tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-06-2017

  • Cập nhật : 24/06/2017

Dabaco bán 55% Dabaco Food cho KDC và ông Nguyễn Như So

sau giao dich, dabaco van con nam 45% co phan dabaco food.

Sau giao dịch, Dabaco vẫn còn nắm 45% cổ phần Dabaco Food.

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) đã ra nghị quyết chuyển nhượng một phần vốn điều lệ của Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Dabaco (Dabaco Food).

Cụ thể, Dabaco sẽ chuyển nhượng 100 tỷ đồng vốn góp tại Dabaco Food, tương đương 50% cổ phần, cho Tập đoàn KIDO (mã KDC), đồng thời chuyển nhượng 10 tỷ đồng, chiếm 5% vốn cho ông Nguyễn Như So, người đang giữ chức Chủ tịch HĐQT Dabaco.

Sau giao dịch, Dabaco vẫn còn nắm 45% cổ phần Dabaco Food.

Việc KDC mua lại cổ phần tại Dabaco Food là nhằm thâm nhập vào ngành hàng thực phẩm chế biến của tập đoàn này. Hiện Dabaco mới chỉ phân phối sản phẩm ở miền Bắc. Do đó, việc hợp tác này cũng sẽ giúp các sản phẩm của Dabaco sẽ sử dụng hệ thống phân phối và đông lạnh sẵn có của KDC trên cả nước để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.(NCĐT)
---------------------

Tỷ lệ nợ xấu của Thái Lan còn cao hơn cả Trung Quốc

Fitch vẫn tiếp tục có những triển vọng tiêu cực đối với ngành ngân hàng của Thái.

Theo Fitch Ratings, các khoản nợ xấu tại các ngân hàng Thái Lan sẽ đạt mức cao nhất vào cuối năm 2017, một triển vọng có thể làm xoa dịu tâm lý nhà đầu tư. Thái Lan hiện là một trong những thị trường chứng khoán kém nhất châu Á trong năm nay.

Ông Parson Singha, giám đốc phụ trách mảng định chế tài chính của Fitch Ratings ở Bangkok, cho biết tăng trưởng kinh tế của Thái Lan sẽ giảm nhưng tương đối ổn định ở mức khoảng 3%, cho thấy nợ xấu sẽ gia tăng chậm trong những tháng tới và đạt đỉnh vào cuối năm hoặc ngay sau đó.

"Nó phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ kinh tế" Parson cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai. "Trong vài năm trở lại đây, tăng trưởng của Thái Lan tương đối yếu, nhưng đồng thời nó cũng cho thấy môi trường kinh doanh của nước này về cơ bản là không quá tệ, và các ngân hàng đã thắt chặt các tiêu chuẩn bảo lãnh của họ."

Ty le no xau cua Thai Lan con cao hon ca Trung Quoc
Tỷ lệ nợ xấu tại Thái Lan tăng nhanh từ sau năm 2014. Ảnh: Bloomberg

Nợ xấu trong các ngân hàng thương mại đã tăng lên 2,94% tổng dư nợ trong quý I, theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT). Đó là mức cao nhất kể từ năm 2011, cho thấy những thách thức đối với giới ngân hàng giữa tình trạng kinh tế yếu ớt và nợ hộ gia đình tăng lên. Hiện tại, Fitch vẫn tiếp tục có những triển vọng tiêu cực đối với ngành ngân hàng của nước này, ông Parson nói.

Ngành ngân hàng Thái có tổng giá trị thị trường khoảng 2,2 nghìn tỷ baht (65 tỷ USD), tương đương 14% tổng giá trị thị trường chứng khoán Thái Lan.

Các khoản nợ xấu tăng có thể làm ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư. Chỉ số  chứng khoán SET của Thái Lan đã tăng 2,3% từ đầu năm 2017, mức thấp thứ nhì sau Trung Quốc trong số các thị trường chứng khoán lớn của châu Á.

Ty le no xau cua Thai Lan con cao hon ca Trung Quoc
Chỉ số cổ phiếu ngành ngân hàng Thái Lan (màu trắng) tăng trưởng kém hơn chỉ số chứng khoán SET Index của Thái Lan (màu xanh). Ảnh: Bloomberg

Prapas Tonpibulsak, giám đốc đầu tư của Công ty Quản lý Tài sản Talis tại Bangkok, cho biết kế hoạch tăng cường các dự án cơ sở hạ tầng lớn của chính phủ Thái Lan có thể giúp tăng cường sự tự tin của nhà đầu tư, bằng cách tăng nhu cầu cho vay mới và giúp giảm tỷ lệ nợ xấu.

Dựa trên tính toán của mình, Fitch ước tính tỷ lệ kết hợp của nợ xấu và nợ cần chú ý của Thái Lan ở mức 6,6 %  trong quý đầu tiên. Các khoản nợ cần chú ý là đến là những khoản nợ quá hạn từ một tháng đến ba tháng.

Trung Quốc có tỷ lệ nợ xấu là 1,74% vào cuối tháng 3. Tại Ấn Độ, tỷ lệ nợ xấu  đã tăng lên khoảng 17% tổng dư nợ cho vay vào tháng 12.

Ty le no xau cua Thai Lan con cao hon ca Trung Quoc
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan đã ổn định trở lại sau cuộc đảo chính năm 2014 (màu xanh), tuy nhiên mức tăng vẫn thấp hơn các nước ASEAN khác (màu cam). Ảnh: Bloomberg.

Ngay sau khi các khoản nợ xấu ở Thái Lan đạt đỉnh, các quy tắc kế toán mới được áp dụng vào năm 2019 sẽ ngăn cản các ngân hàng thực hiện các khoản cho vay rủi ro cao, theo Parson. Các chuẩn mực này, được gọi là IFRS 9, có khả năng sẽ dẫn đến việc tăng trích lập dự phòng và các ngân hàng đang thực hiện các bước để chuẩn bị cho điều này, ông Parson nói thêm.

Nền kinh tế Thái Lan có thể tăng trưởng khoảng 3% vào năm 2017, thấp hơn các nước láng giềng như Indonesia và Malaysia, theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Đầu tư vào khu vực tư nhân trì trệ là một trong những thách thức mà chính phủ Thái phải đối mặt.(NCĐT)
------------------------

Cá nhân được phép mua nợ xấu của ngân hàng

Sáng 21-6, Quốc hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng.

Theo đó, Nghị quyết này quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của TCTD (sau đây gọi là tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu).

Về nguyên tắc xử lý nợ xấu, Nghị quyết nêu rõ phải phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống, không sử dụng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu.

Đối với khái niệm nợ xấu, Nghị quyết xác định rõ: Nợ xấu quy định tại Nghị quyết này là khoản nợ hình thành trước ngày 15/8/2017

Đối với việc mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, Nghị quyết ghi rõ: Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được mua khoản nợ xấu đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của TCTD, trừ TCTD liên doanh và TCTD 100% vốn nước ngoài; được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được bán nợ xấu cho pháp nhân, cá nhân, bao gồm cả pháp nhân, cá nhân không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ.

Một số điểm đáng chú ý khác là bên mua khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà tài sản bảo đảm của khoản nợ đó là quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai được quyền nhận thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là tài sản bảo đảm của khoản nợ đã mua;giá bán phù hợp với giá thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ

Bên mua khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà tài sản bảo đảm của khoản nợ đó là quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp.

Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được đăng ký thế chấp khi nhận bổ sung tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai của khoản nợ đã mua.

Nghị quyết cũng nêu rõ, việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được áp dụng theo quy định của nghị quyết này. Trường hợp nghị quyết này không có quy định thì áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành

Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thỏa thuận với TCTD với giá mua bằng giá trị định giá của tổ chức định giá độc lập; xử lý, bán, thu hồi nợ theo quy định của pháp luật và phân chia phần giá trị còn lại của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu này sau khi trừ giá mua và các chi phí xử lý.

Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu các TCTD được thực hiện trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 15/8/2017.

Ca nhan duoc phep mua no xau cua ngan hang
ĐBQH biểu quyết thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các TCTD. Ảnh: VGP 

Nhiều ý kiến thống nhất cho rằng với nghị quyết này, những nút thắt về xử lý nợ xấu, đặc biệt là tài sản đảm bảo chính thức được tháo gỡ. Nó sẽ hỗ trợ không chỉ cho các ngân hàng mà cả thị trường bất động sản lẫn chứng khoán, doanh nghiệp...

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gửi  Quốc hội, tính đến cuối năm ngoái, nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng là trên 150.000 tỷ đồng, chiếm 2,52% tổng dư nợ. Tổng nợ xấu mà Công ty mua bán nợ (VAMC) đã mua nhưng chưa xử lý được là trên 195.000 tỷ đồng, chiếm 3,29% tổng dư nợ.

Như vậy, nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được hiện nay là trên 345.000 tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng dư nợ. Còn nếu tính tổng cả nợ xấu nội bảng, nợ có nguy cơ tiềm ẩn và nợ bán cho VAMC chưa được xử lý thì tổng nợ xấu trong toàn hệ thống là 10,08%, tương đương khoảng 600.000 tỷ đồng.(NCĐT)
---------------------------

Kinh tế Trung Quốc ảm đạm, thị trường kim loại cũng tăm tối theo

Nhu cầu đồng rất nhạy cảm với xu hướng nền kinh tế. Giá đồng kỳ hạn tại Sàn giao dịch kim loại London thời gian gần đây ở mức 5.650 USD/tấn, giảm 8% so với hồi tháng 2.

Một số báo cáo cho thấy sức mở rộng kinh tế của Trung Quốc đang bị chững lại. Tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định trong giai đoạn từ tháng 1- tháng 4 giảm 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc chiếm 40% lượng tiêu thụ đồng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan nước này cho thấy lượng đồng nhập khẩu trong tháng 4 giảm 30% so với tháng trước. Đợt giảm này bắt đầu từ hồi tháng 3 khi các nhà đầu tư nhận thấy nhu cầu đồng ở Trung Quốc đang yếu dần.

Giá kẽm và chì cũng giảm trên sàn giao dịch London. Theo đó, giá kẽm giảm 16% từ mức đỉnh gần đây xuống dưới 2.500 USD/tấn trong khi giá chì cũng giảm 13% xuống khoảng 2.100 USD/tấn. Trái lại, giá của kim loại không chứa sắt được kỳ vọng sẽ tăng do Mỹ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng dưới thời tổng thống Donald Trump.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Takayuki Honma cho biết sự chú ý của thị trường hiện đang đổ dồn vào câu hỏi liệu rằng nhu cầu của Trung Quốc chuẩn bị tăng hay không?

Một số dấu hiệu cho thấy sắp tới sẽ có đợt điều chỉnh giá thép. Giá thép cán nóng ở thị trường Đông Á tăng trong bối cảnh giá than cốc tăng. Tuy nhiên giá kim loại này giảm từ mức đỉnh hồi tháng 3 xuống còn 500-520 USD/tấn.

Sản lượng thép thô chạm kỷ lục trong tháng thứ 2 liên tiếp vào hồi tháng 4. Sản lượng thép của Trung Quốc đang tăng mạnh do Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng. Điều này gây tâm lý hoang mang cho thị trường thép toàn cầu đồng thời làm tăng thêm mối nghi ngờ trước nỗ lực giảm sản lượng thép của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết sản lượng thép thô của nước này trong tháng 3, tháng 4 liên tục phá vỡ kỷ lục. Trong tháng 3, sản lượng khai thác thép thô tăng 1,8% so với tháng 2 lên mức 71,99 triệu tấn. Không dừng lại ở đó, sản lượng khai thác thép thô trong tháng 4 tiếp tục tăng 4,9% lên 72,78 triệu tấn. Sản lượng thép của Trung Quốc hiện đang chiếm tới một nửa lượng thép trên toàn cầu.

Theo quỹ Macquarie dự báo nhu cầu thép của Tarung Quốc bắt đầu giảm mạnh vào 6 tháng cuối năm nay. Một số nhà sản xuất thép Trung Quốc giảm giá xuất khẩu khiến áp lực càng đè nặng lên giá thị trường châu Á.(NDH)

Trở về

Bài cùng chuyên mục