Mỹ 'ép' EU đẩy Nga ra khỏi thị trường khí đốt; Mỹ cấm nhập khẩu thịt bò Brazil; 170 nhà máy dược phẩm đạt thực hành tốt sản xuất thuốc; Vingroup sẽ chi 5 tỷ USD làm đường sắt tư nhân đầu tiên tại Hà Nội

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa công bố kết quả ban đầu của bài kiểm tra để xác định xem khả năng tài chính của các nhà băng lớn nhất Mỹ có đủ để đối phó cuộc suy thoái nghiêm trọng hay không.
Theo CNN, toàn bộ 34 tổ chức tài chính, trong đó có Bank of America, JP Morgan Chase và Citigroup, đều có thể tiếp tục cho vay ngay cả trong tình hình kinh tế ảm đạm như kịch bản: tỷ lệ thất nghiệp đạt 10%, giá nhà đất sụt giảm mạnh và suy thoái trầm trọng ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone).
“Kết quả năm nay cho thấy ngay cả trong thời kỳ suy thoái nghiêm trọng, các nhà băng lớn nhất của chúng ta vẫn đủ vốn. Điều này cho phép họ cho vay trong suốt chu kỳ kinh tế, hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp ở thời đoạn khó khăn”, thống đốc dự trữ liên bang Jerome Powell cho biết.
Tuần tới, Fed sẽ quyết định ngăn chặn hoặc phê duyệt kế hoạch mua lại cổ phiếu hoặc trả cổ tức cho cổ đông của các ngân hàng. Giới quản lý đang theo dõi hai yếu tố chính, đó là liệu các ngân hàng có đủ vốn để sống qua thời biến động tài chính hay không, và liệu các công ty có làm tốt việc xác định, đo lường rủi ro khi hoạch định kế hoạch hay không. Fed có thể từ chối kế hoạch vốn của nhà băng với một trong hai lý do trên.
Đây là năm thứ bảy liên tiếp, Fed thực hiện bài kiểm tra căng thẳng, tạo kịch bản khủng hoảng tài chính để thử độ an toàn của các ngân hàng. Kể từ năm 2009, gần 30 hãng tích lũy được thêm 750 tỉ USD. Nhờ vốn lớn, ngân hàng có đủ sức gánh lỗ tài chính trong trường hợp xấu.
Mỗi năm, giới quản lý đều điều chỉnh bài kiểm tra căng thẳng. Fed cũng muốn thử khả năng bảo vệ trước nhiều cú sốc tài chính tiềm ẩn của nhà băng. Các ngân hàng có cơ hội điều chỉnh kế hoạch vốn của họ trước khi Fed công bố kết quả vào tuần tới. Đây là năm thứ ba liên tiếp, tất cả ngân hàng Mỹ đều duy trì vốn trên mức tối thiểu được Fed yêu cầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cam kết bãi bỏ nhiều quy định với ngân hàng, đặc biệt là những quy định mà ông cho rằng đã kìm hãm hoạt động cho vay. Ông Trump cũng hứa loại bỏ nhiều giới hạn mà các hãng tài chính phải chịu hậu khủng hoảng năm 2008, trong đó có Đạo luật Dodd-Frank 2010.(Thanhnien)
---------------------------
Thông tin vừa được Tổng cục Hải quan công bố về hoạt động xuất khẩu của DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho thấy sự lấn át của giới DN này trên lĩnh vực xuất khẩu ngày càng rõ hơn.
Biểu đồ tỉ trọng trị giá kim ngạch xuất khẩu hết tháng 5/2017 giữa DN FDI và DN trong nước. Biểu đồ: T.Bình.
Theo đó, hết tháng 5/2017, tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu của DN FDI đạt 56,656 tỷ USD, chiếm gần 71% tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu cả nước trong cùng thời điểm.
Đặc biệt, trong khi mức tăng chung của xuất khẩu cả nước đạt 18,4% thì tốc độ tăng của DN FDI là 20%.
Đáng chú ý, DN FDI có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của nước ta và gần như chiếm tỉ trọng tuyệt đối ở những ngành hàng công nghệ cao như điện thoại, máy tính…
Cụ thể, ở mặt hàng điện thoại và linh kiện, hết tháng 5, cả nước đạt kim ngạch xuất khẩu 16,28 tỷ USD, thì giới DN FDI đóng góp tới 16,22 tỷ USD, tương đương tỉ trọng 99,6%.
Một nhóm hàng quan trọng khác là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giới DN FDI cũng chiếm tỉ trọng đến 97% trong tổng trị giá kim ngạch 9,383 tỷ USD của ngành hàng này.
Bên cạnh đó, trong 18 nhóm hàng xuất khẩu đạt trị giá từ 1 tỷ USD trở lên, tính hết tháng 5, các DN nước ngoài góp mặt ở 11 nhóm hàng. Các nhóm hàng mà DN FDI còn “bỏ ngỏ” chủ yếu liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như thủy sản, cà phê, hạt điều, gạo, rau quả…
Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV, mới đây, đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) đưa ra nhận định: Sự yếu kém của ngành cơ khí chế tạo trong nước khiến nước ta đang phải bỏ ra hàng chục tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu máy móc thiết bị.
Chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân (đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM) cũng đồng tình với quan điểm trên và nhấn mạnh thêm, hiện nay hoạt động xuất khẩu là ví dụ điển hình thể hiện sự phụ thuộc của lớn của nền kinh tế vào các DN FDI. Chuyên gia này cho rằng chúng ta cần có giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để hạn chế sự phụ thuộc vào DN FDI, một trong những yếu tố cần được nhà nước quan tâm là phát triển là giới DN tư nhân, DN nhỏ và vừa.(Hải Quan)
-------------------------
Một nghiên cứu của công ty tư vấn Deloitte cảnh báo các nhà sản xuất ô tô châu Âu có thể bị giảm 20% doanh số bán xe do hậu quả của việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn được gọi Brexit.
Theo đó, con số tổn thất trên tương đương với những tổn thất xảy ra trong giai đoạn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, trong trường hợp xảy ra “Brexit cứng” khi Anh rời khỏi EU và Thị trường chung.
Theo nghiên cứu của Deloitte, cứ 5 chiếc xe ô tô sản xuất tại Đức thì có một chiếc xuất khẩu sang Anh, đưa “xứ sở sương mù” thành một thị trường quan trọng đối với ngành công nghiệp ô tô của Đức. Trong năm 2016, 950.000 chiếc xe do Đức sản xuất được đăng ký mới ở Anh.
Theo số liệu của Deloitte, khoảng 60.000 việc làm ở Đức phụ thuộc vào việc xuất khẩu ô tô sang Anh, đặc biệt khoảng 18.000 người sẽ bị ảnh hưởng trong trường hợp “Brexit cứng”.
Trong khi, các nhà sản xuất châu Âu là những người thiệt hại lớn nhất theo kịch bản “Brexit cứng” theo phân tích của Deloitte, thì nghiên cứu của tổ chức tư vấn này cũng cho thấy các nhà sản xuất ô tô ở Anh chỉ được hưởng lợi trong một thời gian ngắn.
Lợi thế cạnh tranh của ngành sản xuất ô tô Anh nhờ đồng bảng Anh rẻ hơn có thể bị xóa sổ hoàn toàn bởi chi phí sản xuất cao, thuế quan và những trở ngại khác liên quan tới logistics và sự chậm trễ.
Một số hãng sản xuất ô tô lớn của Anh, như Mini, Jaguar và Land Rover, thuộc sở hữu nước ngoài và phụ thuộc vào việc nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng cho hoạt động sản xuất, sẽ phải tốn thêm chi phí nhập khẩu do đồng bảng Anh yếu hơn.(Bnews)
---------------------------------
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản số 329/VP-HC gửi Cục An ninh Tài chính Tiền tệ và Đầu tư (A84) - Bộ Công an thông báo việc giả mạo văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo đó, ngày 19/6, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được phản ánh của công dân về việc có hiện tượng giả mạo văn bản của Bộ.
Cụ thể, văn bản giả mạo này có số hiệu 116 ban hành ngày 16/6/2017 có nội dung là phúc đáp lại văn bản của Công ty Trident Crypto academy tại Việt Nam về việc cho phép công ty này được kinh doanh tiền điện tử Onecoin.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, văn bản giả mạo có hình ảnh con dấu của Cục Quản lý đấu thầu, chữ ký của ông Nguyễn Đăng Trương với chức danh Chủ tịch, Phó cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu.
Về việc này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, bản chụp văn bản nêu trên là giả bởi nhiều lý do.
Thứ nhất, bản chụp văn bản nêu trên có thể thức không theo quy định về thể thức của văn bản hành chính, quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thứ hai, văn bản nêu trên đề ngày 16/6/2017, giả danh chữ ký ông Nguyễn Đăng Trương với chức danh "Chủ tịch, Phó cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu". Tuy nhiên, tại thời điểm này, ông Nguyễn Đăng Trương đã giữ chức danh Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu và không giữ chức danh Chủ tịch tại bất kỳ cơ quan, hiệp hội nào.
Thứ ba, do Cục Quản lý đấu thầu thường xuyên ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật về đấu thầu cho các tổ chức, cá nhân trên phạm vi cả nước, vì vậy, chữ ký của ông Nguyễn Đăng Trương và con dấu của Cục Quản lý đấu thầu dễ bị sao chép, giả mạo.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, đối tượng có hành vi giả mạo văn bản nói trên của Cục Quản lý đấu thầu có thể với mục đích đi lừa đảo các cá nhân, doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Do vậy, các cá nhân, doanh nghiệp nếu nhận được văn bản trên thì cần hết sức cảnh giác.
Gần đây có nhiều trường hợp giả mạo văn bản của các bộ ngành về việc đấu giá, đấu thầu đã được công khai.(Vneconomy)
Mỹ 'ép' EU đẩy Nga ra khỏi thị trường khí đốt; Mỹ cấm nhập khẩu thịt bò Brazil; 170 nhà máy dược phẩm đạt thực hành tốt sản xuất thuốc; Vingroup sẽ chi 5 tỷ USD làm đường sắt tư nhân đầu tiên tại Hà Nội
'Ông lớn' phân phối ôtô Ford sắp kinh doanh thêm Mercedes; 6.700 bất động sản Hà Nội được sang tay trong nửa đầu năm 2017; Thời thế thôi thúc Nhật Bản và EU; Doanh nghiệp Nhật Bản dần quay lưng với Mỹ, hướng sang Trung Quốc
“67% doanh nghiệp ở Hà Nội kinh doanh có lãi”; Samsung, Oppo tiếp tục cạnh tranh nhau trên mạng xã hội Việt Nam; 20 năm, diện tích cây trồng GMO toàn cầu tăng 110 lần; Jack Ma gợi ý nghề kiếm nhiều tiền trong tương lai
Hà Nội kêu gọi nhà đầu tư rót hơn 800.000 tỷ vào 17 dự án PPP; Chính sách tiền tệ, nhìn từ những sự kiện trôi qua lặng lẽ; Công ty ngoại liên tiếp bán đất tại dự án Khu Y tế kỹ thuật cao ở TP. HCM; “Chuyển nhượng dự án bất động sản sẽ phát triển mạnh”
Doanh thu “ông lớn” xây dựng sụt giảm mạnh; Nông dân Mỹ thắng kiện tập đoàn Syngenta gần 218 triệu USD; Từ chối tăng vốn hơn 2.000 tỷ đồng cho LG Display Hải Phòng; Vỡ mộng làm giàu từ cây “tin đồn”
Châu Âu và Nhật chuẩn bị ký kết hiệp định thương mại tự do lớn nhất lịch sử; Bán thực phẩm cận date: Mô hình kinh doanh mới lạ ở Mỹ làm thay đổi quan niệm về hạn sử dụng; Thị trường TMĐT Trung Quốc tăng trưởng 19% trong năm 2017; Thị trường bán lẻ mẹ và bé: "Đứa trẻ" 7 tỷ đô không dễ tính
Cá tra sắp đối diện với khó khăn từ Farm Bill; Đàm phán Brexit: Cho đi mà chưa bị mất; Đường dây trộm xe ở Anh, bán ở Thái; Cải thiện việc cấp sổ đỏ nhưng vẫn còn nhũng nhiễu
Ocean Bank đã được bán cho một đối tác nước ngoài trong khu vực châu Á; Mỹ gây áp lực ép EU từ bỏ dự án Dòng chảy phương Bắc-2; Thủ tướng đồng ý cho TP.HCM giữ lại 67.000 tỷ sau cổ phần hóa; Vận chuyển đường sắt sẽ tiết kiệm 20% chi phí so với đường bộ
Cuộc chiến ngành nhôm Mỹ - Trung đến khi nào mới kết thúc?; Nhiều dấu hiệu gian lận trong kinh doanh đường; Dự báo dân số 2050: Châu Âu giảm, châu Phi tăng mạnh, Ấn Độ vượt Trung Quốc; Du lịch và áp lực tăng trưởng
Dabaco bán 55% Dabaco Food cho KDC và ông Nguyễn Như So; Tỷ lệ nợ xấu của Thái Lan còn cao hơn cả Trung Quốc; Cá nhân được phép mua nợ xấu của ngân hàng; Kinh tế Trung Quốc ảm đạm, thị trường kim loại cũng tăm tối theo
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự