tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-08-2016

  • Cập nhật : 06/08/2016

Một đại gia BĐS Hà Nội thâu tóm dự án trên 7000 tỷ đồng ở Thủ Thiêm

Công ty Quốc Lộc Phát, một cái tên còn khá lạ lẫm trong giới địa ốc Tp.HCM vừa được chọn lựa là nhà đầu tư dự án khu phức hợp Sóng Việt tại Thủ Thiêm, nhưng đằng sau Quốc Lộc Phát lại là một đại gia đến từ Hà Nội.

Theo Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án Khu phức hợp Sóng Việt tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm vừa được UBND TP.HCM ban hành, Công ty CP Quốc Lộc Phát đã chính thức trở thành nhà đầu tư dự án hơn 7.200 tỷ đồng này.

UBND TP.HCM, cho biết đến thời điểm hiện tại, Công ty Quốc Lộc Phát là nhà đầu tư duy nhất đề xuất dự án khu phức hợp Sóng Việt có cam kết sẽ thực hiện theo đúng mục tiêu và các chỉ tiêu quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 của khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Song song đó, Quốc Lộc Phát cam kết xây dựng hoàn chỉnh đường giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật không chỉ trên 4 lô đất mà còn bên ngoài dự án; bảo đảm kết nối hạ tầng đồng bộ với các công trình cầu Thủ Thiêm 2, đại lộ vòng cung, quảng trường trung tâm... đang được triển khai xây dựng.

Công ty Quốc Lộc Phát đã chứng minh bảo đảm năng lực tài chính (đáp ứng vốn chủ sở hữu cao hơn 20% tổng vốn đầu tư đăng ký của dự án) và có khả năng thu xếp vốn để thực hiện dự án.

Trước đó, vào tháng 4/2015, UBND TP.HCM đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương được chỉ định Công ty CP Quốc Lộc Phát là nhà đầu tư Dự án Khu phức hợp Sóng Việt – dự án đầu tư có sử dụng đất tại khu chức năng số 1 trong Thủ Thiêm.

Theo tìm hiểu, một trong những lý do mà UBND TP.HCM đưa ra để xin chủ trương chỉ định nhà đầu tư là không có nhà đầu tư khác quan tâm đến dự án này. Trong đó, khi phí thẩm định hồ sơ yêu cầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư là 200 triệu đồng do Công ty CP Quốc Lộc Phát chi trả. Gói thầu tư vấn đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có giá 400 triệu đồng, cũng do Công ty CP Quốc Lộc Phát chi trả.

Dự án này sẽ được đầu tư tại khu chức năng số 1 nằm cạnh sông Sài Gòn, đối diện bến Bạch Đằng. Theo kế hoạch, nhà đầu tư sẽ khởi công dự án trong năm 2016 này. Được biết, để thực hiện Dự án Khu phức hợp Sóng Việt, Quốc Lộc Phát cam kết thực hiện ký quỹ (100 tỷ đồng) và đóng tiền đất một lần cho toàn bộ 4 lô đất.

Theo một nguồn tin từ Ban Quản lý Khu đô thị Thủ Thiêm, Công ty Quốc Lộc Phát là một doanh nghiệp mới thành lập tại TPHCM với sự tham gia góp vốn của một số doanh nghiệp từng triển khai một số dự án bất động sản lớn trên cả nước.

Cái tên Quốc Lộc Phát có thể nói là khá mới so với nhiều "ông lớn" địa ốc đang đầu tư tại Thủ Thiêm. Thực tế, từ hồ sơ đăng ký kinh doanh cho thấy doanh nghiệp này cũng mới bắt đầu hoạt động kinh doanh từ tháng 9/2014, thông tin về công ty trên các hệ thống dự liệu và mạng internet rất ít.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty CP Quốc Lộc Phát có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, địa chỉ trụ sở chính tại số 19, đường 31B, khu phố 5, phường An Phú, quận 2, TP.HCM. Người đại diện pháp luật là ông Phạm Quang Hưng, có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

Công ty có 4 cổ đông sáng lập, gồm 1 tổ chức và 3 cá nhân. Trong đó, cổ đông lớn nhất là Công ty CP Đầu tư xây dựng Hải Đăng có địa chỉ tại ngõ 29 Láng Hạ, phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội với 60 triệu cổ phần, giá trị cổ phần 600 tỷ đồng, chiếm 40%. Ông Phạm Quang Hưng là cổ đông có số cổ phần lớn thứ hai, nắm giữ 45 triệu cổ phần với giá trị 450 tỷ đồng (chiếm 30%).

Được biết, Công ty CP Đầu tư xây dựng Hải Đăng được thành lập năm 1997 với tên gọi Công ty TNHH Xây dựng công trình Hải Đăng. Giai đoạn 2003 - 2010 doanh nghiệp này chuyển sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Trong đó, vào năm 2007, thành lập Công ty TNHH Liên doanh 167 Việt Nam với Công ty Rockingham Asset Management, LLC của Hoa Kỳ, vốn điều lệ 576 tỷ đồng để đầu tư dự án Quần thể sân golf, khách sạn 5 sao, khu nghĩ dưỡng cao cấp Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Năm 2007 -2008 công ty đã khởi công xây dựng khu nhà ở thấp tầng tại ngõ 29 láng Hạ. Đến năm 2011, chuyển đổi mô hình sang công ty cổ phần với tên gọi Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Hải Đăng tăng vốn điều lệ thành 630 tỷ đồng để đầu tư vào nhiều dự án bất động sản với quy mô lớn. Doanh nghiệp này còn có một công ty con chuyên thực hiện các dự án BĐS là công ty địa ốc Hải Đăng.

Các dự án của "đại gia" này không chỉ ở Hà Nội mà trải khắp một số tỉnh thành trong cả nước như Hà Nam, Quảng Ninh, TP. HCM. Tiêu biểu có thể kể đến các dự án Khu nhà ở cao tầng và trung tâm thương mại số 29 Láng Hạ, Khu nhà ở cao cấp và trung tâm thương mại số 1 Quốc Tử Giám, Dự án Khu đô thị mới hiện đại phía đông Hòn Cặp Bè - Quảng Ninh, Khu quần thể nhà ở, trung tâm thương mại, sân gold và các tiện ích tại Vân Đồn - Quảng Ninh, và HD Mon City…(CafeF)

Xuất khẩu thiếc tinh luyện của Indonesia giảm 48% trong tháng 7

Indonesia – nước xuất khẩu thiếc lớn nhất thế giới - đã xuất khẩu 3.313,05 tấn thiếc tinh luyện trong tháng 7, giảm 57% so với tháng trước đó, và giảm 48% so với một năm trước đó, theo số liệu của Bộ Thương mại nước này.
Năm 2015, Indonesia đã xuất khẩu 7.651,84 tấn thiếc trong tháng 6 và 6.329,92 tấn trong tháng 7.

“Ông lớn” xi măng LafargeHolcim rút khỏi Việt Nam, “bỏ túi” 890 triệu USD

Tập đoàn LafargeHolcim vừa ra thông báo bán toàn bộ 65% cổ phần tại liên doanh ở Việt Nam cho một doanh nghiệp Thái Lan với giá 890 triệu USD.

Tập đoàn LafargeHolcim vừa ký một thỏa thuận bán toàn bộ 65% cổ phần của mình tại liên doanh LafargeHolcim Việt Nam cho công ty sản xuất xi măng của Thái Lan Siam City (SCCC) với giá 867 triệu franc Thụy Sỹ, tương đương 890 triệu USD.

Trong một thông cáo phát ngày 4/8, LafargeHolcim cho biết thỏa thuận này sẽ cần được các cơ quan quản lý và cổ đông thông qua, và dự định hoàn thành vào quý IV năm nay.

Được thành lập năm 1994, Holcim Việt Nam có tổng vốn đầu tư ban đầu là 233,8 triệu USD (gồm cả nhà máy điện). Vốn đầu tư sau khi quyết toán là 441 triệu USD, trong đó Tập đoàn Holcim góp 65% vốn, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) nắm giữ 35% cổ phần còn lại.

Vào cuối năm ngoái, Công ty TNHH Holcim Việt Nam, thành viên của tập đoàn Holcim (Thụy Sỹ), và Công ty TNHH Lafarge Việt Nam, thuộc Tập đoàn Lafarge (Pháp) đã chính thức sáp nhập sau khi hai tập đoàn mẹ về chung “một nhà”.

Với việc sáp nhập này, LafargeHolcim trở thành nhà sản xuất xi măng có vốn ngoại lớn nhất Việt Nam, với tổng công suất xi măng lên đến 6,3 triệu tấn, vượt lên trên cả Nghi Sơn và Phúc Sơn.

Trong thông cáo, LafargeHolcim không nói rõ lý do rút khỏi Việt Nam sau 22 năm có mặt tại thị trường này.

Tuy nhiên, theo thông tin báo chí, việc “bán mình” nằm trong kế hoạch tái cơ cấu các hoạt động nước ngoài của tập đoàn này, nhất là khi công suất xi măng ở Việt Nam đã dư thừa, khiến ngành công nghiệp này không còn thuận lợi như trước.

Theo Bộ Xây dựng, tổng công suất thiết kế toàn ngành hiện vào khoảng 81,56 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ xi măng ước đạt 75-77 triệu tấn trong năm 2016, tăng 4-7% so với năm 2015, trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 59-60 triệu tấn, xuất khẩu 16-17 triệu tấn.

SCCC là doanh nghiệp sản xuất xi măng lớn thứ 2 ở Thái Lan, với doanh thu đạt 908 triệu USD năm 2015. Được thành lập năm 1969, công ty này đã vươn mình sang Indonesia, Campuchia, Bangladesh và Sri Lanka.(Bizlive)

Vietinbank sẽ thoái vốn tại Cảng Sài Gòn và Cảng Hải Phòng

Thương vụ thoái vốn này sẽ được tư vấn giá bán và phương thức chuyển nhượng thông qua Vietinbank Sc. Việc thực hiện thoái vốn sắp tới của Vietinbank tại các cảng biển này sẽ giúp ngân hàng thu hồi khoản vốn góp mà thực chất là nợ cấn trừ với Vinalines trước đây.

Theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thoái vốn ngoài ngành, HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, mã CTG-HoSE) đã quyết định thoái vốn đầu tư tại Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng (PHP-UPCoM) và Công ty cổ phần cảng Sài Gòn (SGP).

Để triển khai việc thoái vốn, VietinBank đã thông qua Hợp đồng tư vấn thoái vốn và Hợp đồng ủy quyền đặt lệnh giao dịch với Công ty cồ phần Chứng khoán NHCTVN (Vietinbank Sc, CTS).

Mới đây, vào ngày 4/8, phía VietinbankSc cũng đã thống nhất việc Ký kết Hợp đồng tư vấn giá bán và phương thức chuyển nhượng khoản đầu tư tài chinh của Vietinbank tại hai doanh nghiệp cảng biển trên.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 của Cảng Sài Gòn, cả hai cổ đông chiến lược của SGP khi cảng này cổ phần hóa gồm VPBank và Vietinbank đều xin thoái toàn bộ vốn. Theo quy định, nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng cổ phần mua trong thời hạn tối thiểu 5 năm. Nhưng với sự chấp thuận của ĐHĐCĐ, hai ngân hàng này sẽ được chuyển nhượng trước thời hạn. Cảng Sài gòn được cổ phần hóa vào giữa năm 2015, Vinalines vẫn nắm giữ 64% vốn. Cùng với Vingroup, hai ngân hàng cùng tham gia mua và trở thành cổ đông chiến lược của doanh nghiệp cảng biển này. Còn đối với Cảng Hải Phòng, Vinalines đã bán lại gần 7 triệu cổ phần cho Vietinbank vào cuối năm 2015 nhằm mục đích tái cơ cấu nguồn vốn đầu tư.

Đối với Vinalines, số nợ Vietinbank tại Tổng công ty còn hơn 2.300 tỷ đồng. Với sự chấp thuận của NHNN về chủ trương cho VietinBank đổi nợ thành vốn góp, ngân hàng này đã nắm giữ vốn góp tại nhiều cảng biển trực thuộc Vinalines. Việc thực hiện thoái vốn sắp tới của Vietinbank tại các cảng biển này sẽ giúp ngân hàng thu hồi khoản vốn góp mà thực chất là nợ cấn trừ trước đây.(NHD)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục