tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-07-2016

  • Cập nhật : 18/07/2016

Thái Lan muốn xóa bỏ ngành công nghiệp tình dục

Bộ trưởng du lịch Thái Lan đòi dẹp hết nhà thổ trên khắp cả nước trong khi cảnh sát cũng đã tăng cường truy quét các cơ sở mại dâm lớn ở Bangkok trong vài tuần qua.

tren mot pho den do o bangkok - anh: reuters

Trên một phố đèn đỏ ở Bangkok - Ảnh: Reuters

Theo Reuters, Thái Lan dự kiến đón lượng du khách kỷ lục trong năm 2016. Tuy nhiên bộ trưởng du lịch Kobkarn Wattanavrangkul không muốn đem ngành công nghiệp tình dục ra thu hút du khách.

"Tôi muốn Thái Lan có một ngành du lịch chất lượng. Tôi muốn ngành công nghiệp tình dục biến đi”, bà Kobkarn nói. Ngành du lịch đóng góp đến 10% GDP của Thái Lan.

Trong khi đó, cảnh sát Thái Lan từ tháng trước cũng đã truy quét hàng chục nhà thổ ở Bangkok và nhiều thành phố lớn khác, cho biết họ sẽ truy tố những doanh nghiệp thuê lao động dưới tuổi và người nhập cư.

Tuy nhiên nhiều người cho rằng mục đích của bà Kobkarn là bất khả thi bởi ngành công nghiệp này hiện rất vững chắc nhờ việc hối lộ vô số quan chức và cảnh sát. Đó là lý do vì sao dù mại dâm là bất hợp pháp ở Thái Lan nhưng hầu như được thoải mái hoạt động.

Mại dâm rõ ràng đóng góp rất lớn cho kinh tế và du lịch Thái Lan. “Không thể phủ nhận ngành này tạo ra rất nhiều thu nhập” - Panomporn Utaisri, lãnh đạo tổ chức Nightlight giúp đỡ những phụ nữ bán dâm ở Thái Lan, nói.

Không có thống kê rõ ràng của chính phủ về quy mô của ngành công nghiệp tình dục Thái Lan, tuy nhiên theo báo cáo năm 2014 của tổ chức UNAIDS, có hơn 123.500 lao động tình dục ở Thái Lan, vượt trội so với 37.000 người ở Campuchia.

Những người chỉ trích cho rằng rằng kế hoạch của chính quyền sẽ bóp chết ngành du lịch.

“Sự xuất hiện của cảnh sát sẽ xua hết những khách hàng muốn thư giãn hoặc uống rượu ở các quán bar - ông Surang Janyam, giám đốc tổ chức Service Workers in Group nói. Việc xóa sổ ngành này chắc chắn sẽ khiến Thái Lan mất khách và thu nhập”.

Theo các nhóm hoạt động, chính phủ cần có kế hoạch rõ ràng hỗ trợ các lao động tình dục để giúp họ không quay trở lại con đường mại dâm.

“Họ phải tìm công việc cho những lao động tình dục nếu muốn đóng cửa ngành này” - ông Surang nói.


Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp thủy sản

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư kí Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), mặc dù xuất khẩu (XK) thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2016, tăng 4,4% so với cùng kì, đạt khoảng 3,1 tỉ USD, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều rào cản đối với các doanh nghiệp cần tháo gỡ.

che bien thuy san. nguon: internet

Chế biến thủy sản. Nguồn: internet

Thủ tục cần đơn giản

Trong đó, XK tôm chiếm tỷ trọng lớn nhất gần 43% với 1,34 tỷ USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm ngoái; XK cá tra chiếm 25% với 786 triệu USD, tăng 5,5%,; các loại cá biển khác chiếm 16% đạt 508 triệu USD, tăng 8%.

Dự báo nguồn cung tôm và cá tra nguyên liệu sẽ thiếu hụt trong nửa cuối năm do ảnh hưởng thời tiết bất lợi từ đầu năm. Khai thác thủy sản (cá ngừ và các loại cá biển) cũng khó khăn vì chi phí cao, công nghệ bảo quản còn chưa cải thiện được nhiều, giá bán không bù đắp giá vốn cho ngư dân. Tuy nhiên với sự hồi phục nhu cầu thị trường đối với mặt hàng tôm và cá tra, dự báo tổng XK thủy sản năm 2016 sẽ tăng khoảng 8% đạt 7,1 tỷ USD. Trong đó, XK tôm đạt 3 tỷ USD, tăng 10%, cá tra 1,6 tỷ USD, cá ngừ 500 triệu USD…

Để giải quyết khó khăn và thúc đẩy XK thủy sản trong thời gian tới, VASEP đã đề xuất 11 kiến nghị liên quan đến cải cách thủ tục hành chính theo theo Nghị quyết 19/2015 và Nghị quyết 19/2016 của Chính phủ và các vấn đề liên quan đến từng ngành hàng và hoạt động thương mại thủy sản.

Đối với việc kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu, cần rà soát, cải cách hơn nữa một số quy định của Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NNPTNT về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thủy sản  XK.

Rà soát, cải cách các quy định kiểm soát nhập khẩu các nguyên liệu sản phẩm để sản xuất hàng xuất khẩu, vì một số quy định hiện hành đang bất cập, làm giảm đáng kể cơ hội và tốn chi phí của doanh nghiệp khi nhập khẩu nguyên liệu hàng hóa, gia vị để sản xuất hàng xuất khẩu. Cụ thể, thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu để SXXK; Quy định về dán nhãn sản phẩm; Quy định về dán nhãn phụ trên bao bì nguyên liệu nhập khẩu theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Về quy định kiểm dịch đối hàng nhập khẩu là nguyên liệu thủy sản để gia công và sản xuất hàng xuất khẩu cần có cơ chế đánh giá xếp loại DN nhập khẩu để xét ưu tiên miễn kiểm dịch đối với từng nguyên liệu mà DN thường xuyên nhập khẩu có cùng nguồn gốc xuất xứ và cùng nhà cung cấp dựa vào kết quả kiểm tra và lịch sử của các lô hàng trước đó. Nội dung này cần đưa vào Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT mà Bộ NNPTNT đang dự thảo.

Để đảm bảo diện tích nuôi trồng thủy sản, các cơ quan chức năng cần tiến hành đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn ở ĐBSCL để có các biện pháp nhằm cân đối ba yếu tố thời vụ thả nuôi, sản xuất giống, sản xuất thức ăn nhằm tránh tình trạng thiếu thừa dẫn đến tăng cao giá thành sản xuất nguyên liệu, sản lượng thu hoạch và chất lượng nguyên liệu thủy sản.

 Hỗ trợ xuất khẩu

Dự báo nguồn cung tôm và cá tra nguyên liệu sẽ thiếu hụt trong nửa cuối năm do ảnh hưởng thời tiết bất lợi từ đầu năm. Khai thác thủy sản (cá ngừ và các loại cá biển) cũng khó khăn vì chi phí cao, công nghệ bảo quản còn chưa cải thiện được nhiều, giá bán không bù đắp giá vốn cho ngư dân. Tuy nhiên, với sự hồi phục nhu cầu thị trường đối với mặt hàng tôm và cá tra, dự báo tổng XK thủy sản năm 2016 sẽ tăng khoảng 8% đạt 7,1 tỷ USD. Trong đó, XK tôm đạt 3 tỷ USD, tăng 10%, cá tra 1,6 tỷ USD, cá ngừ 500 triệu USD…

Đối với chất lượng nguyên liệu sản xuất, các DN thủy sản kiến nghị Chính phủ và Bộ NN&PTNT có các chương trình cụ thể nhằm nâng cao nhận thức về tôm sạch (không kháng sinh) cho người nuôi, cơ sở sơ chế, nhà máy chế biến để có nguyên liệu tôm không kháng sinh, không tạp chất. Trong năm 2016, kiến nghị Chính phủ và Bộ NN&PTNT có đợt rà soát về tình hình lạm dụng kháng sinh, bơm chích tạp chất. Rà soát lại điều kiện vệ sinh và điều kiện lao động ở các cơ sở thu mua, sơ chế nhằm có các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm thủy sản.

Đối với ngành cá tra, hiện nay, thuế Chống bán phá giá cá tra vào Mỹ vẫn còn cao, Chương trình thanh tra cá da trơn là những vấn đề rào cản cho ngành cá tra. Mặc dù các vấn đề này chỉ liên quan đến thị trường Mỹ, nhưng thực tế có tác động rất lớn đến các thị trường chủ lực của cá tra Việt Nam, đặc biệt là thị trường châu Âu. Do đó, xin kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cùng các Bộ hỗ trợ tối đa, có các chính sách nhằm huy động nguồn lực để ngành cá tra vượt qua các rào cản này trong tương lai, như: Kiện ra WTO, chiến lược giá trị thay thế, điều kiện tương đồng, quảng bá hình ảnh…

Đầu tư, hỗ trợ công nghệ đánh bắt xa bờ và bảo quản sau thu hoạch để tăng năng suất và lợi nhuận cho ngư dân khai thác thủy sản, tận dụng được nguồn nguyên liệu trong nước để xuất khẩu.

Bên cạnh đó, thúc đẩy xúc tiến thương mại, quảng bá thị trường theo tiếp cận liên kết chuỗi, hợp tác công tư (PPP). Kiến nghị Chính phủ và các Bộ NNPTNT, Công Thương chủ động trong việc dành ngân sách đáng kể và tham gia chủ trì một số chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm.

Kiến nghị với Chính phủ đầu tư một cảng biển xứng tầm & hiện đại tại khu vực ĐBSCL để đáp ứng, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu toàn vùng, tiện dụng, giảm chi phí và nâng cao sức cạnh tranh của DN và toàn vùng ĐBSCL; rà soát, cân đối và điều chỉnh giảm các trạm thu phí và mức phí cầu, đường ngay trong 2016 để nuôi sức DN và thúc đẩy giao thương, phát triển của các DN trong vùng khi đa số vẫn là DN vừa và nhỏ.

Tiềm năng và lợi thế của ĐBSCL là nông nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên, để phát triển xứng tầm với tiềm năng và bền vững thì phải phát triển công nghệ sinh học để lôi kéo và thúc đẩy các lĩnh vực thế mạnh của vùng được phát huy ở một cung bậc phát triển mới phù hợp xu thế hiện nay. Qua đó, không chỉ thúc đầy phát triển về sản xuất, về công nghệ chế biến mà còn nâng cao đời sống người lao động, người dân trong vùng. Chính vì thế, VASEP kiến nghị với Chính phủ xem xét đầu tư có mục tiêu để Cần Thơ trở thành một trung tâm về công nghệ sinh học của vùng ĐBSCL và của cả nước.(HQ)


Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa: Sớm thực thi và tăng minh bạch

Trong tháng 7 này, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, dự thảo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ được trình Chính phủ. Thời điểm hiện tại, nhiều DN vẫn góp thêm “tiếng nói” vào việc xây dựng luật, trong đó nhấn mạnh nội dung hỗ trợ DN về mặt tín dụng, tài chính cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn, đồng thời luật phải đảm bảo minh bạch trong thực thi.

phan dong dn ky vong, luat ho tro dnnvv ra doi se thuc su thao go nhieu kho khan cho dn. anh: n.thanh.

Phần đông DN kỳ vọng, Luật Hỗ trợ DNNVV ra đời sẽ thực sự tháo gỡ nhiều khó khăn cho DN. Ảnh: N.Thanh.

Xem lại tiêu chí xác định DN 

Tại Hội thảo “Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV dưới góc nhìn của cộng đồng DN” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tổ chức ngày 11-7, tại Hà Nội, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái nêu quan điểm: Xây dựng luật phải dựa vào nguồn lực của Chính phủ, xem Chính phủ có đủ sức hỗ trợ hầu hết DN hay không, bởi hiện nay có tới 98% là DNNVV. Bên cạnh đó, vấn đề cần chú ý còn là, hiện nay các DN khá linh hoạt, có thể “lách” luật để thuộc diện được hỗ trợ.

Ông Đoàn phân tích: Theo dự thảo mới nhất của Luật Hỗ trợ DNNVV, Điều 5 về tiêu chí xác định DNNVV đang đưa ra tiêu chí về tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm của DN, từ đó đưa ra ba cấp DN là siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Nếu để như vậy, có DN sẽ lựa chọn nhỏ mãi để được hưởng hỗ trợ mà không muốn lớn.

“Ở Singapore, có DN vốn chỉ 1 USD mà doanh thu vẫn có thể đạt 30 triệu USD, 50 triệu USD, thậm chí lên tới 100 triệu USD/năm. Còn tại Việt Nam, cũng có những trường hợp DN buôn vàng, số lao động không lớn chỉ vài chục người nhưng doanh thu vẫn đạt tới 3.000 tỷ đồng/năm. Những DN kiểu này theo dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV nếu áp theo tiêu chí vốn hoặc số lao động thì đều thuộc diện được hỗ trợ. Do vậy, phần tiêu chí này cần xem xét thật kỹ lưỡng, tìm ra tiêu chí thống nhất, hợp lý. Đó có thể là DN phải đảm bảo cả điều kiện về số vốn lẫn số lao động, thậm chí có thể không xác định tiêu chí DN theo số vốn mà phải theo doanh thu thực tế", ông Đoàn nói.

Cũng đứng từ góc độ của DN, ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa cho biết: Một trong những vấn đề mà DN khá quan tâm trong dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV hiện nay là nội dung hỗ trợ tín dụng như thế nào, đặc biệt là về Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN. Trên thực tế, hiện nay ở địa phương cũng đã có quỹ này, song làm việc không hiệu quả. Mặc dù Quỹ đứng ra bảo lãnh song khi DN đến vay tiền tại ngân hàng, ngân hàng vẫn yêu cầu DN phải đáp ứng đầy đủ các quy định thông thường. Điều này khiến cho việc bảo lãnh trở nên dư thừa, thậm chí tạo thêm gánh nặng cho DN. “Để tránh vòng luẩn quẩn trên, quy định về Quỹ bảo lãnh trong Luật Hỗ trợ DNNVV phải chặt chẽ từ đầu, Quỹ đã bảo lãnh rồi thì ngân hàng phải giảm bớt thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho DN”, ông Đệ nhấn mạnh.

Minh bạch trong thực thi

Theo ông Phạm Đình Đoàn, ngoài các vấn đề về tiêu chí xác định DNNVV cũng như tín dụng, tài chính hỗ trợ DN, nội dung về vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp địa phương trong thực thi khi luật có hiệu lực cũng cần được bổ sung. Bởi Chính phủ chỉ có thể nêu ra một số định hướng lớn, còn thực thi vẫn phải do cấp chính quyền địa phương thực hiện.

Liên quan tới điều này, ông Đệ bày tỏ thêm: Từ trước tới nay, các chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV có khá nhiều nhưng không ngấm xuống địa phương. Ở Thanh Hóa, nhiều khi DN như “cá nằm trên thớt” khi đạo đức thực thi công vụ còn hạn chế, thường xảy ra tình trạng chèn ép DN. Chính phủ đồng hành với DN nhưng chính quyền địa phương không thấm, không chuẩn, không đồng hành thì dù luật được ban hành cũng không có tác dụng. Do vậy, siết chặt đạo đức thực thi công vụ, thậm chí thiết lập lại Luật Cán bộ, Công chức cũng là điều cần xem xét kỹ lưỡng, song song việc xây dựng, ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV.

Mặc dù hiện nay dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV vẫn đang ở giai đoạn lấy ý kiến, hoàn thiện, chuẩn bị trình Chính phủ, song phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Thành, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Ninh Bình đã đưa ra đề nghị Luật này cần sớm được ban hành, đồng thời khẩn trương xây dựng các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành. “Điểm quan trọng là việc hướng dẫn thực thi cần đảm bảo cụ thể, minh bạch. Tôi cho rằng cần có chế tài xử phạt thích đáng với những tổ chức, cơ quan không hoàn thành mục tiêu thực hiện kế hoạch hỗ trợ DNNVV theo đúng nội dung, tiến độ đề ra, cùng với đó, cũng có cơ chế khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị làm tốt”, ông Thành  nói.(HQ)


Đại gia chăn nuôi lãi lớn nhờ bán đất

Năm 2016 mới trôi qua một nửa song Dabaco đã thu về 262 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, mức lãi lớn nhất từ trước đến nay.

hoat dong chinh la ban thuc an chan nuoi va nuoi gia suc gia cam nhung 6 thang dau nam, cong ty lai lai lon tu ban dat. anh: tp.

Hoạt động chính là bán thức ăn chăn nuôi và nuôi gia súc gia cầm nhưng 6 tháng đầu năm, công ty lại lãi lớn từ bán đất. Ảnh: TP.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý II của Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Mã CK: DBC) vừa công bố ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến 149 tỷ đồng. Cũng chính nhờ khoản lãi này mà lợi nhuận trước thuế cả quý của công ty đạt 236 tỷ đồng, tăng 263% so với cùng kỳ năm 2015.

Lũy kế 6 tháng, doanh nghiệp đạt lợi nhuận sau thuế 262 tỷ đồng, tăng 138% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số lợi nhuận lớn nhất từ trước đến nay của công ty. Trước đó trong năm 2015, Dabaco cũng chỉ đạt 252 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Theo ban lãnh đạo Dabaco, sở dĩ doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận đột biến này là nhờ hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản, đóng góp gần 119 tỷ đồng. Hồi tháng 4, công ty đã chuyển nhượng thành công dự án Khu công nghiệp Quế Võ 3 tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh cho VID Thanh Hóa - đơn vị thành viên của VID Group (nay là TNG Holdings), một trong những doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp hàng đầu tại miền Bắc.

Sau khi thoái vốn khỏi dự án trên, hiện Dabaco chỉ còn một dự án bất động sản đang triển khai là Khu đô thị Đền Đô tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Công ty cho biết sẽ tập trung nguồn lực phát triển chuỗi giá trị 3F (Feed-Farm-Food) trong ngành nông nghiệp.

Đối với hoạt động kinh doanh chính, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý II của Dabaco đạt hơn 1.680 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 3.019 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Trong tổng doanh thu này, 56% đến từ hoạt động bán thức ăn chăn nuôi gia súc, hơn 40% còn lại đến từ hoạt động kinh doanh con giống và chăn nuôi gà, lợn và bán xăng dầu...

Hoạt động sản xuất con giống gia súc gia cầm của công ty ghi nhận mức tăng doanh thu 16,38 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 11 tỷ đồng, so với hơn 20,5 tỷ đồng cùng kỳ. Còn lợi nhuận sau thuế của hoạt động chăn nuôi lợn đạt gần 20,7 tỷ đồng.

Năm nay, Dabaco dự kiến đạt tổng doanh thu gần 8.500 tỷ đồng (bao gồm cả doanh thu nội bộ). Lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt 346 tỷ và 291 tỷ đồng.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục