tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-08-2016

  • Cập nhật : 10/08/2016

Nguồn cung yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm Việt Nam

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) dự báo nguồn cung tôm nguyên liệu sẽ vẫn thiếu hụt trong nửa cuối năm do ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Do vậy, xuất khẩu tôm cả năm dự báo chỉ đạt khoảng 3 tỷ; tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2015.

Theo Vasep, xuất khẩu tôm Việt Nam quý 2/2016 đạt 732,3 triệu USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Do nguồn cung nguyên liệu khan hiếm nên tăng trưởng XK trong quý 2 thấp hơn so với quý 1. Tuy nhiên, do cả 2 quý đều tăng trưởng dương nên xuất khẩu tôm trong 6 tháng đầu năm nay đạt 1,4 tỷ USD; tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2015.

XK tôm tăng những tháng đầu năm nay là nhờ nhu cầu từ các thị trường chính hồi phục, tồn kho giảm, tỷ giá tiền tệ ổn định hơn và giá tôm thế giới và giá tôm XK có xu hướng tăng.

Năm 2016, ảnh hưởng của El Nino vẫn tiếp diễn gây nắng nóng và hạn hán ở nhiều nơi. Sản lượng tôm nuôi trên thế giới vì thế sẽ ở mức hạn chế. Do vậy, giá tôm thế giới có xu hướng tăng khoảng 10-15% sau khi giảm mạnh năm 2015.

Sáu tháng đầu năm nay, XK tôm chân trắng vẫn chiếm ưu thế với tỷ trọng gần 59% tổng XK tôm Việt Nam; tôm sú đứng thứ hai với 32,9% và tôm biển với 8,4%. Tỷ trọng tôm chân trắng và tôm sú đều tăng 0,2% trong khi tỷ trọng tôm biển giảm 0,4%.

XK các sản phẩm tôm chân trắng tăng 5,2% đạt gần 794 triệu USD; XK các sản phẩm tôm sú tăng 5,3% đạt 444,5 triệu USD trong khi XK các sản phẩm tôm biển khác giảm 0,5% đạt trên 113 triệu USD.

Tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã HS03) là sản phẩm mang lại giá trị XK cao nhất với 431,6 triệu USD; tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong số các sản phẩm tôm XK, tôm sú chế biến khác (mã HS 16) tăng trưởng mạnh nhất 24%. Ngược lại, tôm loại khác chế biến đóng hộp (mã HS 16) giảm mạnh nhất 55,9% tuy nhiên giá trị XK mặt hàng này không nhiều chỉ với 1,7 triệu USD. Trong quý 2/2016, Việt Nam XK tôm sang 75 thị trường; giảm so với 81 thị trường của cùng kỳ năm 2015.

Theo Vasep, top 10 thị trường nhập khẩu chính gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, ASEAN, Đài Loan và Thụy Sỹ; chiếm 95% tổng XK tôm của cả nước.

Trong top 5 thị trường lớn nhất duy nhất XK Nhật Bản giảm 8,8%; XK sang các thị trường khác đều tăng. Trong đó XK sang Trung Quốc tăng mạnh nhất 41,8%; tiếp đó sang Mỹ tăng 13,8%, EU tăng 6,5% và Hàn Quốc tăng 6%. XK sang các thị trường có doanh số thấp hơn đều giảm: Canada (-21,8%), Australia (-9%), ASEAN (-1,5%), Đài Loan (-29,4%), Thụy Sỹ (-18,9%)…

Sau khi giảm mạnh trong năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Mỹ những tháng đầu năm nay khá suôn sẻ. Tiếp nối đà tăng trưởng của QI/2016, XK trong QII/2016 tăng 0,4% đạt 147 triệu USD. 6 tháng đầu năm nay, XK sang thị trường này đạt gần 299 triệu USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2015.


Shopee gia nhập thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Sau quá trình hoạt động thử nghiệm, Shopee đã chính thức ra mắt thị trường Việt vào ngày 8/8 vừa qua.

Shopee là một sản phẩm từ công ty Garena - nhà cung cấp nền tảng Internet hàng đầu tại Singapore.Ứng dụng này cho phép người dùng Việt Nam thực hiện mua bán trên điện thoại di động chỉ trong 30 giây, hỗ trợ người mua nhắn tin cho người bán để được tư vấn, trả giá và giao dịch nhanh chóng. Ngoài ra, Shopee còn tổ chức các khóa huấn luyện bán hàng cho chủ cửa hàng trên ứng dụng, một hình thức kiến tạo cộng đồng độc đáo với sàn thương mại điện tử.

dai dien shopee viet nam gioi thieu ung dung trong su kien ra mat vao ngay 8/8.

Đại diện Shopee Việt Nam giới thiệu ứng dụng trong sự kiện ra mắt vào ngày 8/8.

Hiện tại, nhược điểm của Shopee là chi phí vận chuyển hàng còn khá cao so với các trang thương mại điện tử khác và phần lớn giao dịch thực hiện bằng tiền mặt bằng phương thức thu hộ (COD).

Ông Pine Kyaw - Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam cho biết ứng dụng không thu phí đăng ký hoặc hoa hồng. Công ty mẹ Garena đang có hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử thành công và sử dụng một phần lợi nhuận trang trải cho hoạt động của Shopee tại Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Đài Loan hơn một năm nay.

Ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc Vận hành và Tài chính Shopee Việt Nam nhấn mạnh mục tiêu hiện tại của Shopee là mở rộng mạng lưới, còn chuyện thu phí người dùng hiện tại chưa phải là tiêu chí chính của công ty.

Theo WeAreSocial, tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam sẽ tăng từ 45% lên 75% dân số vào năm 2020, tạo nền tảng phát triển cho thương mại điện tử với lượng người dùng từ 32% lên 43%. Bên cạnh đó, nguồn dân số trẻ và xu hướng sử dụng thiết bị di động phổ biến cũng là điều kiện thuận lợi kích thích nhu cầu mua sắm trực tuyến trong thời gian tới.


Đức tiêu thụ mạnh cà phê Việt

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, xuất khẩu cà phê bảy tháng đầu năm đạt hơn 1 triệu tấn với giá trị 2 tỉ USD.
Con số này tăng 38% về khối lượng và tăng 18% về giá trị so với cùng kỳ. Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 15,5% và 13%.
 
Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam dự báo sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2016-2017 giảm đến 20%-25% do hạn hán. Bên cạnh đó lượng cà phê lưu kho của Việt Nam đã giảm xuống mức 10%, so với mức 20% cùng kỳ năm ngoái.
 
Thị trường cà phê trong nước biến động tăng trong tháng 7 vừa qua. Cụ thể so với cuối tháng trước, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng 800-900 đồng/kg. Dự báo giá cà phê sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong vài tháng tới do nguồn cung thiếu hụt.

Xuất nhập khẩu của Trung Quốc đáng thất vọng cho thấy nhu cầu trong nước ảm đạm

Xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc giảm hơn dự kiến trong tháng 7, một sự khởi đầu khó khăn của quý III, chỉ ra nhu cầu toàn cầu tiếp tục suy yếu và ảnh hưởng của quyết định Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.
Nhập khẩu giảm 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2 và nhu cầu trong nước của Trung Quốc sụt giảm mặc dù một loạt các biện pháp được đưa ra để kích thích tăng trưởng kinh tế.
"Tôi nghĩ sự sụt giảm nhập khẩu là chủ yếu từ phía cầu," nhà kinh tế Ma Tiểu Bình thuộc Ngân hàng HSBC tại Bắc Kinh cho biết.
Chính phủ nỗ lực cắt giảm công suất dư thừa có thể tác động lớn hơn đến nhu cầu trong những quý tiếp theo.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu giảm 4,4%/năm và cho biết thêm rằng dự kiến áp lực của xuất khẩu có thể sẽ bắt đầu giảm trong tháng 10.
Thặng dư thương mại trị giá 52,31 tỷ USD trong tháng 7, lớn nhất kể từ tháng 1, so với 48,11 tỷ USD của tháng 6
Nhập khẩu của Trung Quốc hiện nay đã giảm trong 21 tháng liên tiếp, trong khi xuất khẩu đã giảm 12 trong 13 tháng kéo tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong một phần tư thế kỷ.
"Hoạt động sản xuất mạnh mẽ hơn giữa nhiều đối tác thương mại chính của Trung Quốc cho đến nay đã thất bại trong việc nâng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu," nhà kinh tế Julian Evans-Pritchard tại Capital Economics cho biết trong một ghi chú. "Tăng trưởng xuất khẩu của nước này có thể sụt giảm trong một thời gian."
Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters dự báo thương mại tiếp tục suy yếu nhưng có một số dấu hiệu cho thấy sản xuất tăng cho nhóm hàng tiêu dùng do đơn đặt hàng tăng trong mùa mua sắm cao điểm vào cuối năm.
Dự báo kim ngạch xuất khẩu tháng 7 giảm 3%, so với mức giảm 4,8% trong tháng 6, trong khi nhập khẩu dự kiến giảm 7%, sau giảm 8,4% trong tháng 6.
Xuất khẩu của Trung Quốc không gây được ấn tượng mặc xuất khẩu thép và sản phẩm dầu vẫn mạnh mẽ. Trung Quốc đã bị chỉ trích từ các đối tác thương mại cáo buộc bán phá giá sản phẩm công nghiệp dư thừa trong thị trường toàn cầu.
Xuất khẩu sang Mỹ - thị trường hàng đầu của Trung Quốc - giảm 2,0% trong tháng 7, trong khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu - thị trường lớn thứ hai - giảm 3,2%.
Xuất khẩu sang EU giảm dã đã được kiểm soát chặt chẽ trong tháng 6, các nhà kinh tế tại ngân hàng ANZ dự báo Brexit sẽ gây áp lực lên xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Âu trong những tháng tới.
Trong khi đó, nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ đã giảm 23,2 % trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức giảm 12,7% trong tháng 6.
Đồng nhân dân tệ giảm hơn 6% so với đồng đô la trong năm ngoái chỉ hỗ trợ rất ít để giúp cho các nhà xuất khẩu của Trung Quốc trong việc đối mặt với nhu cầu toàn cầu ảm đạm kéo dài và giá cả hàng hóa yếu.
Xuất khẩu của Trung Quốc trong bảy tháng đầu năm giảm 7,4%, trong khi nhập khẩu giảm 10,5%.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt 6,7% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái, do chính phủ tăng chi tiêu vào cơ sở hạ tầng và sự bùng nổ nhà ở thúc đẩy hoạt động xây dựng và nhu cầu vật liệu từ xi măng, kính và thép. 
Khối lượng nhập khẩu quặng sắt tăng 8,1% trong bảy tháng đầu năm nay, nhưng cuộc khảo sát hoạt động sản xuất tuần trước cho thấy nhu cầu trong nước và đơn hàng xuất khẩu ảm đạm trong tháng 7, trong khi lũ lụt lớn ở một số khu vực làm gián đoạn kinh doanh.

Trong khi đó đã có tín hiệu về việc Trung Quốc sẵn sàng cắt giảm lãi suất hoặc dự trữ bắt buộc của các ngân hàng một lần nữa trong năm nay, hầu hết các nhà phân tích đồng ý nên tập trung vào cải cách cơ cấu.( VITIC/Reuters)


Trở về

Bài cùng chuyên mục