thái Lan ùn ùn vào Việt Nam
    Cá ngừ Việt xuất sang Mỹ phải đạt chứng nhận 'an toàn cá heo'
    Trung Quốc khan hiếm thịt lợn
    Người Trung Quốc thích mua rượu trên mạng