tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-06-2016

  • Cập nhật : 06/06/2016

Kinh tế Việt Nam quý II/2016 đã vượt khỏi vòng nguy hiểm

kinh te viet nam quy ii/2016 da vuot khoi vong nguy hiem

Kinh tế Việt Nam quý II/2016 đã vượt khỏi vòng nguy hiểm


Mặc dù tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm xuống mức đáng thất vọng trong quý I/2016 – đạt 5,6% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đến quý II/2016, kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục mạnh mẽ.

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế mới được HSBC công bố, số liệu tháng 5 cho thấy GDP tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước trong quý II/2016. Các chuyên gia HSBC giữ nguyên dự báo GDP cho năm 2016 ở mức 6,3%. Những dữ liệu gần đây một lần nữa minh chứng kinh tế Việt Nam đã vượt khỏi vòng nguy hiểm.

Trái ngược với chỉ số PMI suy yếu của cả khu vực, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng PMI vẫn liên tục tăng trong tháng Năm và đạt mốc cao nhất trong 10 tháng trở lại đây – 52,7 điểm. Số lượng đơn hàng mới tăng mạnh, cho thấy hoạt động sản xuất vẫn có thể tiếp tục phát triển trong tháng Sáu.

Trong khi đó, cả sản xuất công nghiệp lẫn xuất khẩu vẫn đang không ngừng gia tăng trong quý II/2016. Tác động dai dẳng của hiện tượng thời tiết El Niño vẫn sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp, nhưng HSBC kỳ vọng sản lượng nhóm ngành sản xuất và dịch vụ phát triển mạnh sẽ giúp GDP quý II/2016 tăng từ 5,6% trong quý I lên 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Chúng tôi vẫn giữ nguyên dự báo GDP cả năm 2016 ở mức 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

HSBC đưa ra giải pháp trung hạn về vấn đề cải cách tài chính : Mở rộng cơ sở lợi nhuận, điều chỉnh phương pháp kế toán phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Theo đó, các biện pháp hành chính nhằm hạn chế trốn thuế, công bố các trường hợp gian lận thuế và đơn giản hoá quá trình hoàn thuế VAT có thể giúp thu hẹp khoảng cách do cắt giảm thuế trên nhiều lĩnh vực.

Bên cạnh đó, cần điều chỉnh phương pháp kế toán phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế bởi cách làm này sẽ tạo điều kiện dễ dàng so sánh xuyên quốc gia. Truyền thông tài chính được cải thiện có thể giúp nâng cao nhận thức thị trường và gia tăng trách nhiệm cùng khả năng quản lý...


Nhà máy đường Bình Định có nguy cơ đóng cửa vì nợ

Hàng trăm lao động có nguy cơ mất việc vì Công ty CP Đường Bình Định (BISUCO) nợ nần kéo dài và không có tiền tu sửa máy móc thiết bị nhà máy.

Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần Đường Bình Định (BISUCO) vừa gửi văn bản phản ánh đến cơ quan chức năng về doanh nghiệp nợ lương, bảo hiểm khiến tập thể người lao động có nguy cơ thất nghiệp.

Văn bản nêu rõ "doanh nghiệp chưa có kế hoạch công việc thời gian tới, không có tiền tu sửa máy móc thiết bị”. Hiện Công ty này đang nợ 1,5 tỷ đồng tiền lương, hơn 2 tỷ tiền BHXH của người lao động và khoảng 1 tỷ đồng tiền thu mua mía của nông dân.

cong ty cp duong binh dinh. anh tu lieu.

Công ty CP Đường Bình Định. Ảnh tư liệu.

Trao đổi với chúng tôi, chiều ngày 5/6, ông Trần Châu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, sau nhiều lần làm việc, doanh nghiệp này mới trả 16 tỷ đồng tiền mua mía của nông dân Bình Định. Hiện BISUCO không chỉ nợ lương, bảo hiểm người lao động mà còn nợ tiền mua mía của nông dân tỉnh Gia Lai và một số công trình xây dựng cơ bản.

Năm 2006, hơn 90% cổ phần của BISUCO đã được Tập đoàn Anagar Juna (Ấn Độ) mua lại. Ba năm qua, doanh nghiệp này thường xuyên nợ tiền thu mía của nông dân.

Lãnh đạo BISUCO từng giải thích, sở dĩ nợ tiền mua mía của người dân và nợ lương, bảo hiểm người lao động kéo dài là do họ dồn vốn đầu tư nhà máy quy mô lớn ở Campuchia bị thua lỗ nặng, giá sản phẩm đường giảm mạnh, các ngân hàng không cho vay thêm tiền...

Năm 2014, Bình Định từng gửi văn bản kiến nghị Bộ Ngoại giao làm việc với Đại sứ quán Ấn Độ và Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP HCM bàn giải pháp giải quyết tình hình nợ của Tập đoàn Anagar Juna với người dân trồng mía nhưng đến nay vẫn chưa xử lý "khoản nợ" dứt điểm.

Do kinh tế khó khăn, thời gian qua, có thực tế là nhà máy từng thu mua mía của nông dân các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên không thanh toán tiền mặt cho bà con nông dân mà trả họ bằng...đường.


Bộ TT&TT báo cáo Thủ tướng cho MobiFone vận dụng cơ chế tiền lương như Viettel

Bộ TT&TT đã hoàn thiện các thủ tục xác định giá trị doanh nghiệp và triển khai các bước công việc tiếp theo của kế hoạch cổ phần hóa MobiFone. Bộ TT&TT cũng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đề xuất vận dụng cơ chế tiền lương của Viettel cho MobiFone.

Báo cáo công tác tháng 5 của Bộ TT&TT cho biết, Bộ TT&TT đã hoàn thiện các thủ tục xác định giá trị doanh nghiệp và triển khai các bước công việc tiếp theo của kế hoạch cổ phần hóa Tổng công ty Viễn thôngMobiFone. Bộ TT&TT cũng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đề xuất vận dụng cơ chế tiền lương của Viettel cho MobiFone.

Cơ chế tiền lương đặc thù của Viettel được áp dụng từ tháng 1/1/2011 theo Nghị định 65/2011/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) giai đoạn 2011-2013.

Theo Nghị định này, Quỹ tiền lương thực hiện hàng năm của Viettel được xác định trên cơ sở đơn giá tiền lương và chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương thực tế thực hiện. Trường hợp Viettel không bảo đảm chỉ tiêu lợi nhuận và năng suất lao động theo quy định trên thì phải giảm trừ quỹ tiền lương để bảo đảm các điều kiện theo quy định.

Căn cứ quỹ tiền lương thực hiện, Viettel có trách nhiệm xây dựng quy chế trả lương đối với người lao động bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, gắn tiền lương với mức độ hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, khuyến khích được người lao động có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng suất lao động cao, đóng góp nhiều cho Viettel.

Nghị định quy định rõ, khi xây dựng quy chế trả lương, Viettel phải lấy ý kiến Ban Chấp hành công đoàn của Tập đoàn, báo cáo Bộ Quốc phòng có ý kiến trước khi thực hiện và phổ biến đến từng người lao động.

Tại Hội nghị Triển khai Nhiệm vụ Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước 2014 - 2015 diễn ra ngày 18/2/2014, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel cho rằng: "Tái cấu trúc ngoài việc thay đổi chiến lược kinh doanh thì cơ chế vận hành cũng hết sức quan trọng. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu một cơ chế mang tính đột phá để doanh nghiệp Nhà nước phát triển, đặc biệt là cơ chế lương. Hiện tại, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước đều phải tuân theo cơ chế thị trường nhưng lương lại không theo. Chính phủ có thể cân nhắc phương án thưởng cho cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước trên tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận sau thuế".

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Viettel có năng suất lao động đạt tới 6,5 tỷ đồng/người/năm. Từ khi áp dụng cơ chế tiền lương mới, doanh thu bình quân mỗi năm tăng gần 20% nhưng số lượng nhân sự không tăng. Viettel đang thực hiện cơ chế khoán lương trên doanh thu trừ chi phí trước lương; khoán 50% quỹ lương dựa trên giá trị tăng thêm nhằm khuyến khích các đơn vị, chi nhánh hạch toán phụ thuộc phải liên tục tạo ra giá trị mới. Viettel cũng đang xin Chính phủ cho áp dụng cơ chế khoán về nghiên cứu theo sản phẩm cuối cùng và tăng cường tự động hóa bằng các công cụ CNTT để tăng năng suất lao động.

Đánh giá nguyên nhân phát triển vũ bão của Viettel trong thời gian qua từ doanh nghiệp nhỏ bé với số vốn ban đầu chỉ 3,4 tỷ đồng, nhưng sau hơn 10 năm Viettel đã đứng số 1 tại Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi QuangVinh cho rằng do Viettel đã chủ động sử dụng nguồn nhân lực tốt.

“Viettel đã dùng người tài, loại người kém. Đây là điều cơ bản nhất để làm được một Viettel hôm nay… Khoán quỹ lương là mấu chốt để Viettel sử dụng người tài. Vì vậy, tôi đề nghị chính thức khoán quỹ lương cho Viettel để tập đoàn này chủ động thu hút đào tạo sử dụng người một cách hiệu quả nhất”, ông Bùi Quang Vinh nói.

Từ năm 2014, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục đồng ý cho phép Viettel tiếp tục thực hiện cơ chế khoán quỹ lương, tự chủ về tiền lương nhằm thu hút và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hiện Viettel là doanh nghiệp có mức thu nhập cao nhất trong tất cả các doanh nghiệp viễn thông. Trong thời gian qua, nhiều nhân lực của VNPT, FPT, CMC, Bkav… thậm chí từ các tập đoàn công nghệ nước ngoài như Samsung, Toshiba… đã đầu quân cho Viettel

Khi VNPT và MobiFone bắt đầu thực hiện tái cơ cấu, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son từng phát biểu: Khi VNPT và MobiFone kinh doanh đạt hiệu quả hơn nữa, Bộ TT&TT sẽ nghiên cứu trình Chính phủ cho 2 doanh nghiệp này được hưởng cơ chế tiền lương đặc thù như Viettel, điều này nhằm tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp viễn thông trong ngành.


Tự do hóa giao dịch vốn tại Việt Nam: Lộ trình thận trọng

Một nội dung đáng chú ý tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2016 vừa diễn ra là Chính phủ thảo luận về Đề án định hướng lộ trình tự do hóa giao dịch vốn tại Việt Nam.

Trả lời báo chí ngay sau phiên họp, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết NHNN đã phối hợp rất chặt chẽ với các bộ liên quan xây dựng đề án. Thực hiện kết luận của Thủ tướng và ý kiến các thành viên Chính phủ, NHNN đang hoàn thiện một số nội dung để trình lại Chính phủ.

Tự do hóa giao dịch vốn là sự dỡ bỏ các quy định hạn chế dòng vốn, nhưng không loại bỏ các biện pháp hạn chế tạm thời trong những hoàn cảnh đặc biệt khi mà việc duy trì các biện pháp thận trọng là cần thiết để bảo đảm ổn định hệ thống tài chính và an ninh quốc gia.

Phần lớn đã tự do hóa

Theo NHNN, tham chiếu bảng chấm điểm về tự do hóa tài khoản vốn do các thành viên ASEAN đưa ra và chỉ số hội nhập tài chính (KAOPEN), Việt Nam được xếp vào nhóm tự hóa cao trong khu vực, tương đương với Thái Lan. Dòng vốn vào Việt Nam phần lớn đã được tự do hóa.

Các quy định về quản lý dòng vốn tại Việt Nam đã và đang hướng theo lộ trình tự do hóa các dòng vốn, tuy nhiên vẫn bảo đảm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này thể hiện ở việc mở cửa dòng vốn một cách thận trọng hướng tới tăng trưởng bền vững và hạn chế rủi ro. Đồng thời gỡ bỏ dần các quy định hành chính hạn chế sự luân chuyển dòng vốn, tăng cường sử dụng các biện pháp giám sát an toàn vĩ mô hơn là các biện pháp kiểm soát hành chính với dòng vốn.

Mặt khác, thực tế những năm qua cũng cho thấy, mặc dù NHNN và các bộ ngành đã nỗ lực điều chỉnh các chính sách tiền tệ, tỷ giá và các chính sách vĩ mô khác, song mức độ mở cửa dòng vốn lớn đã tạo ra những bất ổn nhất định trong một vài giai đoạn như biến động dòng vốn ngắn hạn lớn, thặng dư cán cân vốn và tài chính chưa bền vững.

Theo NHNN, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong nước, đồng thời các chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong trung hạn còn phụ thuộc vào định hướng mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, việc tự do hóa giao dịch vốn cần tiếp tục duy trì theo hướng thận trọng, có chọn lọc, song song với việc xây dựng, phát triển thị trường tài chính, tiền tệ, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo tiền đề cho việc tiến tới tự do hóa hoàn toàn khi đáp ứng đủ điều kiện.

Được biết, Đề án được NHNN xây dựng theo hướng giảm thiểu các biện pháp can thiệp hành chính, chuyển sang áp dụng các biện pháp kinh tế tác động vào lợi ích của các chủ thể để điều chỉnh dòng vốn như chính sách thuế, lãi suất và tăng cường hiệu quả các hiệu quả các giám sát an toàn vĩ mô…

Cần nhiều điều kiện tiền đề

Theo các lý thuyết kinh tế, tự do hóa tài chính nói chung và tự do hóa các giao dịch vốn nói riêng mang lại nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế cũng như hệ thống tài chính của một quốc gia.

Cụ thể là tác động tích cực đến thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tri thức qua biên giới quốc gia, góp phần tạo môi trường đầu tư minh bạch, linh hoạt và hiệu quả hơn, gián tiếp cải thiện hoạt động kinh tế vĩ mô thông qua sự dịch chuyển hiệu quả các dòng vốn.

Tuy nhiên, tự do hóa giao dịch vốn cũng có thể mang lại những tác động tiêu cực khi các điều kiện tiền đề để tự do hóa chưa được bảo đảm, ví dụ như như có thể gắn với những rủi ro kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng tín dụng đột ngột làm gia tăng tỷ giá thực, tạo ra áp lực lạm phát và các hệ lụy kèm theo. Tự do hóa giao dịch vốn cũng có thể gây bất ổn hệ thống tài chính qua việc làm tăng giá tài sản trong nền kinh tế. Cùng với đó là rủi ro đảo chiều dòng vốn đột ngột.

Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy để chuẩn bị cho tự do hóa giao dịch vốn, cần xây dựng lộ trình phù hợp với mục tiêu chính sách và thực trạng phát triển của nền kinh tế, đồng thời khuôn khổ các chính sách vĩ mô phải hướng tới sự đồng bộ và hiệu quả, khung pháp lý phải minh bạch và có hệ thống thông tin giám sát kịp thời.

Cùng với đó là các điều kiện tiền đề về nền tảng kinh tế vĩ mô, về khả năng phòng vệ trước các rủi ro biến động dòng vốn, điều kiện về mức độ phát triển hệ thống ngân hàng, tài chính, điều kiện về năng lực quản lý và điều kiện về hệ thống thông tin.


Tiền và quyền thuộc về người già Nhật Bản

Hiện ở Nhật Bản có tới 62.000 người trên 100 tuổi. Tỷ lệ người trên 65 tuổi trong tổng dân số Nhật Bản cao hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác.

Người Nhật Bản vẫn nổi tiếng sống lâu. Cùng với tỷ lệ sinh suy giảm, tốc độ già hóa dân số của đất nước mặt trời mọc đã lên đến mức đáng báo động.

Với cơ cấu dân số như vậy, người già ngày càng nắm nhiều quyền hơn trong xã hội Nhật Bản xét cả về mặt chính trị và kinh tế.

Ngày 10/7 tới ở Nhật Bản sẽ diễn ra cuộc bầu cử Thượng viện và độ tuổi trung bình của các cử tri tham gia bầu cử lên tới 50 – 54 tuổi.

Phần lớn số tiền tiết kiệm của nước này nằm trong tay nhóm người từ 65 tuổi trở lên. Năm ngoái, một nhà làm luật đã chua xót nói rằng cắt trợ cấp dưỡng già của người già sẽ giống như “bắt họ tự sát”.

 30% dân số Nhật Bản trên 65 tuổi

30% dân số Nhật Bản trên 65 tuổi

Hiện ở Nhật Bản có tới 62.000 người trên 100 tuổi. Tỷ lệ người trên 65 tuổi trong tổng dân số Nhật Bản cao hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác.

Các hộ gia đình Nhật Bản hiện đang nắm giữ 1.741 nghìn tỷ yên (tương đương 16.000 tỷ USD) tài sản, và 52% trong số này dưới dạng tiền tệ và tiền gửi. Tuy nhiên hầu hết thuộc về người già.

 Người già Nhật nắm giữ gần như toàn bộ tiền tiết kiệm trong khi phải gánh rất ít nợ

Người già Nhật nắm giữ gần như toàn bộ tiền tiết kiệm trong khi phải gánh rất ít nợ

Người già Nhật Bản có rất nhiều tiền tiết kiệm và không có nợ. Tuy nhiên, vẫn có hơn 10% được xếp vào dạng nghèo. Sắp tới người già Nhật Bản sẽ bầu cho Thủ tướng Shinzo Abe và đảng LDP, nhưng họ không nghe theo lời kêu gọi hãy đẩy mạnh chi tiêu để hồi sinh nền kinh tế của ông. Người già có nhiều tài sản hơn người trẻ, nhưng với lãi suất ở mức gần 0 như hiện nay, họ không kiếm được nhiều tiền từ số tiền tiết kiệm ấy và do đó cũng chẳng muốn chi tiêu.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-06-2016

    Gần 150 tỷ USD vốn FDI đổ vào các khu công nghiệp của Việt Nam
    Người dân Thụy Sĩ từ chối nhận 2.500 USD một tháng
    Line sắp làm IPO lớn nhất ngành công nghệ
    Lợi nhuận năm nay của Kido dự kiến giảm hơn 4 lần
    Gọng kìm pháp lý siết chặt, EU có thể phạt Google 3 tỷ euro

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-06-2016

    Quảng Ngãi quyết thu hồi dự án thép 4,5 tỷ USD của Đài Loan
    Sáng Ban Mai xuất khẩu tổ máy phát điện 2.500KVA cho Primalis Corporation
    IPO đại gia ngành tư vấn xây dựng: Món hàng nóng trong tháng 6
    Giá dầu phục hồi, PVN đạt doanh thu 165.500 tỉ đồng
    Thêm một đại lý nông sản ở Gia Lai vỡ nợ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-06-2016

    Địa ốc TP.HCM chờ bùng nổ trong quý III
    Ngày 6/6: Khối ngoại bán ròng hơn 218 tỷ đồng sau 10 phiên mua ròng
    Thép VTM thoát lỗ nhờ thuế tự vệ
    Mất 9 tháng vẫn không xác định được máy móc Công ty Sanofi nhập khẩu dùng thế nào
    Vinalines lên kế hoạch bán 6 tàu với tổng trọng tải hơn 220.000 DWT để cắt lỗ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-06-2016

    Xuất khẩu 5 tháng đạt 67,7 tỷ USD
    Doanh nghiệp cam kết rót 300 nghìn tỷ vào Hà Nội
    Doanh nghiệp đồ chơi Đức ưu tiên thị trường Việt Nam
    Trung Quốc ban hành dự thảo quy định về dự trữ dầu chiến lược
    Châu Âu đối mặt với triển vọng u ám

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-06-2016

    Cuba chờ đợi làn sóng đầu tư của các công ty Nhật Bản
    Nhật Bản: ước tính GDP quý I lần đầu tiên tăng
    Báo cáo việc làm của Mỹ yếu làm giảm triển vọng tăng lãi suất của Fed
    ĐBSCL: Bưởi da xanh tăng giá mạnh
    Hạn hán ở Thái Lan gây căng thẳng thị trường gạo thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-06-2016

    Tăng thu nội địa để bù số thu thuế xuất nhập khẩu giảm?
    Doanh nghiệp ngành điều gặp khó vì thiếu nguyên liệu
    Thủy sản có nguy cơ bị EU tẩy chay nếu DN xuất khẩu tiếp tục “làm liều“
    Thái Lan sắp bán hơn 2 triệu tấn gạo dự trữ
    Cơ hội từ dệt may Việt Nam hấp dẫn nhiều doanh nghiệp Ấn Độ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-06-2016

    Facebook chuẩn bị kế hoạch hậu Zuckerberg
    Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc quý I tăng nhẹ
    Cổ phiếu thị giá "tí hon" trả cổ tức gấp 5 lần gửi tiết kiệm ngân hàng
    Bất động sản Đà Nẵng sôi động, giá tăng trở lại
    C32 bất ngờ trở thành cổ đông lớn tại công ty nắm giữ 1/3 trữ lượng đá Đông Nam Bộ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-06-2016

    Hải Phòng giữ vị trí trong tốp đầu của cả nước về thu hút FDI
    Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ bỏ tiền mặt
    “Vua thủy sản” theo “vết xe đổ” công ty nhà Cường đô la
    Gót chân Asin của “gã khổng lồ” Thế giới Di động
    Hà Nội đặt mục tiêu nâng cao PCI năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-06-2016

    Chuyên gia WB: “Phân phối tín dụng, đất đai dựa vào quan hệ thân hữu”
    Hàng nghìn tấn dược liệu Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam
    Rủi ro cho vay ngoại tệ
    Chưa đầy 2 năm hoạt động, hãng Hàng không thủy phi cơ Hải Âu lỗ nặng
    Có một dòng “lãi suất bèo” đang chảy

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-06-2016

    Tỷ phú Thái đua nhau rót vốn vào Việt Nam
    Thoái vốn tại Sabeco nghiêng về phương án bán theo lô
    Bí thư Hoàng Trung Hải: Hà Nội cần huy động 2,5 - 2,6 triệu tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 năm tới
    HSBC quan ngại Việt Nam ‘thúc’ tăng trưởng kinh tế
    Ụ nổi hơn 500 tỷ của Vinalines, nay bán được 38,5 tỷ đồng