tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-07-2017

  • Cập nhật : 16/07/2017

Nộp thuế kinh doanh qua Facebook: Hơn 25.000 tài khoản “bặt vô âm tín”

Sau nửa tháng thực hiện nhắn tin, gửi thư thông báo đăng ký kinh doanh qua mạng Internet (như Facebook, Youtube, Zalo…) và kê khai thuế, Cục Thuế Hà Nội và TP.HCM mới nhận được hơn 2.000 phản hồi trên tổng số hơn 27.000 tài khoản kinh doanh.

nguoi kinh doanh qua mang nhu facebook, zalo... co the phai nop le phi, thue gia tri gia tang... anh: nhu y.

Người kinh doanh qua mạng như Facebook, Zalo... có thể phải nộp lệ phí, thuế giá trị gia tăng... Ảnh: Như Ý.

 

Chây ỳ

Ngày 14/7, Cục thuế Hà Nội gửi tin nhắn thông báo lần 3 tới các chủ tài khoản kinh doanh qua mạng chưa đăng ký và kê khai thuế. Tin nhắn có nội dung: “Quý vị là chủ shop "Xxx..." chưa phản hồi sau 2 lần thông báo ngày 19/6 và 25/6 của Cục Thuế TP Hà Nội. Việc kinh doanh không đăng ký kê khai thuế là vi phạm pháp luật thuế, cơ quan thuế có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm theo quy định của pháp luật. Đề nghị quý vị xem thông tin tại địa chỉ hanoi.gdt.gov.vn để thực hiện và phản hồi trước ngày 20/7/2017”.  

Sau khi Cục Thuế Hà Nội thông báo sẽ có biện pháp “ngăn chặn”, không ít chủ shop bán hàng qua mạng khi được hỏi đều nói trước mắt sẽ đăng ký. Dù trước đó những người này vẫn ở tâm thế “chờ xem sao”. “Trước mắt đăng ký để không bị đóng tài khoản, còn kê khai doanh thu bao nhiêu do mình, nếu khai không quá 100 triệu mỗi năm thì cũng chưa phải nộp thuế.

Cơ quan thuế cũng đâu chứng minh được mình doanh thu thế nào?”, chị Hoàng Linh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, kinh doanh hàng nhập khẩu) cho biết. Sau 2 lần nhận tin nhắn vẫn “chây ỳ”, khi vừa nhận được tin nhắn lần 3 của Cục Thuế Hà Nội, chị Linh đã bước đầu thực hiện khai báo thông tin qua mạng. 

Sẽ áp dụng biện pháp ngăn chặn

Lãnh đạo Cục thuế Hà Nội thừa nhận, kinh doanh qua mạng là loại hình kinh doanh khá mới. Cơ quan thuế đang triển khai các giải pháp để thực hiện hướng dẫn cụ thể để quản lý người nộp thuế. Tuy nhiên, một số còn chưa nhận thức đầy đủ, còn lăn tăn, chờ đợi nên chưa thực hiện kê khai.

Sau 2 lần nhắn tin thông báo từ 19 đến 25/6 vừa qua, mới có hơn 1.000 người phản hồi và gần một nửa trong số đó tới cơ quan thuế đăng ký. Theo Cục Thuế Hà Nội, các tổ chức, cá nhân kinh doanh qua mạng nếu tiếp tục không phản hồi, không đăng ký, kê khai thông tin, cơ quan thuế sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để áp dụng biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.

Làm sao cơ quan thuế xác định được chính xác doanh thu của người bán hàng qua mạng? Lãnh đạo Cục thuế Hà Nội cho biết, người nộp thuế phải kê khai, cơ quan thuế là cơ quan giám sát thực hiện. “Trên cơ sở người nộp thuế kê khai, cơ quan thuế sẽ dùng nghiệp vụ điều tra, giám sát... để xác minh”, lãnh đạo thuế Hà Nội nói. Cục Thuế Hà Nội cũng xác định kinh doanh qua mạng dựa trên nền tảng công nghệ nên phải dùng công nghệ để quản lý.

Như việc cơ quan thuế xác định được 13.422 trang mạng, tài khoản mạng xã hội có hoạt động quảng cáo, kinh doanh, trong đó có 1.950 trang đã đăng ký thuế từ trước. Còn tại TPHCM, theo Cục Thuế địa phương này, từ đầu tháng 6 vừa qua, cơ quan thuế cũng gửi tin nhắn tới gần 13.500 chủ tài khoản kinh doanh trên mạng Internet.

Nhưng cũng chỉ hơn 1.000 người kinh doanh trên Facebook liên hệ thực hiện đăng ký kinh doanh, kê khai thuế.Các loại thuế, lệ phí người kinh doanh qua mạng có thể phải nộp bao gồm: Lệ phí môn bài từ 300.000 đến 1 triệu đồng/năm (tùy doanh thu); thuế giá trị gia tăng từ 1% đến 5% trên giá bán (tùy loại hàng hóa, dịch vụ); thuế thu nhập cá nhân từ 0,5% đến 2% (tùy dịch vụ)…(Tienphong)
---------------------

Không dễ với mì ăn liền

Tăng trưởng mảng mì ăn liền trong ngành thực phẩm tiêu dùng nhanh (F&B) liên tục duy trì dưới ngưỡng một con số khiến ngành sản xuất kinh doanh này đã không còn “dễ ăn” như trước. Các DN ngành có ứng phó gì với tình hình này?

Không dễ với mì ăn liền

Ảnh minh họa.

Báo cáo thị trường mì ăn liền của Hiệp hội mì ăn liền Thế giới (WINA) đầu 2017 cho biết năm 2016, ước tính ngành mì Việt Nam đã tiêu thụ 4,9 tỷ gói mì, tức bình quân cứ 1 người sẽ tiêu thụ ước 50-52 gói mì/ năm.

Bão hòa thầm lặng

Nếu xét số lượng tiêu thụ bình quân đầu người/ năm thì con số mì được bán ra khá khiêm tốn. Và theo một nhà sản xuất trong ngành, sẽ dễ khiến những người “ngoài cuộc” kinh doanh mì cho rằng tiềm năng tăng trưởng của thị trường vẫn còn rất lớn bởi sức tiêu thụ vẫn có thể đẩy lên và mục tiêu là mỗi người sẽ sử dụng 1 sản phẩm/ ngày - như mục tiêu của phần lớn các nhà sản xuất mì ăn liền hiện nay.

Nếu quan sát liên tục từ 2014 - 2016 và dự kiến hết cả năm nay, tổng số sản phẩm mì ăn liền tiêu thụ ở thị trường Việt Nam không tăng lên, chỉ dao động quanh mức dưới 5 tỷ gói, gần như đứng yên.

Xem xét kết quả tăng trưởng tiêu thụ của một DN lớn nắm khoảng 1/2 thị phần của ngành là Acecook Việt Nam trong thời gian qua, sẽ thấy rõ hơn điều này.

Theo ông Kajiwara Junichi, TGĐ CTCK Acecook Việt Nam, năm 2016, tăng trưởng doanh thu của Acecook Việt Nam đạt 5%, tất cả các chỉ tiêu hoàn thành 100%. Tuy nhiên, nếu so với mức tăng trưởng 9,6% của toàn ngành F&B (Theo số liệu của Nielsen đến Quý I/2017) thì con số của Acecook vẫn đang khá thấp. Lưu ý rằng nếu xét về số liệu tăng trưởng ngành F&B của cả một giai đoạn từ 2014-2019, bao gồm tăng trưởng của các cửa hàng/ chuỗi bán lẻ thực phẩm - tiêu dùng, báo cáo của Euro Monitor còn cho số liệu lạc quan hơn, tới 19%. Còn báo cáo của BIM thì công bố tăng trưởng doanh thu dự kiến của các DN niêm yết (các DN có quy mô lớn) trong ngành F&B (không bao gồm bất kì DN ngành mì nào trừ Masan Consumer đã có mặt trên sàn chứng khoán) trong giai đoạn 2016 -2018 đã và có thể đạt tới 16,1%/ năm. Nếu vậy, ngành mì ăn liền đang tụt lại.

Ứng phó của các DN: Mỗi nhà một “bí kíp”

Với thị trường không còn “dễ ăn” như vậy, các ông lớn trong mì ăn liền dĩ nhiên không ngồi yên. Bên cạnh hướng đi tiếp tục đẩy mạnh và khai thác tối ưu hơn những sản phẩm bán chạy như mì Hảo Hảo (dòng sản phẩm đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu sản phẩm mì của Acecook) bằng cách ra mắt thêm 2 hương vị mới kết hợp áp dụng các chương trình khuyến mãi.

Một thông tin khác từ TGĐ Acecook Việt Nam, cho thấy Acecook đang nỗ lực để vượt khỏi ra khỏi xu hướng bão hòa của mì ăn liền, đi vào thúc đẩy các dòng sản phẩm sợi mì và miến của DN bao gồm sợi gaoj, sợi miến và mỳ ly. Theo đó, Cty này đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất bún ở miền Bắc, sản xuất ly giấy để cung ứng cho nhà máy sản xuất mỳ ly - dần hoàn thiện chuỗi khép kín cung ứng nguyên vật liệu cho sản phẩm các sản phẩm cốt lõi, một cách giảm chi phí cấu thành giá vốn hàng bán và tăng lợi nhuận biên.

Acecook mặc dù cũng không tổng giá trị vốn đầu tư dây chuyền, thiết bị mới, dù vậy đây vẫn là bước vận động “thức thời” trong giai đoạn mới, nếu không muốn chịu áp lực bị xẻ bớt thị phần.

Trong khi đó, chuyển động về nhân sự điều hành cao cấp ở Masanconsumer với vị trí TGĐ về tay một nhà điều hành F&B từng có thành tựu đóng góp vào giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất các nhóm hàng tiêu dùng, được xem là động thái trực tiếp để DN sở hữu các dòng sản phẩm mì ăn liền phân khúc cao cấp và phổ thông như Omachi và Kokomi có kỳ vọng sớm lại “phong độ” tăng trưởng bền hơn.

Cũng trong cuộc đại chiến ngành mì đang diễn ra khi thị trường ngày càng đông nhà đầu tư mà nhu cầu tiêu thụ vẫn ì ạch, sự “thẳng tay” chi bạo của Uniben cả ở ngân sách marketing - quảng cáo lẫn đầu tư nhà máy, nhân sự để dựng đứng mức tăng trưởng của dòng mì ăn liền 3 miền ở 2 con số và đánh chiếm thị phần khu vực nông thôn là một điểm nhấn đáng lưu ý trong cục diện của ngành tương lai.

Theo chuyên gia tư vấn chiến lược Đỗ Thanh Năm, chưa biết thị phần và vai trò của các DN dẫn đầu ngành mì có “đổi ngôi” sớm hoặc có chuyển động nào khác hay không nhưng ít nhất, với một thị trường kinh doanh không dễ “ăn liền” mà ngày càng trở nên “khó xơi”, các doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải nỗ lực, “động não” trong cạnh tranh, sản xuất, tiếp thị hơn và sau cùng đó luôn là cơ hội tốt hơn cho lựa chọn của người tiêu dùng.(DDDN)
----------------------

Đọ sức kinh doanh 6 tháng đầu năm của 3 “ông lớn” viễn thông

Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2017, các doanh nghiệp trong ngành viễn thông bao gồm: VNPT, Viettel, MobiFone đều thông báo có mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm 2016 từ 10-20% về cả doanh thu và lợi nhuận.

Đọ sức kinh doanh 6 tháng đầu năm của 3 “ông lớn” viễn thông

Ảnh minh họa.

Theo Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2017, doanh thu viễn thông phát sinh ước đạt 213.355 tỷ đồng, bằng 47,41% so với kế hoạch năm 2017.

Tính đến hết tháng 6, số thuê bao 2G khoảng 68,8 triệu, số thuê bao 3G khoảng 54,2 triệu. Điện thoại cố định tiếp tục giảm chậm, tổng số thuê bao điện thoại hơn 130 triệu, trong đó có 7,3 triệu thuê bao cố định. Số lượng thuê bao Internet băng rộng có dây tiếp tục tăng, hiện có hơn 10,11 triệu thuê bao.

Về doanh thu và lợi nhuận của 3 doanh nghiệp viễn thông:

Tập đoàn VNPT đạt lợi nhuận 2.390 tỷ đồng bằng 50,4% kế hoạch năm, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu toàn Tập đoàn đạt 68.000 tỷ đồng bằng 106% so với cùng kỳ.

Tập đoàn Viettel cho biết, doanh thu toàn Tập đoàn Viettel trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 117.714 tỷ đồng, bằng 48,7% kế hoạch năm, lợi nhuận đạt 21.470 tỷ đồng, nộp ngân sách 19.956 tỷ đồng bằng 48,7% kế hoạch năm. Tổng số thuê bao di động trên toàn cầu của Viettel đạt gần 100 triệu thuê bao, thuê bao trong nước đạt hơn 61 triệu, thuê bao nước ngoài hơn 31 triệu.

Tổng công ty viễn thông Mobifone, trong 6 tháng đầu năm doanh thu đạt 21.300 tỷ đồng, đạt 43% kế hoạch năm, tăng 18,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận đạt 2.600 tỷ đồng, bằng 46% kế hoạch năm, nộp ngân sách đạt 2.700 tỷ đồng. (Bizlive)

So sánh doanh thu, lợi nhuận của Viettel, VNPT, MobiFone trong 6 tháng đầu năm (đơn vị: tỷ đồng).   
-----------------------------

Yêu cầu công khai 730 doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết

Yêu cầu công khai 730 doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết

Ảnh minh họa.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa có văn bản yêu cầu Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ công khai danh sách 730 doanh nghiệp cổ phần hóa chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần do mình quản lý yêu cầu doanh nghiệp khẩn trương thực hiện đăng ký giao dịch; niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán khi đủ điều kiện trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 2/2/2017 về đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020.

Bộ Tài chính tiếp tục tổng hợp đầy đủ danh sách các doanh nghiệp đã cổ phần hóa còn lại nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán đến 26/6/2017 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, Bộ Tài chính đã có báo cáo tà soát, tổng hợp các doanh nghiệp chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán còn lại để công bố công khai theo quy đinh.

Theo đó, đến hết Quý II/2017, theo báo cáo tổng hợp từ 17 bộ, 53 địa phương, 84 tập đoàn kinh tế, tổng công ty, Bộ Tài chính cho biết vẫn còn 730 doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký giao dịch hoặc niêm yết trên thị trường chứng khoán.(Bizlive)

Trở về

Bài cùng chuyên mục