tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-05-2016

  • Cập nhật : 21/05/2016

Du lịch Việt hồi hộp ngóng tin miễn visa

Các công ty du lịch đang lo lắng trước chính sách miễn thị thực chưa rõ ràng.

Chỉ còn hơn một tháng nữa (ngày 30-6), chính sách miễn thị thực (visa) cho công dân năm quốc gia Tây Âu gồm Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Ý sẽ hết hiệu lực sau một năm thực hiện. Nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng từ cơ quan chức năng là có tiếp tục chính sách này nữa hay không.

Chính điều này đang gây lúng túng cho doanh nghiệp (DN) du lịch và gây thiệt hại rất lớn cho Việt Nam.

Không biết ăn nói sao với đối tác

Đề cập đến vấn đề trên, Tổng Giám đốc Công ty Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ thông tin thời gian qua nhờ chính sách miễn visa nên việc thu hút khách từ năm quốc gia Tây Âu rất tốt. Riêng tại Vietravel, trong ba tháng đầu năm nay lượng khách từ những quốc gia này bằng cả năm 2015. Đáng buồn là hiện nay thông tin chưa rõ ràng khiến các DN hoang mang.

“Nếu việc miễn visa chấm dứt thì bao nhiêu công sức, tiền bạc bỏ ra đầu tư quảng bá, tiếp thị của chúng tôi trong thời gian qua đổ sông đổ biển. Hơn nữa các đối tác nước ngoài sẽ mất lòng tin không chỉ với công ty mà còn cả ngành du lịch Việt. Trong khi các quốc gia bên cạnh Việt Nam tạo điều kiện thoải mái cho du khách nhập cảnh, tiếp tục mở rộng diện miễn visa thì chính sách của chúng ta lại chập chờn du lịch Việt sẽ tiếp tục thua trong cuộc cạnh tranh với các nước” - ông Kỳ nhấn mạnh.

Phân tích thêm về vấn đề này, bà Uyển Phương, phụ trách khối khách nước ngoài của Saigontourist, kể thời gian gần đây các công ty du lịchquốc tế đều đặt câu hỏi liệu việc miễn visa của Việt Nam có tiếp tục hay dừng lại sau ngày 30-6. Trước câu hỏi này, các công ty du lịch Việt không biết trả lời thế nào.

“Lý do đối tác nước ngoài rất quan tâm đến visa là để lên kế hoạch đưa khách đến với Việt Nam. Đối với các nước Tây Âu, năm du lịch của họ bắt đầu từ tháng 10 năm nay đến tháng 9 năm tới, do vậy việc chuẩn bị chương trình, sản phẩm, giá cả… phải làm rốt ráo, kết thúc trước quý II hằng năm. Chính vì vậy tháng 4 và 5 là thời điểm họ cần biết chính sách miễn visa, chính sách phát triển du lịch của các điểm đến” - bà Phương lý giải.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn TP.HCM Tào Văn Nghệ, nhiều công ty du lịch Việt đang trải qua thời kỳ khá bi đát, chủ yếu do du lịch miền Trung gặp khó khăn. Chẳng hạn ở Quảng Bình có resort 354 phòng nhưng chỉ có 15 phòng có khách.

“Trước tình hình này Nhà nước nên hỗ trợ cho DN, nếu siết chặt visa thì thật đáng tiếc” - ông Nghệ nói.

Cần chính sách ổn định

Bộ VH-TT&DL vừa đưa ra đánh giá, sau khi thực hiện việc miễn thị thực cho Cộng hòa Belarus và năm nước Tây Âu, lượng khách đến từ các thị trường này tăng liên tục. Tổng lượng khách du lịch từ năm nước trong chín tháng được miễn thị thực nhập cảnh đạt 554.242 lượt, tăng 13,91% so với cùng kỳ năm 2014 và 2015; tổng thu tăng thêm từ số lượng khách du lịch từ năm nước Tây Âu ước đạt hơn 171 triệu USD.

Như vậy, nếu đột ngột dừng chủ trương miễn thị thực thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho Việt Nam. Không chỉ vậy, chính sách miễn thị thực cho công dân các nước Tây Âu chỉ trong một năm (tính từ 1-7-2015). Đây là một thách thức cho các cơ quan quản lý nhà nước, công ty du lịch và khách du lịch trong quá trình triển khai. Lý do là việc miễn thị thực ngắn hạn chủ yếu thu hút khách đi lẻ, còn các công ty tổ chức khách theo đoàn lớn vẫn còn dè dặt, chờ đợi chính sách dài hạn, ổn định của Việt Nam.

Đặc biệt, việc miễn thị thực ngắn hạn trong một năm là chưa đủ để thực sự hỗ trợ cho DN. Bởi kế hoạch kinh doanh của các công ty thường theo chiến lược trung hạn 3-5 năm hoặc dài hạn trên năm năm. Bản thân hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch cũng cần trước ít nhất sáu tháng đến một năm để lan tỏa đến du khách.

“Do vậy, nếu công dân năm nước Tây Âu tiếp tục được miễn visa và tăng thời gian lưu trú thì sẽ thuận lợi cho phát triển du lịch Việt. Chúng tôi mong muốn Nhà nước đưa ra chính sách về visa ổn định lâu dài để DN yên tâm đầu tư, đừng để năm nay đầu tư nhưng năm sau không biết thế nào” - đại diện một công ty du lịch kiến nghị.

Trước những kiến nghị của DN, ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho hay ông đồng tình với quan điểm của các DN. Ông cũng cho rằng việc tiếp tục miễn visa cho năm quốc gia Tây Âu và tăng thời hạn được miễn visa… là cần thiết. Có như vậy mới có thể tăng thêm sức hấp dẫn cho du lịch Việt.

Kiến nghị gia hạn, miễn thị thực

Theo thông tin từ Bộ VH-TT&DL, bộ này đã có văn bản đề xuất Chính phủ xem xét, gia hạn thời gian miễn thị thực nhập cảnh cho công dân năm nước Tây Âu từ một lên năm năm; tăng thời gian miễn thị thực nhập cảnh từ 15 lên 30 ngày để phù hợp với nhu cầu của khách du lịch.

Bộ cũng đề nghị Chính phủ sớm xem xét, chấp thuận đề xuất của Bộ về việc đề nghị miễn thị thực đơn phương cho công dân 13 nước đến Việt Nam du lịch theo chương trình tour trọn gói do các công ty lữ hành quốc tế được phép hoạt động tại Việt Nam tổ chức…

Đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh đang là xu hướng chung trên thế giới. Hiện nay, các nước láng giềng với Việt Nam cũng tiếp tục đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh để tăng cường thu hút khách. Điển hình là từ đầu tháng 3-2016, Indonesia miễn thị thực thêm cho công dân 79 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Nỗi khổ của du khách

Nếu thời gian khách quốc tế xin cấp visa đúng vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật hay các ngày lễ… thì họ thường phải chờ hết những ngày đó mới được vào Việt Nam. Trong khi du khách muốn vào Campuchia, Lào… rất dễ dàng, thuận lợi vì các nước cấp visa liên tục cho du khách chứ không có chuyện lễ, tết thì không cấp.

 


Quý I, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su chủ yếu

Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su chủ yếu với 128.721 tấn mủ cao su, trị giá 145,93 triệu USD, chiếm 54,28% về lượng và chiếm 53,82% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su cả nước.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong quí I/2016, cả nước xuất khẩu 237.418 tấn mủ cao su, thu về 271,15 triệu USD (tăng 21,2% về lượng nhưng giảm 5,33% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước). Giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.142 USD/tấn giảm 20,07% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su chủ yếu với 128.721 tấn mủ cao su, trị giá 145,93 triệu USD, chiếm 54,28% về lượng và chiếm 53,82% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su cả nước. Sau đó là Ấn Độ với 21,15 triệu USD; Malaysia 19,56 triệu USD; Đức 13,02 triệu USD...

Nhìn chung, xuất khẩu cao su sang một số nước trong quí I/2016 đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giảm mạnh nhất là ở các thị trường Malaysia, Hà Lan, Canada, Phần Lan và Thụy Điển. Trái lại, các thị trường như Séc, Nga, Hồng Kông và Đức lại tăng mạnh nhập khẩu cao su Việt Nam.


Hạt điều tăng giá, nông dân lãi khá

nong dan thon xuan an, xa cat tuong (phu cat) thu hoach dieu

Nông dân thôn Xuân An, xã Cát Tường (Phù Cát) thu hoạch điều


Theo tính toán của nông dân, với giá hạt điều ở mức cao như hiện nay, nếu chịu khó đầu tư thâm canh, năng suất điều đạt từ 2,5-3 tấn/ha, người trồng điều thu nhập gần 100 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 70 triệu đồng/ha.

Từ đầu tháng 5 đến nay, giá thu mua hạt điều tại Bình Định tăng mạnh, người trồng điều thu lãi khá. Thời điểm này, thương lái đang thu mua hạt điều tại vườn ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát) với giá 32.500 đồng/kg, cao hơn năm ngoái từ 10 - 12.000 đồng/kg.

Theo tính toán của nông dân, với giá hạt điều ở mức cao như hiện nay, nếu chịu khó đầu tư thâm canh, năng suất điều đạt từ 2,5-3 tấn/ha, người trồng điều thu nhập gần 100 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 70 triệu đồng/ha.

Nguyên nhân do thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng khô hạn kéo dài làm nhiều địa phương mất mùa điều; trong khi nhu cầu nguyên liệu hạt điều dùng cho chế biến khá lớn.


Ẩn số Mỹ là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam?

Là nước rót vốn đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất thế giới, nhưng tại sao câu nói “Mỹ sẽ là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam” chưa bao giờ thành hiện thực?

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối năm 2015 các dự án đầu tư đến từ Mỹ đã rót trên 11,3 tỷ USD vào Việt Nam. Tuy nhiên, nếu so với nhiều nước đứng đầu như Hàn Quốc, Singapore hay Nhật Bản, số vốn đến từ Mỹ chỉ bằng 1/4 hoặc 1/3, thể hiện sự khiêm tốn.

So sánh với các nước trong ASEAN, nếu như các nhà đầu tư Mỹ rót khá nhiều vốn vào các nước trong khu vực, thì dòng vốn đổ vào Việt Nam lại khá khiêm tốn. Dẫn chứng, trong năm 2014 dòng vốn FDI của Mỹ vào Indonesia là 2,58 tỷ USD, Thailand là 1,97 tỷ USD, Malaysia là 1,72 tỷ USD và Philippines là 1,016 tỷ USD, nhưng số vốn rót vào Việt Nam chưa tới 300 triệu USD.

Đánh giá về bức tranh này, ông Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài, cho biết thêm trong các nước ASEAN 6 thì Mỹ đầu tư vào Việt Nam ít nhấtm, khi mỗi năm đầu tư Mỹ vào Việt Nam với số vốn cam kết thực hiện chỉ khoảng 300 – 400 triệu USD.

Còn nhớ, trong một cuộc gặp gỡ vào năm ngoái ông Charles Rivkin, Trợ lý ngoại trưởng phụ trách kinh tế - thương mại thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, doanh nghiệp Mỹ mong muốn đầu tư nhiều hơn nữa tại thị trường Việt Nam, và đặt ra kỳ vọng Mỹ sẽ là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam.

Thực tế, kỳ vọng Mỹ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam không chỉ mới được đưa ra, mà ngay từ khi Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA) được ký vào năm 2000, những hy vọng về dòng vốn FDI từ Mỹ chảy mạnh vào Việt Nam đã được đặt ra.

Nhưng cho đến nay, với số vốn đầu tư khá khiêm tốn, Mỹ hiện chỉ đứng vị trí thứ 8 trong số các nhà đầu tư rót vốn vào Việt Nam. Những kỳ vọng của các nhà lãnh đạo hai nước, những thuận lợi và nền tảng hợp tác giữa Việt Nam – Mỹ đã đặt ra câu hỏi: Tại sao câu nói ““Mỹ sẽ là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam” chưa bao giờ thành hiện thực?”

Trả lời cho câu hỏi này, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài đã kể chúng tôi nghe câu chuyện, một nhà đầu tư Mỹ đến một cơ quan xúc tiến đầu tư để tìm hiểu cơ hội. Thế nhưng sau một thời gian làm việc, vị này định từ bỏ chuyện rót vốn vào Việt Nam, mà nguyên nhân là sự thiếu minh bạch trong đầu tư.

“Có chuyện gì đó không rõ ràng là họ rút luôn. Đó là thủ tục hành chính và tính minh bạch kém. Vừa rồi VCCI điều tra thì có đến 64% DN cho rằng phí bôi trơn, tiền phí phát sinh ảnh hưởng đến kinh doanh. Đó chỉ là con số cảm nhận thôi nhưng điều đó cho thấy thực tại đáng báo động và nhà đầu tư không chấp nhận chuyện như vậy” – ông Toàn nói.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng không phải nhận định “Mỹ là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam” được đưa ra là không có cơ sở. Mỹ là đất nước rót nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất hiện nay, với hàng nghìn tỷ USD mỗi năm, trong khi quan hệ Việt – Mỹ đang ngày càng được củng cố, đó là việc ký kết Hiệp định TPP, chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama, ặt ra kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam thu hút được nhiều hơn nữa dòng vốn chất lượng cao từ nước này


GDP quý 2 sẽ vọt qua 6%?

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa công bố dự báo tăng trưởng GDP quý 2/2016 đạt 6,17%, cao hơn mức 5,46% so với quý 1.

Mặc dù vậy, mức tăng trưởng này thấp hơn mức thực tế 6,47% của quý 2/2015.

Tính chung cho nửa năm đầu 2016, tăng trưởng chỉ đạt 5,86%, thấp hơn nhiều so với mức 6,32% của nửa đầu năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu cho sự suy giảm này là sự giảm sút của khu vực sản xuất nông nghiệp bởi hạn hán và xâm nhập mặn tại vùng ĐBSCL cũng như do sự suy giảm trong khai thác dầu khí.

Trong kịch bản này có sự lạc quan đáng kể của các doanh nghiệp trongngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Theo khảo sát của CIEM, có tới 53,3% doanh nghiệp đánh giá xu hướng quý 2/2016 sẽ tốt lên, cao gần gấp đôi so với tỷ lệ này ở quý 4/2015.

Nếu tính cả số doanh nghiệp nhìn nhận tình hình ổn định, thì tỷ lệ này lên tới trên 88%. Chỉ có khoảng 11,2% số doanh nghiệp được khảo sát vẫn đang gặp khó khăn. Tỷ lệ này giảm đáng kể so với 25,1% ở quý 4/2015.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2016, ngành công nghiệp tăng trưởng 7,9% so với cùng kỳ, trong đó riêng ngành chế biến chế tạo tăng 7,3%. Con số này vẫn thấp hơn 9,6% của 4 tháng đầu năm 2015 của ngành chế biến chế tạo.

Đánh giá triển vọng tăng trưởng của quý 2, Công ty Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSC) cho rằng ngành nông nghiệp và tài nguyên sẽ cải thiện trong quý này. HSC cũng dự báo sản xuất nông nghiệp sẽ cải thiện từ mức đáy được xác lập trong quý 1/2016 với tác động của hạn hán ở vùng ĐBSCL đã bắt đầu có phần thuyên giảm, mùa mưa đã bắt đầu trong những ngày gần đây giúp giảm bớt phần nào hạn hán.

HSC cũng lưu ý rằng sự phục hồi của giá dầu thô với khả năng là mức sản lượng sẽ bắt đầu cải thiện. Do đó GDP quý 2 có thể sẽ đánh dấu một sự cải thiện đáng kể so với quý 1 mặc dù vẫn còn thấp hơn mức tăng trưởng quý 2 của năm ngoái.

Trong báo cáo ngắn hạn, CIEM cũng đưa ra dự báo CPI quý 2 tăng 0,73% so với quý 1 và tăng 1,78% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều dễ thấy là lạm phát sẽ tăng nhanh do ảnh hưởng của sự tăng giá ở một số nông sản, nhiên liệu và một số dịch vụ nhà nước. Viện này cũng ước tính xuất khẩu trong quý 2 sẽ tăng 8,02% so với năm cùng kỳ năm trước và nhập siêu khoảng 420 triệu USD.

HSC dự báo GDP 6,3% cho năm 2016, cho giả định là GDP quý 2 sẽ tăng mạnh hơn so với quý 1 nhưng vẫn còn một chặn đường dài trong nửa cuối năm để đạt được mục tiêu chính thức 6,7%.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-05-2016

    Thương mại điện tử ASEAN có thể đạt 70 tỷ USD trong 5 năm tới
    Trung Quốc là nước nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam
    Nắng nóng, thị trường quạt máy, điều hòa “hốt” bạc
    Brazil dự báo thâm hụt ngân sách kỷ lục
    Những toan tính đằng sau thương vụ 350 triệu USD mua lại nhà máy Nokia Bắc Ninh

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-05-2016

    Điểm mặt những mặt hàng chịu sức ép từ TPP
    Đại gia ngoại không dễ bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam
    Triệt phá đường dây đa cấp giả mạo tập đoàn tài chính Mỹ
    Chính sách tiền tệ đang được nới lỏng?
    Nhà đầu tư chóng mặt vì vàng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-05-2016

    Người tiêu dùng toàn cầu đang muốn giữ tiền thay vì chi tiêu
    Xu hướng mua đấu giá BĐS gia tăng ở Séc
    Tỷ phú giàu thứ 2 nước Nga từ thiện toàn bộ tài sản
    Nga hoàn trả Kuwait 1,7 tỷ USD nợ từ thời Liên Xô
    Nông nghiệp EU mất 6 tỷ USD vì lệnh trừng phạt chống Nga

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-05-2016

    Doanh nghiệp Mỹ đang nắm bao nhiêu tiền mặt?
    5 sự thật về “quả bom” khủng hoảng Venezuela
    Giá dầu đang bào mòn nhanh chóng túi tiền các tỷ phú Nga
    Bí quyết kinh doanh độc đáo của hãng công nghệ 5 tỷ USD
    Nga tính xây dựng nhà máy lọc dầu ở Lào và đường ống dẫn dầu ở Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh 22-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 22-05-2016

    Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của VN
    Lãnh đạo tài chính G7 chia rẽ vì chính sách tiền tệ
    IMF dự báo nền kinh tế Nga sẽ suy giảm 1,5% trong năm nay
    Ngân hàng Nhật gặp khó với lãi suất âm
    Việt Nam phải nhập tiêu chất lượng cao để... xuất khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-05-2016

    Trung Quốc “bơm” thêm 20 tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ thanh khoản
    Cam go "trận đánh" lãi suất
    Việt Nam mới hơn 90 triệu dân, nhưng đã có tới 100 triệu thẻ ngân hàng
    Lãi suất cho vay sẽ giảm nhờ... VAMC?
    Chưa đến lúc thành lập Sở Giao dịch vàng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-05-2016

    Chìa khóa giúp châu Á đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững
    VietinBank thoái hơn 50% vốn tại SaigonBank
    Lại thêm lô hàng thủy sản xuất khẩu bị EU cảnh báo
    Giá thép Hòa Phát đã tăng 15,7% từ khi thép Trung Quốc bị áp thuế nhập khẩu
    Đường thiếu, liệu giá có tăng?

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-05-2016

    Chờ những nốt thăng trong “bản giao hưởng” FDI từ Mỹ
    Nhà máy lọc dầu Peru nhập hơn 1 nghìn tấn thiết bị xử lý hóa chất “Made in Viet Nam”
    CFO MSN: "Theo tin đồn thì Masan có thể mua Sabeco, Habeco, Tân Hiệp Phát, thậm chí là mua cả Vinamilk, Trung Nguyên"
    31 cổ phiếu vào diện bị hạn chế giao dịch trên UPCoM
    Pilosio Asia Pacific xuất khẩu lô hàng đầu tiên từ Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh 21-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 21-05-2016

    Mua bán và sáp nhập: Không dễ "hóa rồng"
    Nga muốn nâng kim ngạch thương mại với Việt Nam lên 10 tỷ USD năm 2020
    Thách thức của ngân hàng từ tấn công mạng ngang với kiểm soát nợ xấu
    MWG 4 tháng doanh thu nửa tỷ USD, mảng điện máy tăng 200% 
    Hơn 23 tỷ đồng tồn kho cá ngừ và một năm “đóng băng” hoạt động của Thủy sản Việt Nhật

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-05-2016

    Cần có chiến lược phát triển ngành logistics hội nhập
    Tổng kim ngạch XNK của khối doanh nghiệp FDI đạt 67,78 tỷ USD
    Vẫn tiềm ẩn rủi ro thanh khoản ngân hàng
    Vàng trang sức mở đầu ra, tắc đầu vào
    Đến lượt Suzuki dính bê bối, cổ phiếu lao dốc chóng mặt