tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-07-2016

  • Cập nhật : 18/07/2016

Ước sản lượng khai thác thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2016 đạt 1,5 triệu tấn

Ước sản lượng khai thác thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2016 đạt 1.542 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2015.

Sáu tháng đầu năm tình hình thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác thuỷ sản, lượng tàu cá tham gia hoạt động khai thác thuỷ sản trên biển khoảng 90%, các vùng biển Trung và Nam Trung bộ liên tục xuất hiện các đàn cá nổi như cá nục, cá cơm, cá trác, cá chuồn, cá ngừ sọc dưa, cá chù mực…. Hầu hết các nghề khai thác đều đạt hiệu quả, cao nhất là các nghề pha xúc, lưới vây và lưới rê cước, nghề lưới rê.

Ước sản lượng khai thác thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2016 đạt 1.542 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó khai thác biển ước đạt 1458 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2015. Khai thác nội địa ước đạt 84 nghìn tấn, giảm 2% so với cùng kỳ.

Ngư dân khai thác cá ngừ tiếp tục gặp khó khăn do giá bán sụt giảm mặc dù sản lượng khai thác cá ngừ không nhiều, trong khi đó mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi từ khai thác đến tiêu thụ sản phẩm lại chưa phát huy hiệu quả. Đánh bắt cá ngừ đại dương 6 tháng đầu năm 2016 ước đạt 11.152 tấn cá ngừ. Trong đó: Tại Phú Yên sản lượng cá ngừ đại dương đạt 3.500 tấn, giảm 7,5% so cùng kỳ năm trước; Tại Bình Định sản lượng là 4.820 tấn, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước; Tại Khánh Hòa sản lượng ước đạt 2.382 tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Hiện giá cá ngừ đại dương chỉ dao động 85.000 - 88.000 đồng/kg, thấp hơn 10.000 - 12.000 đồng/kg so với cách đây hơn 1 tháng. Với giá bán cá hiện nay thì các ngư dân chỉ đủ chi phí chứ không có lãi. (Vasep)


Ước tính xuất nhập khẩu của Indonesia giảm trong tháng 6

Ước tính xuất khẩu của Indonesia giảm hai con số trong tháng 6, thặng dư thương mại giảm nhiều hơn so với tháng 5.

Kết quả thăm dò của Reuters ở 12 nhà phân tích cho thấy xuất khẩu trong tháng 6 của Indonesia giảm 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 5, xuất khẩu giảm 9,75%.

Trong tháng 6 nhập khẩu giảm 10,1%, so với mức giảm 4,12% trong tháng 5, đây là sự suy giảm ít nhất kể từ tháng 10/2014.

Xuất khẩu và nhập khẩu của Indonesia giảm trong 20 tháng tính đến tháng 5 do giá hàng hóa thấp. 

Theo kết quả thăm dò, thặng dư thương mại tháng 6 là 300 triệu USD, so với 370 triệu USD của tháng 5. Mỗi tháng trong năm nay, Indonesia đều có thặng dư thương mại.


Ngân hàng trung ương thu hơn 9 tỷ USD từ khỏi thị trường Trung Quốc

Tân Hoa xã ngày 16/7 đưa tin Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã ​thu 65 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 9,73 tỷ USD) từ thị trường trong tuần này.

Theo thông báo trên trang web của PBOC, từ ngày 11-15/7, PBOC đã "bơm" vào thị trường 130 tỷ nhân dân tệ thông qua các thoả thuận bán và mua lại cổ phiếu (repo) thời hạn 7 ngày với lãi suất 2,25%. 
Các thỏa thuận repo trị giá 195 tỷ nhân dân tệ đã đáo hạn trong tuần này, do đó PBOC rút 65 tỷ nhân dân tệ ra khỏi thị trường tài chính. 
Giới chuyên gia nhận định, việc PBOC thu tiền về cho thấy tình trạng căng thẳng thanh khoản trên thị trường tài chính nước này đã dịu bớt. Hồi tuần trước, PBOC cũng rút 195 tỷ nhân dân tệ khỏi thị trường.

Trên thị trường liên ngân hàng ngày 15/7, lãi suất liên ngân hàng qua đêm (Shibor) tại Thượng Hải đã tăng đến 1,99%.(VN+)


GDP quý II của Trung Quốc đạt 6,7%

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt 6,7% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái, không đổi so với quý I và tốt hơn so với dự báo do chính phủ tăng cường nỗ lực để giữ ổn định tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới.
Nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Reuters đã dự đoán tổng sản lượng nội địa ( GDP ) sẽ giảm 6,6% trong quý II, mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. 
GDP quý II tăng 1,8% so với quý trước, cục thống kê cho biết vào ngày 15/7.
Với áp lực của nhu cầu hàng hóa trong và ngoài nước yế, tình trạng thừa công suất công nghiệp và đầu tư tư nhân giảm, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2015 chỉ đạt 6,9% - thấp nhất trong hơn 2 thập kỷ. 
Các nhà hoạch định chính sách đã hướng tới mở rộng tín dụng và chi tiêu cơ sở hạ tầng để ổn định tăng trưởng trong năm nay, nhưng lo ngại rủi ro nợ quá nhiều –tăng cường kích thích và trì hoãn cải cách kinh tế điều đó có thể tổn thương tăng trưởng trong dài hạn. 
Cục thống kê của Trung Quốc cho biết nền kinh tế vẫn đối mặt với áp lực đi xuống, nhưng tăng trưởng kinh tế trong nửa đầu tiên đặt nền móng tốt để đạt được mục tiêu của chính phủ vào năm 2016.

Liên minh châu Âu và Mỹ kết thúc vòng đàm phán 14 về TTIP

Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ ngày 15/7 đã kết thúc vòng đàm phán thứ 14 về Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP).
Phát biểu với báo giới tại trụ sở Ủy ban châu Âu (EC) ở Brussels, Trưởng đoàn đàm phán EU Ignacio Garcia Bercero cho biết hai bên đã có nhiều tiến bộ trong đàm phán. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phải giải quyết.
Về phần mình, Trưởng đoàn đàm phán Mỹ Dan Mullaney cho biết nước này tiếp tục nhận được nhiều đề xuất mới của EU nhưng không có quyết định nào được đưa ra. 
Ông Mullaney cũng khẳng định quyết định của Anh không ở lại EU đặt ra nhiều vấn đề mới cho việc đàm phán bởi Anh chiếm 25% lượng xuất khẩu của Mỹ vào EU. 

Theo ông, sau Brexit, quan hệ kinh tế và chiến lược giữa EU với Anh vẫn mạnh, nhưng việc Anh rút khỏi thị trường EU sẽ ảnh hưởng tới giá trị của thị trường EU bởi Anh cũng là thị trường dịch vụ lớn của Mỹ.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục