tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-06-2016

  • Cập nhật : 05/06/2016

Tỷ phú Thái đua nhau rót vốn vào Việt Nam

Các tỷ phú hàng đầu Thái Lan đang rót vốn mạnh vào thị trường Việt Nam, trong đó có Charoen Sirivadhanabhakdi, Chirathivat, Dhanin Chearavanon.

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 50 người giàu nhất Thái Lan năm 2016. Điều đặc biệt là 3 tỷ phú đứng đầu danh sách này đều đang đầu tư lớn tại thị trường Việt Nam.

Theo thống kê của Forbes, người giàu nhất Thái Lan năm 2016 là anh em nhà Chearavanont – chủ sở hữu tập đoàn Charoen Pokphand Group (C.P Group). Ông Dhanin Chearavanon hiện là Chủ tịch tập đoàn này, nằm trong tay khối tổng tài sản ước tính lên tới 14,4 tỷ USD.

Tỷ phú Dhanin cùng tập đoàn của mình đã thực hiện nhiều thương vụ đình đám khắp châu Á. Sau hơn 20 năm hoạt động tại thị trường nông nghiệp Việt Nam, C.P đang là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

Đứng thứ 2 trong danh sách của Forbes là tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi - ông chủ của tập đoàn TCC Holdings, với khối tài sản trị giá khoảng 13 tỷ USD. Cuối năm 2015, TCC đã mua lại Metro Việt Nam với giá 711 triệu USD.

ty phu charoen sirivadhanabhakdi

Tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi

Tháng 2 vừa qua, TCC cũng đã giành chiến thắng trong cuộc đua thâu tóm số cổ phần đa số của Casino ở Big C Thái Lan với giá 3,1 tỷ euro (khoảng 3,53 tỷ USD). Tập đoàn này từng tham gia đấu giá mua lại Big C Việt Nam nhưng không thành công.

Người giàu thứ 3 Thái Lan chính là ông chủ của Tập đoàn Central Group và Big C Việt Nam - gia đình tỷ phú Tos Chirathivat, với tài sản ước tính 12,3 tỷ USD.

ty phu tos chirathivat. (anh: reuters)

Tỷ phú Tos Chirathivat. (Ảnh: Reuters)

Central Group nổi tiếng tại Thái Lan và đang mở rộng hoạt động sang thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tài sản của tập đoàn bao gồm nhiều trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng quốc gia, với số nhân viên lên đến hơn 70.000 người.

Theo nhận định của Forbes, nhiều tỷ phú Thái đang nhòm ngó “miếng bánh” bán lẻ tại Việt Nam – nơi người dân rất “xính” hàng ngoại, trong đó có xu hướng mua hàng Thái Lan./.(VOV)


Thoái vốn tại Sabeco nghiêng về phương án bán theo lô

Phương án thoái phần vốn thuộc sở hữu nhà nước tại Sabeco do Bộ Công thương trình Chính phủ phê duyệt đang nghiêng về việc bán cổ phần theo lô.

Ngày 3-6, theo nguồn tin của chúng tôi, phương án thoái phần vốn thuộc sở hữu nhà nước tại Tổng công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) do Bộ Công thương trình Chính phủ phê duyệt đang nghiêng về việc bán cổ phần theo lô, dù các phương án khác như chọn cổ đông chiến lược, hoặc bán đấu giá công khai cũng đã được tính đến.

Nguồn tin này cho biết Sabeco vẫn đang chờ quyết định cuối cùng do 
Thủ tướng phê duyệt.

Tại đại hội cổ đông vừa diễn ra, ông Võ Thanh Hà, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Sabeco, cho biết Sabeco “không thể quyết định được lộ trình khi nào thoái vốn, thoái cho ai, thoái như thế nào, tỉ lệ bao nhiêu” đối với phần vốn thuộc sở hữu nhà nước (gần 90% vốn điều lệ, khoảng 6.412 tỉ đồng) tại Sabeco do phụ thuộc vào quyết định của 
Nhà nước.


Bí thư Hoàng Trung Hải: Hà Nội cần huy động 2,5 - 2,6 triệu tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 năm tới

Trong giai đoạn 2016 - 2020, thành phố Hà Nội đặt ra mục tiêu thu hút 2,5 - 2,6 triệu tỷ đồng vốn đầu tư cho hàng trăm dự án lớn.

Đó là thông tin được ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy đưa ra tại Hội nghị Hợp tác đầu tư và phát triển của Hà Nội sáng ngày 4/6.

Theo Bí thư Hoàng Trung Hải, sau 30 năm đổi mới Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu phát triển về kinh tế xã hội, các thành phần kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ và đột phá. Các nguồn lực phát triển tạo diện mạo Thủ đô ngày càng khang trang, Hà Nội đang hấp dẫn các nhà đầu tư nhiều hơn.

Để thu hút đầu tư trong giai đoạn tới Hà Nội đặt ra mục tiêu sẽ thu hút 2,5 - 2,6 triệu tỷ đồng để thúc đẩy phát triển, với vốn ngân sách là 20% và vốn thu hút nguồn lực từ xã hội là 80%, Hà Nội đặt ra cam kết:

Một là, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh và bền vững, chú trọng an sinh xã hội, nâng cao chất lượng đời sống người dân, đảm bảo công bằng để người dân nhanh chóng tiếp cận dịch vụ công.

Hai là cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, cải cách hành chính, tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển, xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch và thông thoáng.

Ba là khuyến khích nỗ lực tự thân của các DN theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, sản phẩm công nghệ cao, chất lượng cao...

Bốn là, đầu tư hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng khung như giao thông, cấp nước, điện...

Năm là, đảm bảo sự phát triển hài hòa vùng trọng điểm, vùng kinh tế, tăng cường hợp tác tiềm năng tạo chuỗi liên kết phát triển vùng và địa phương.

Với mục tiêu thu hút tới 80% vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm tới, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết cùng với sự chỉ đạo của Chính phủ, hợp tác của các đối tác, sự chung tay của các DN và thành công cuả hội nghị lần này, hy vọng hoạt động đầu tư của Hà Nội sẽ mang lại hiệu quả tích cực, tạo động lực cho phát triển.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng những quy hoạch liên quan đến Hà Nội sẽ làm nền tảng cho Hà Nội phát triển. Với bề dày nghìn năm văn hiến, có nền văn hóa nghệ thuật, có không gian đô thị xanh, thiên nhiên ưu đãi, con người văn minh, chăm chỉ và cần cù, trên 60% nguồn lao động và nguồn lực chất lượng cao, sẽ tạo thuận lợi cho DN đầu tư.

Ngoài ra, Hà Nội còn được đánh giá là địa chỉ an toàn, sau 30 năm đổi mới Hà Nội có nhiều thành tựu, tăng trưởng kinh tế cao, là trung tâm khu vực, thị trường sôi động với quy mô lớn, hạ tầng tương đối hoàn thiện, sân bay Nội bài, cảng Hải Phòng và Cái Lân, là đầu mối giao thông miền Bắc; Các cơ quan Chính phủ, tổ chức quốc tế.

Với mối quan hệ hợp tác với trên 100 thành phố và thế giới, Hà Nội là thành viên nhiều tổ chức uy tín. Cùng sự hoàn thiện bộ máy với thế hệ lãnh đạo mới, Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung tin tưởng sẽ thu hút nhiều hơn vốn đầu tư và kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu.


HSBC quan ngại Việt Nam ‘thúc’ tăng trưởng kinh tế

Dù chỉ số khả quan trong tháng 5 phần nào minh chứng nền kinh tế Việt Nam đang vượt khỏi vòng nguy hiểm và tăng trưởng có thể đạt mức 6,3% trong năm 2016 nhưng theo khối nghiên cứu HSBC, việc Chính phủ khẳng định mục tiêu tăng trưởng sẽ đạt 6,7% dẫn đến nguy cơ chính sách được nới lỏng hơn kỳ vọng.

Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC vừa giới thiệu báo cáo Triển vọng Kinh tế Việt Nam - tháng 6.2016 với tiêu đề: "Trong thời khắc thử thách" Theo khối này, những yếu tố hỗ trợ kinh tế vĩ mô vẫn còn mỏng, cộng với thâm hụt ngân sách cao, cho thấy một chính sách tài chính và tiền tệ cẩn trọng hơn là thật sự cần thiết.

Cụ thể hơn, khối nghiên cứu HSBC nêu rõ: “Chúng tôi vẫn giữ nguyên dự báo GDP cả năm 2016 sẽ đạt mức 6,3%. Quan điểm của cơ quan quản lý mới sẽ thiên về khuyến khích tăng trưởng: Những lo ngại trong dự báo của chúng tôi bắt nguồn từ chính sách Nhà nước.

Cơ quan quản lý mới của Việt Nam đã khẳng định mục tiêu GDP cho năm 2016 vẫn sẽ là 6,7%. Chúng tôi nghĩ mục tiêu này sẽ khó đạt được trong bối cảnh tăng trưởng quý I.2016 thể hiện không tốt cùng với những khó khăn vượt mức kỳ vọng đối với hoạt động xuất khẩu”

Cũng theo khối nghiên cứu, điều khiến họ lo ngại là các cơ quan quản lý sẽ cố nới lỏng PUBLIC điều kiện tín dụng hơn nhằm kích thích chi tiêu trong khối tư nhân. Chi tiêu Nhà nước cũng có nhiều dấu hiệu gia tăng rõ rệt. Nhưng cơ hội tài chính vẫn hạn chế. “ Chúng tôi lo ngại khi chính sách khuyến khích kinh tế càng lớn, càng nhiều rủi ro chờ đón Việt Nam vì các yếu tố hỗ trợ kinh tế vĩ mô vẫn còn khá mỏng. Chính sách tài khóa của Chính phủ vẫn còn hạn chế”- Khối nghiên cứu viết.

Cụ thể hơn, họ dự đoán, trong năm 2016, thâm hụt ngân sách một lần nữa bị nới rộng đến mức 6,6% trên GDP, dẫn đến tỷ lệ nợ công trên GDP đạt ngưỡng giới hạn do Quốc Hội đề ra là 65%. Để giành lại cơ hội tài chính, Việt Nam cần nỗ lực mở rộng cơ sở doanh thu và giảm thiểu chi tiêu hiện tại, nhưng những cải cách này không thể thực hiện một sớm một chiều. Hiện tại, chúng tôi nghĩ tăng trưởng tuy chậm nhưng bền vững là điều cần hướng đến.

“Chính phủ dường như sẽ đưa ra chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế, nhiều khả năng sẽ cho phép Ngân hàng Nhà nước tăng tăng trưởng tín dụng mà đang ở mức 17,3% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 4.2016 lên gần mốc 20% trong nửa cuối năm nay.”, khối nghiên cứu lưu ý và khẳng định lo ngại khi chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế càng lớn, càng nhiều rủi ro đang chờ đón Việt Nam vì các yếu tố hỗ trợ kinh tế vĩ mô vẫn còn khá mỏng.

Khối nghiên cứu cũng nhấn mạnh những nguy cơ Việt Nam phải đối mặt bao gồm: 1/ yếu tố hỗ trợ dự trữ ngoại hối thấp, 2/ ngành ngân hàng vẫn đang phải vật lộn với hậu quả khủng hoảng tài chính trong nước năm 2011, và 3/ lạm phát tuy nằm trong vòng kiểm soát nhưng vẫn tăng đều.


Ụ nổi hơn 500 tỷ của Vinalines, nay bán được 38,5 tỷ đồng

Ngày 3/6, thông tin từ Tổng Cty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho hay, vừa tiến hành xong việc đấu thầu bán ụ nổi 83M.

Theo đó, một cá nhân đã thắng thầu với mức giá 38,5 tỷ đồng. “Hiện Vinalines đang làm việc với các cơ quan, ban ngành để xử lý các vấn đề liên quan chi phí neo đậu của ụ nổi, sau đó sẽ chính thức công bố” – nguồn tin này cho hay.

Ụ nổi 83M được Nhật Bản sản xuất, bán cho Nga vào năm 1965 (đến nay là 51 năm). Ụ nổi bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm của Nga dừng phân cấp, quản lý từ năm 2006. Năm 2008, dưới thời kỳ Dương Chí Dũng làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Mai Văn Phúc làm Tổng GĐ, Vinalines ký hợp đồng mua ụ nổi này 9 triệu USD (trong khi đơn vị sở hữu chào giá 5 triệu USD). Tổng chi phí sửa chữa, vận chuyển ụ nổi này về Việt Nam lên đến 19,5 triệu USD.

Năm 2013, khi vụ án tham ô tài sản tại Vinalines liên quan ụ nổi tai tiếng này được đưa ra xét xử (ông Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đều bị tuyên án tử hình), tổng giá trị của ụ nổi được xác định hơn 500 tỷ đồng (gồm tiền mua, vận chuyển, sửa chữa, bảo quản, dù chưa một lần sử dụng). Vào đầu năm 2016, Vinalines thông báo bán đấu giá ụ nổi này với giá sàn 34,85 tỷ đồng.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-06-2016

    Cuba chờ đợi làn sóng đầu tư của các công ty Nhật Bản
    Nhật Bản: ước tính GDP quý I lần đầu tiên tăng
    Báo cáo việc làm của Mỹ yếu làm giảm triển vọng tăng lãi suất của Fed
    ĐBSCL: Bưởi da xanh tăng giá mạnh
    Hạn hán ở Thái Lan gây căng thẳng thị trường gạo thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-06-2016

    Tăng thu nội địa để bù số thu thuế xuất nhập khẩu giảm?
    Doanh nghiệp ngành điều gặp khó vì thiếu nguyên liệu
    Thủy sản có nguy cơ bị EU tẩy chay nếu DN xuất khẩu tiếp tục “làm liều“
    Thái Lan sắp bán hơn 2 triệu tấn gạo dự trữ
    Cơ hội từ dệt may Việt Nam hấp dẫn nhiều doanh nghiệp Ấn Độ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-06-2016

    Kinh tế Việt Nam quý II/2016 đã vượt khỏi vòng nguy hiểm
    Nhà máy đường Bình Định có nguy cơ đóng cửa vì nợ
    Bộ TT&TT báo cáo Thủ tướng cho MobiFone vận dụng cơ chế tiền lương như Viettel
    Tự do hóa giao dịch vốn tại Việt Nam: Lộ trình thận trọng
    Tiền và quyền thuộc về người già Nhật Bản

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-06-2016

    Facebook chuẩn bị kế hoạch hậu Zuckerberg
    Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc quý I tăng nhẹ
    Cổ phiếu thị giá "tí hon" trả cổ tức gấp 5 lần gửi tiết kiệm ngân hàng
    Bất động sản Đà Nẵng sôi động, giá tăng trở lại
    C32 bất ngờ trở thành cổ đông lớn tại công ty nắm giữ 1/3 trữ lượng đá Đông Nam Bộ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-06-2016

    Hải Phòng giữ vị trí trong tốp đầu của cả nước về thu hút FDI
    Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ bỏ tiền mặt
    “Vua thủy sản” theo “vết xe đổ” công ty nhà Cường đô la
    Gót chân Asin của “gã khổng lồ” Thế giới Di động
    Hà Nội đặt mục tiêu nâng cao PCI năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-06-2016

    Chuyên gia WB: “Phân phối tín dụng, đất đai dựa vào quan hệ thân hữu”
    Hàng nghìn tấn dược liệu Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam
    Rủi ro cho vay ngoại tệ
    Chưa đầy 2 năm hoạt động, hãng Hàng không thủy phi cơ Hải Âu lỗ nặng
    Có một dòng “lãi suất bèo” đang chảy

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-06-2016

    Sợ nhân viên "phát điên" vì công việc, ngân hàng Credit Suisse vừa đưa ra chính sách mới mà ai cũng thèm muốn
    BIDV và VietinBank sẽ khó đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay?
    HDBank tung gói tín dụng 1.000 tỷ đồng với lãi suất 6,8%
    Ngân hàng Trung ương Đức và Pháp đều hạ dự báo tăng trưởng GDP
    Chứng khoán Mỹ đỏ sàn, kỳ vọng Fed tăng lãi suất tháng 6 mong manh

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-06-2016

    3 dự án tại Việt Nam được JICA tài trợ vốn 160 tỷ Yên
    Tổng Lãnh sự Anh: Mong Đà Nẵng trở thành điểm đến số 1 của doanh nghiệp Anh
    Sử dụng niêm phong hải quan giả mạo bị xử phạt lên tới 80 triệu đồng
    Nhà đầu tư nước ngoài mua gần 23 triệu cổ phiếu trong tháng 5
    EVFTA áp dụng cơ chế tự vệ song phương

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-06-2016

    Đẩy mạnh việc đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường Italy
    Hạ viện Mỹ tiến hành điều tra các lỗ hổng an ninh mạng của Fed
    Không thể tin được tăng trưởng của Ấn Độ
    Ảrập Xêút có thể khiến giá dầu giảm 50%, tại sao không?
    Bosch mở rộng hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao

  • Tin kinh tế đọc nhanh 05-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 05-06-2016

    Âm mưu của Trung Quốc khi mua hầm vàng lớn nhất nhì thế giới
    Uber tăng trưởng thần tốc tại Trung Quốc
    “Kết quả cuộc họp của OPEC không ảnh hưởng tới giá dầu“
    Fed có thể lùi thời điểm tăng lãi suất để tránh rủi ro từ Brexit
    Singapore mua cổ phiếu Alibaba: Nhà đầu tư vẫn tin vào kinh tế Trung Quốc