tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 09-11-2017

  • Cập nhật : 09/11/2017

Sản xuất công nghiệp của TP.HCM tăng cao nhất trong 5 năm

theo bao cao cua so cong thuong tphcm, chi so san xuat cong nghiep (iip) trong 10 thang uoc tang 7,75% so voi nam 2016 va cao nhat trong 5 nam.nguon anh: chinh phu

Theo báo cáo của Sở Công Thương TPHCM, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong 10 tháng ước tăng 7,75% so với năm 2016 và cao nhất trong 5 năm.Nguồn ảnh: chính phủ

Cũng theo báo cáo của Sở Công Thương, dự báo chỉ số IIP các tháng cuối năm 2017 sẽ còn tăng mạnh so với các tháng trước và cả năm 2017 có thể tăng khoảng 8,4% so với năm 2016. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn ngành nhờ tỷ trọng lớn (chiếm 75% giá trị sản xuất).

Xét theo cơ cấu ngành, bốn ngành công nghiệp trọng yếu (chế biến lương thực thực phẩm, hóa chất - cao su, cơ khí và điện tử - công nghệ thông tin ước tăng 12,67% so cùng kỳ (10 tháng năm 2016 chỉ tăng 7,3%), cao hơn mức tăng chung của toàn ngành.

San xuat cong nghiep cua TP.HCM tang cao nhat trong 5 nam

 

Cụ thể, 10 tháng năm 2017, ngành sản xuất hàng điện tử tiếp tục là ngành có mức tăng trưởng ấn tượng, lũy kế 10 tháng đầu năm ước tăng hơn 38% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng rất cao này là nhờ các dự án đầu tư nước ngoài lĩnh vực công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử…

 

Ngành cơ khí chế tạo cũng có nhiều phân ngành tăng trưởng ấn tượng. Trong đó, phân ngành sản xuất xe có động cơ (chiếm tỷ trọng 11% giá trị sản xuất công nghiệp) tăng trưởng 18,4%; phân ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (chiếm tỷ trọng 40,3%) tăng 9,95%, sản xuất thiết bị điện (chiếm tỷ trọng 33%) tăng 10,06%...

Theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, thời gian qua, Sở đã rất nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp của Thành phố tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, nhất là hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp FDI.

San xuat cong nghiep cua TP.HCM tang cao nhat trong 5 nam

 

Dự kiến trong tháng 12 tới, Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ thuộc Sở Công Thương sẽ tổ chức “Ngày hội Tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2017”. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tìm được nhà cung ứng, kết nối với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp sản xuất đầu cuối lĩnh vực công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo ô tô - xe máy - xe tải, cơ khí chế tạo.(ChinhPhu)
-------------------------------

 

Sau 10 tháng, Đạm Phú Mỹ ước đạt 7.078 tỉ đồng doanh thu

nha may dam phu my da kip hoan thanh ke hoach san luong truoc khi buoc vao ki bao duong dinh ki phuc tap va keo dai

Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã kịp hoàn thành kế hoạch sản lượng trước khi bước vào kì bảo dưỡng định kì phức tạp và kéo dài

Thông tin từ Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo – mã chứng khoán DPM)  cho biết doanh thu hợp nhất 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 7.078 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế ước đạt 800,2 tỉ đồng.

Về sản lượng cụ thể, tính đến cuối tháng 10, PVFCCo đã tiêu thụ được khoảng 700 ngàn tấn Đạm Phú Mỹ (đạt gần 90% kế hoạch năm), 330 ngàn tấn các mặt hàng phân bón khác (đạt 103% kế hoạch năm) và 27 ngàn tấn hóa chất (đạt 129% kế hoạch năm). 

Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã đạt sản lượng 777 ngàn tấn urê quy đổi, đạt 101% kế hoạch trong năm nay. Đây cũng là năm thứ 11 liên tiếp Nhà máy Đạm Phú Mỹ hoàn thành kế hoạch sản xuất trước thời hạn, công ty cho biết.

Theo kế hoạch, dự kiến từ cuối tháng 11 tới, Nhà máy Đạm Phú Mỹ sẽ bảo dưỡng tổng thể định kỳ. "Đây là đợt bảo dưỡng tổng thể lớn và phức tạp nhất từ trước tới nay với khoảng trên 4.000 hạng mục công việc bởi việc đấu nối dự án nâng công suất xưởng NH3 sẽ được thực hiện đồng thời trong thời gian này", đại diện DPM cho biết.

Ngoài ra, DPM cũng đang gấp rút hoàn thành dự án đầu tư nhà máy mới. Công ty cho biết dự án xây dựng nhà máy NPK công nghệ hoá học đã đạt 97,34% tiến độ tổng thể, dự kiến chạy thử vào cuối tháng 11 và chính thức vận hành thương mại vào đầu năm 2018.

Trước đó, PVFCCo nhập khẩu sản phẩm NPK từ các nhà máy có công nghệ tương đương ở các nước phát triển, đại diện công ty cho biết. Quý III/2017, sản lượng phân phối đạt 28.506 tấn, tăng 107% so với cùng kỳ. "Đây là một tín hiệu rất khả quan", DPM nhận định.(NCĐT)
-----------------------

Việt Nam là thị trường nhập khẩu nhân sâm lớn thứ 5 của Hàn Quốc

luong nhan sam viet nam nhap tu han quoc tang manh hon ke tu hiep dinh fta viet nam - han quoc.nguon anh: ong choi jung ki khuyen cao nguoi tieu dung viet n

Lượng nhân sâm Việt Nam nhập từ Hàn Quốc tăng mạnh hơn kể từ Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc.Nguồn ảnh: Ông Choi Jung Ki khuyến cáo người tiêu dùng Việt N

Ông Choi Jung Ki, Trưởng Đại diện Tổng công ty Phân phối Nông thủy sản và thực phẩm Hàn Quốc aT tại Hà Nội (Tổng cục Nông Thủy sản và Thực phẩm Hàn Quốc), cho biết, Việt Nam là thị trường xuất khẩu nhân sâm Hàn Quốc lớn thứ 5, giá trị xuất khẩu năm 2016 đạt 11 triệu USD.

Lượng nhân sâm Việt Nam nhập từ Hàn Quốc tăng mạnh hơn kể từ khi hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực, ngày 20.12.2015. Dự kiến lượng nhân sâm Hàn Quốc xuất khẩu sang Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn nữa vào năm 2018, theo ông Choi Jung Ki, do ngày càng nhiều người Việt Nam được sử dụng những sản phẩm nhân sâm chất lượng cao, được chế biến từ những củ sâm chất lượng tốt nhất, tinh túy nhất.

Nhân sâm Hàn Quốc là loại dược liệu quý cho sức khỏe con người đã được thế giới công nhận. Kết quả một cuộc khảo sát của KOTRA,  85% người tiêu dùng Việt Nam đã từng mua các sản phẩm nông nghiệp Hàn Quốc ít nhất một lần và 29% trong số này đã từng mua nhân sâm, cao hơn nhiều so với con số 18% từng mua món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc là kim chi.

Các sản phẩm nhân sâm của Trung Quốc đã chiếm lĩnh được thị phần nhất định trên thị trường Việt Nam và hiện đang theo sát Hàn Quốc tại thị trường này. Theo KOTRA, 5 năm qua, Trung Quốc đã tăng gấp đôi sản lượng xuất khẩu sâm tươi sang Việt Nam và chiếm 28% thị phần, trong khi thị phần của Hàn Quốc giảm từ 83% xuống 55%.

Đang có tình trạng người tiêu dùng muốn mua sản phẩm nhân sâm Hàn Quốc nhưng chọn nhầm nhân sâm Trung Quốc. Tại Hội thảo về tính ưu việt và hiệu quả mang tính khoa học của nhân sâm Hàn Quốc, Tổng công ty Phân phối Nông thủy sản và thực phẩm Hàn Quốc aT đã khuyến cáo người tiêu dùng Việt Nam chú ý hơn đến nhận diện thương hiệu, tập trung vào chất lượng các sản phẩm nhân sâm Hàn Quốc.  

Chia sẻ về nhân sâm, ông Phạm Hưng Củng cho biết: “Với sự góp mặt của phong phú chủng loại sâm đến từ Hàn Quốc thông qua nhà phân phối chính thức, người Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận loại dược liệu quý hiếm này, từ đó nâng cao sức khỏe thể lực cũng như trí lực”.(NCĐT)
----------------------

Thanh khoản hệ thống ngân hàng có dấu hiệu eo hẹp

Sau 5 tuần liên tiếp hút ròng, tuần vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 6.795 tỷ đồng qua kênh tín phiếu.

 

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

 

Tuần vừa qua, thị trường OMO tiếp tục trầm lắng khi không có hoạt động bơm mới cũng như không có lượng đáo hạn qua kênh này.

Trong khi đó, qua kênh tín phiếu, NHNN đã phát hành 12.205 tỷ đồng tín phiếu mới trong khi lượng vốn đáo hạn trong tuần là 19.000 tỷ đồng. Như vậy, sau 5 tuần liên tiếp hút ròng, tuần vừa qua NHNN đã bơm ròng 6.795 tỷ đồng qua kênh tín phiếu.

Theo đó, tổng hợp hai kênh OMO và tín phiếu, NHNN đã bơm ròng 6.795 tỷ đồng vào thị trường. Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), điều này cho thấy thanh khoản hệ thống đang eo hẹp hơn so với các tuần trước đó.

Nguồn: Bloomberg, BVSC  

Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng tuần qua có xu hướng tăng đối với các loại kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần, biên độ tăng ở mức 0,08% - 0,26%.

Cụ thể, lãi suất trung bình kỳ hạn qua đêm tăng 0,26% lên mức 0,91%/năm, lãi suất trung bình kỳ hạn 1 tuần tăng 0,18% lên mức 1%/năm, lãi suất trung bình kỳ hạn 2 tuần tăng 0,08% đạt mức 1,13%/năm.

Dù tăng nhẹ trong tuần qua nhưng nhìn chung mặt bằng lãi suất liên ngân hàng hiện vẫn ở mức thấp, cho thấy thanh khoản hệ thống vẫn ở trạng thái tích cực.(Bizlive)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh  trưa 26-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-02-2016

    DN Nhật ở Việt Nam kỳ vọng các tác động của hội nhập
    Thu tiền để xây dựng thương hiệu bò sữa Củ Chi
    Tiêu thụ nhà, đất có thể giảm
    Sang tay cổ phiếu Vinamilk, quỹ ngoại thu về 2.300 tỷ đồng
    Đan Mạch mở siêu thị bán đồ thừa

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-02-2016

    Tổng Giám đốc thế chấp thép gỉ chiếm đoạt gần 200 tỷ
    81% doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất muốn giảm thuế
    Hết dám lướt sóng vàng
    Hàng vạn nhân viên ngành dầu khí Việt Nam sẽ rất lo lắng khi thấy những số liệu này
    Doanh nghiệp xuất khẩu thiệt trăm đường vì thiếu thông tin

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-02-2016

    Sun Group xin đầu tư toàn bộ sân bay Lào Cai
    Vinalines đề xuất bán ụ nổi 83M với giá... bèo
    Nữ “đại gia phố núi” biệt tích cùng số nợ vài chục tỉ
    Trung Quốc ngán tỉ phú Trump?
    Tạp chí Trung Quốc: Bắc Kinh có nhiều tỷ phú nhất thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-02-2016

    Doanh nghiệp Nhật: Môi trường đầu tư Việt Nam đang xấu đi
    Vinamilk trúng hợp đồng xuất khẩu hàng chục triệu USD tại Dubai
    Bán lẻ trong nước nỗ lực vượt qua thách thức
    Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc giảm quá nửa
    Miễn thuế TNCN cho chuyên gia nước ngoài

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-02-2016

    Vàng được dự báo có thể 'cứu' nhà đầu tư trong năm 2016
    Càng lớn càng khó - nghịch lý của các hãng dầu
    Doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư vào Việt Nam hơn Trung Quốc
    Trung Quốc mua hãng sữa lớn nhất Australia
    Chỉ số giá tiêu dùng tăng trở lại trong tháng Tết

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-02-2016

    Johnson & Johnson bồi thường 72 triệu USD vì phấn rôm gây ung thư
    Hãng Mars thu hồi chocolate tại Việt Nam và nhiều nước
    Giá lương thực tăng 0,66% nhờ tăng xuất khẩu gạo
    Phí “gầm bàn” khiến các nhà đầu tư Nhật Bản ái ngại 
    Hơn 75% công ty có nhu cầu tuyển dụng sau tết

  • Tin kinh tế đọc nhanh 25-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 25-02-2016

    Trung Quốc "đau đầu" vì tình trạng dư cung của ngành công nghiệp nặng
    Đề xuất cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện
    Thực hiện nghiêm túc các cam kết hội nhập trong lĩnh vực tài chính
    Giá trị xuất khẩu của 4 nhóm hàng chủ lực sụt giảm mạnh
    Các nhà xuất khẩu thực phẩm Australia “để mắt” tới Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-02-2016

    Với TPP: DN Việt cần sẵn sàng đón cơ hội hợp tác
    Giá dầu chờ đợi cuộc họp tháng 3 của FED
    Cổ phiếu này giảm hơn 50% sau khi bị FBI điều tra và trở thành mục tiêu bán khống
    35.000 tấn lốp cũ tồn ở cảng biển sẽ được bán cho các công ty
    Mất tiền tỷ khi giảm giá cước, doanh nghiệp chịu "nhục" chây ỳ?

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-02-2016

    Đừng quá lo ngại áp lực tỷ giá, lãi suất
    Sắp có “quà riêng” tái cơ cấu ngân hàng
    Khơi nguồn tài chính cho công nghiệp hỗ trợ
    Theo chân Volkswagen, Mercedes bị tố gian lận khí thải tại Mỹ
    Tổng thống Mỹ lạc quan về triển vọng Quốc hội thông qua TPP

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-02-2016

    Doanh nghiệp Việt đang tạo ra yếu thế trên thị trường bán lẻ
    Tập đoàn năng lượng Nhật Bản sẽ mua 10% cổ phần Petrolimex
    Đề xuất “giải pháp đột phá” về tài chính cho Petro Vietnam
    Luật cho Startup Việt Nam có thể được xây dựng dựa trên luật chứng khoán?
    Doanh nghiệp khoáng sản có thêm một năm buồn