tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 06-06-2016

  • Cập nhật : 06/06/2016

Chuyên gia WB: “Phân phối tín dụng, đất đai dựa vào quan hệ thân hữu”

“Phân phối vốn và đất chưa hiệu quả, còn dựa nhiều vào mối quan hệ thân hữu do đó tới đây Việt Nam cần đảm bảo thị trường vốn, đất đai phát triển công bằng nhất”, ông Sandeep Mahajan cho biết. 

ong sandeep mahajan, chuyen gia kinh te truong cua ngan hang the gioi tai viet nam. anh tl

Ông Sandeep Mahajan, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam. Ảnh TL

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam diễn ra ngày 3/6, trước hơn 500 doanh nghiệp tư nhân, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chỉ ra thực tế rằng, vốn của doanh nghiệp phần lớn đang dựa vào hệ thống ngân hàng.

Bài toán đặt ra, làm thế nào để có thể phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ là vấn đề mà các doanh nghiệp đang rất quan tâm.

Bà Hồng cho biết, gần đây Phó thủ tướng Vương Đình Huệ trong buổi làm việc với Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo Ngân hàng nhà nước đánh giá lại thị trường tiền tệ và phối hợp với các bộ, ngành chức năng và các cơ quan liên quan để có thể đề xuất giải pháp, gia tăng được khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.

Phó thống đốc nhấn mạnh rằng, Ngân hàng nhà nước với vai trò là Ngân hàng trung ương, là cơ quan quản lý tiền tệ, hoạt động của các ngân hàng trong thời gian quan đã có cải cách rất mạnh mẽ.

“Tỷ trọng cơ cấu tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước hiện chỉ còn 15-17%, như vậy tín dụng cho khu vực doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên rất nhiều trong thiời gian qua”, Phó thống đốc khẳng định.

Đặc biệt, theo Phó thống đốc Hồng, trong giai đoạn doanh nghiệp khó khăn, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt để Ngân hàng thực hiện các giải pháp về tín dụng, lãi suất, tháo gỡ khó khăn.

Cụ thể, đầu năm 2016, trước sự khó khăn của hoạt động sản xuất kinh doanh, trước tình trạng biến đổi khí hậu, sự cố môi trường ở miền trung... Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ ngành triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiên quyết giữ vững mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% và kiểm soát lạm phát dưới 5%.

Ngoài ra, Phó thống đốc cũng cho biết, Chính phủ vừa qua cũng triển khai một số giải pháp để tháo gỡ khó khăn tuy nhiên trong quá trình điều hành, mặc dù linh hoạt nhưng Ngân hàng nhà nước cũng không chủ quan với lạm phát.

Cũng tại Diễn đàn, ông Sandeep Mahajan, chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam đề cập đến vấn đề vốn, tín dụng cho doanh nghiệp và cho rằng, vốn là một trong những hạn chế được nhắc đến thông qua Báo cáo Việt Nam 2035.

“Phân phối vốn và đất đai chưa hiệu quả, dựa vào hiệu suất mà còn dựa nhiều vào mối quan hệ thân hữu, do đó tới đây Việt Nam cần đảm bảo thị trường vốn, đất đai phát triển công bằng nhất”, đại diện WB nêu.

Vị chuyên gia này cũng cho biết, doanh nghiệp nhà nước dù có nguồn lực lớn hơn nhưng sử dụng không hiệu quả nguồn lực đất đai, vốn, lao động trong khi đó khối doanh nghiệp tư nhân dùng vốn, lao động, đất đai “sáng sủa” hơn.

Nhìn nhận về vấn đề vốn, đại diện doanh nghiệp, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen trong bài trình bày của mình cho biết, điểm yếu của doanh nghiệp tư nhân hiện nay phần lớn còn non trẻ, yếu về vốn, quản trị, thương hiệu…

Về vấn đề vốn, ông Vũ kiến nghị, cộng đồng doanh nghiệp tư nhân mong muốn tiếp cận nguồn vốn để thúc đẩy, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển một cách bền vững.(Bizlive)


Hàng nghìn tấn dược liệu Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam

Mỗi năm người Việt chi hàng trăm triệu đôla nhập khẩu các dược liệu từ Trung Quốc vì giá rẻ.
moi nam viet nam nhap hang nghin tan nguyen, duoc lieu tu trung quoc.

Mỗi năm Việt Nam nhập hàng nghìn tấn nguyên, dược liệu từ Trung Quốc.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm, Việt Nam chi khoảng 113 triệu USD mua các loại nguyên dược liệu, tăng 12,6% so với cùng kỳ. Trong đó, Trung Quốc là thị trường chính cung cấp dược liệu cho Việt Nam, chiếm gần 62% tổng kim ngạch, đạt 69,7 triệu USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ.
Nguồn cung lớn thứ hai đến từ Ấn Độ, với 16,2 triệu USD, giảm 4,3%. Với tốc độ tăng 133%, nhập khẩu dược liệu của Thái Lan đạt 5,6 triệu USD. Một số nước khác như Đức, Italy, Thuỵ Sỹ... cũng xuất khẩu dược liệu sang Việt Nam.
Trung Quốc được coi là vương quốc của các loài cây dược liệu. Thực tế, nhập khẩu các dược liệu từ thị trường này liên tục tăng. Trong năm 2015, người Việt cũng chi tới 338 triệu USD nhập khẩu các loại dược liệu, trong đó Trung Quốc đã chiếm 198 triệu USD.
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu. Như vậy, mỗi năm người Việt mua vài chục nghìn tấn dược liệu về làm thuốc.  Nếu tính cả đường tiểu ngạch, con số còn lớn hơn.
Một số loại được nhiều thương nhân nhập khẩu như ý dĩ, hoàng kỳ, thăng ma, thiên ma, hoài sơn, đỗ trọng, thổ phục linh, bạc hà, tổ kén, sâm. Đặc biệt, có nhiều cây thuốc Việt Nam có nhưng vẫn được nhập khẩu về là hà thủ ô, tam thất, nấm linh chi, táo mèo,... Tình trạng này kéo dài hàng chục năm nay, số lượng nhập khẩu tính cả đường tiểu ngạch là rất lớn.
Việt Nam hiện có khoảng 4.000 loại thực vật, nấm có công dụng làm thuốc chữa bệnh, trong đó 70% khai thác tự nhiên còn lại là quy hoạch gieo trồng. Tuy nhiên, khâu gieo trồng các vùng cây dược liệu trong nước thiết hụt, manh mún.
Việt Nam từng là nước xuất khẩu dược liệu những năm 1960-1970, nhưng đến nay thì hoàn toàn lệ thuộc vào phía Trung Quốc. Thậm chí nhiều loại dược liệu quý còn bị chảy sang Trung Quốc, sau đó nhập sản phẩm kém chất lượng về.
Trao đổi với VnExpress, giám đốc một công ty dược liệu tại Hà Nội cho biết các loại dược liệu của Trung Quốc có đặc điểm dễ mua, giá rẻ nên được nhiều công ty lựa chọn. Giá thành rẻ hơn nhiều so với dược liệu trong nước. Vì vậy, nhiều cây dược liệu dù trong nước cũng trồng được nhưng bị thất sủng vì giá cao.
"Doanh nghiệp dược liệu nhỏ không có tiềm lực đầu tư hết các khâu từ sản xuất, tiêu thụ đến trồng nguyên liệu, nên chọn cách nhập khẩu. Để đầu tư xây dựng vùng trồng dược liệu sạch mất rất nhiều công sức và đầu tư. Chỉ một số doanh nghiệp lớn như Traphaco, Dược Hậu Giang, Tổng công ty Dược… có thể tự cung ứng được một phần nguyên liệu", vị này cho biết.
Tuy nhiên, các loại dược phẩm Trung Quốc giá rẻ lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, không an toàn từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng thuốc.  
Mới đây, kết quả kiểm nghiệm 400 mẫu dược liệu của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương được công bố cho thấy, hơn 60% chưa đạt chất lượng, trong đó 20% bị trộn rác, cát, xi măng, lẫn tạp chất, thậm chí tẩm ướp cả hóa chất độc hại.
Năm 2015, Cục Quản lý Y dược cổ truyền đã lấy 227 mẫu dược liệu để kiểm nghiệm thì có tới 60% mẫu dược liệu không đạt chất lượng về hàm lượng, hoạt chất, làm giả dược liệu.

Rủi ro cho vay ngoại tệ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư hướng dẫn quy định cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay bằng ngoại tệ kỳ hạn ngắn từ ngày 1/6/2016 đến hết ngày 31/12/2016, sau khi bị khép lại từ ngày 1/4 vừa qua. Đây là tín hiệu tích cực đối với các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, song cần thận trọng với các rủi ro khi tiến hành hoạt động cho vay ngoại tệ này.
anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo quyết định này, các ngân hàng được tiếp tục xem xét quyết định cho khách hàng là người cư trú vay vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay.

Đồng thời, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay này cho bên cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay (spot), trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền giao dịch phải bằng ngoại tệ. Đây là lần thứ ba kể từ năm 2012 đến nay, NHNN tiến hành điều chỉnh chính sách “đóng - mở” kênh cho vay lại bằng ngoại tệ nhằm trực tiếp hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu đối diện với mức lãi suất tín dụng tiền đồng cao, gây khó khăn trong cạnh tranh xuất khẩu.

Việc thu hẹp tín dụng ngoại tệ luôn được kỳ vọng hướng tới việc chuyển dần quan hệ cho vay bằng ngoại tệ, sang “mua đứt - bán đoạn” ngoại tệ; thống nhất sử dụng đồng tiền VNĐ trên lãnh thổ Việt Nam; ngăn chặn tình trạng mua bán cho vay lòng vòng ăn chênh lãi suất, giảm thiểu áp lực đầu cơ ngoại hối và cả rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngoại tệ.

Tuy nhiên, khi lãi suất tiền gửi USD trong nước xuống 0% khiến huy động ngoại tệ của các ngân hàng có xu hướng giảm, trong khi lượng tiền ngoại tệ gửi ra nước ngoài có xu hướng tăng, còn các doanh nghiệp lại phải vay VNĐ với lãi suất cao. Nghịch lý này gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Hơn nữa, mở lại kênh cho vay ngoại tệ, các ngân hàng thương mại cũng có thể đối diện với gia tăng áp lực nguồn cung ngoại tệ. Cung giảm, trong khi cầu ngoại tệ được dự báo sẽ tăng mạnh sau ngày 1.6 nên có thể xảy ra căng thẳng ngoại tệ.

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp được vay ngoại tệ sẽ có lợi vì bán ngoại tệ để mua vào tiền đồng thực hiện hoạt động kinh doanh với lãi suất vay rẻ hơn ít nhất 50% so với vay trực tiếp bằng VNĐ. Nhưng các doanh nghiệp vay ngoại tệ cũng sẽ đối diện rủi ro khi đến hạn trả nợ ngoại tệ. Nếu không chủ động được nguồn thu ngoại tệ, thì các doanh nghiệp sẽ phải mua USD của ngân hàng với giá cao để trả các khoản vay đó.

Rủi ro cho việc vay - trả nợ ngoại tệ này sẽ gia tăng, gắn với biến động mất cân đối cung - cầu và tỷ giá ngoại tệ vay tăng lên là khá cao, nhất là trong bối cảnh tiền vay có xu hướng lên giá và xuất khẩu trở nên khó khăn, giảm nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu. Trong bối cảnh NHNN thực hiện chính sách tỷ giá trung tâm và điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ từ đầu năm 2016 thì rủi ro càng cao nếu doanh nghiệp không chủ động và sử dụng linh hoạt các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhất là coi nhẹ các hợp đồng mua bán ngoại tệ tương lai và các nghiệp vụ (hoán đổi, mua bán quyền chọn…) chống rủi ro tỷ giá thông thường khác trên thị trường ngoại hối.

Với tinh thần giảm thiểu rủi ro, giữ ổn định chung trên thị trường tín dụng đó, trong một động thái ít nhiều liên quan, NHNN cũng đã ban hành quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Mở rộng hay thắt chặt tín dụng nói chung và tín dụng ngoại tệ nói riêng luôn có tính hai mặt. Bởi vậy, chủ động khai thác các tác động tích cực và kiểm soát các tác động mặt trái là cần thiết và cần được xử lý trên cơ sở phù hợp quy luật thị trường và hài hòa lợi ích các bên liên quan, cả bên vay và bên cho vay.


Chưa đầy 2 năm hoạt động, hãng Hàng không thủy phi cơ Hải Âu lỗ nặng

Hàng không Hải Âu là hãng bay tư nhân đầu tiên được cấp phép hoạt động hàng không chung, cung cấp dịch vụ bay ngoài vận tải hành khách công cộng và quân sự bằng thủy phi cơ.

Mới đây, hãng hàng không Hải Âu cho biết đang bị thua lỗ nặng, ảnh hưởng tới khả năng kéo dài hoạt động. Hải Âu có ba tàu thủy phi cơ song một năm chỉ khai thác được khoảng 700 giờ bay, chưa bằng mức khai thác tối đa của một tàu bay. Hãng rơi vào tình trạng dư thừa công suất nặng.

Tổng giám đốc Hãng hàng không Hải Âu Đinh Thu Trang cho biết, phần lớn nhu cầu của Hàng không Hải Âu là bay bằng mắt ngoài đường hàng không nhưng hãng này lại thường xuyên bị “ép” bay theo các đường hàng không. Do vậy, khi đường hàng không bị “đóng” (ví dụ đường hàng không từ Hà Nội đi Hải Phòng), Hàng không Hải Âu buộc phải bay vòng theo các đường hàng không khác, với thời gian và chi phí tăng lên nhiều.

Những khó khăn của Hải Âu còn đến từ việc công ty không có được văn bản hiệp đồng với Sư đoàn Không quân 371 để được sử dụng vệt bay thẳng Nội Bài - Cát Bi (bên dưới đường hàng không). Điều này cũng đồng nghĩa với việc suốt thời gian qua, 100% các chuyến bay từ Nội Bài đi vịnh Hạ Long của Hải Âu đều phải bay vòng.

Hàng không Hải Âu là hãng bay tư nhân đầu tiên được cấp phép hoạt động hàng không chung, cung cấp dịch vụ bay ngoài vận tải hành khách công cộng và quân sự bằng thủy phi cơ. Dự án được quyết định đầu tư từ tháng 4/2013 với tổng số tiền mua 3 máy bay là 10 triệu USD, chưa kể chi phí xây dựng một số cơ sở hạ tầng cho thủy phi cơ.

Thời gian đầu, hãng triển khai dịch vụ bay thường lệ và bay thuê chuyến, với thời gian 30 phút giữa Hà Nội và vịnh Hạ Long, bay ngắm cảnh 25 phút và 40 phút trên vịnh.

Do là hoạt động hàng không chung lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam nên ban đầu, Hàng không Hải Âu không tránh khỏi khó khăn, rắc rối về thủ tục pháp lý.

Việc Hải Âu thua lỗ không phải đến bây giờ mới được nhắc đến. Ngay sau 1 năm hoạt động, cựu Tổng giám đốc là ông Lương Hoài Nam đã cho biết doanh nghiệp đang thua lỗ nặng do dư thừa công suất.

Trước tình trạng thua lỗ, hãng hàng không này đã lên tiếng đề nghị tháo gỡ bớt khó khăn cho doanh nghiệp là cơ quan Quản lý nhà nước cần sớm quy hoạch chi tiết toàn bộ bầu trời Việt Nam theo mặt ngang và độ cao. Cùng đó, cần quy định chi tiết phương thức bay, phương thức điều hành, hỗ trợ, phương thức thông tin liên lạc cụ thể tại mỗi khu vực và loại không phận; Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tối đa hoạt động bay tầm thấp, bằng mắt, ngoài đường hàng không theo thông lệ thế giới.


Có một dòng “lãi suất bèo” đang chảy

Hai tuần qua, tỷ giá USD/VND biến động khá mạnh. Sau bốn tháng yên tĩnh, tỷ giá được chú ý hơn. Nhưng, có một dòng chảy khác cũng cần được chú ý hơn nữa.
trong boi canh chinh phu the hien su quyet liet khi lien tuc chi dao giam lai suat cho vay, thi thi truong van uyen chuyen de co rieng dong chay cua minh voi “lai suat beo” - anh: quang phuc.

Trong bối cảnh Chính phủ thể hiện sự quyết liệt khi liên tục chỉ đạo giảm lãi suất cho vay, thì thị trường vẫn uyển chuyển để có riêng dòng chảy của mình với “lãi suất bèo” - Ảnh: Quang Phúc.

Ba nguyên do là chưa đủ
Một số nhận định, phân tích về đợt tăng của tỷ giá USD/VND hiện nay tập trung ở các nguyên nhân chính.
Thứ nhất, tổng phương tiện thanh toán tăng mạnh, ngân hàng dư tiền đồng, lãi suất trên liên ngân hàng giảm rất sâu. Hiểu nôm na là tiền đồng xuống giá.
Thứ hai, chính sách cho vay ngoại tệ bắt đầu mở lại cho nhóm đối tượng lớn. Cũng hiểu nôm na đồng USD có thêm giá trị và lên giá.
Thứ ba, bên ngoài, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang tính tăng lãi suất, có thể trong tháng 6/2016, rồi đồng Nhân dân tệ vẫn ám ảnh qua các lần xuống giá gần đây.
Nhưng đó chưa hẳn là tất cả nguyên do. Cũng nói thêm, thông tin về tổng phương tiện thanh toán tăng mạnh xuất hiện gần đây cũng cần xét lại: cả năm nay Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng khoảng 16-18%, qua 5 tháng mới chỉ hơn 5% thì khó nói là mạnh.
Trong khi đó, khi nhìn về một đợt biến động tỷ giá nào đó, các phán đoán đều có thể quá vĩ mô và quá bao trùm mà thiếu đi thực tế cần nhìn vào là trạng thái thực của hệ thống. Đó là diễn biến của trạng thái ngoại tệ các ngân hàng trước, trong và sau chuỗi biến động.
Hiện thông tin về trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại không được công bố, cập nhật. Nhưng, phản ứng thường thấy trước các biến động tỷ giá, các ngân hàng sẽ đóng bớt trạng thái để phòng ngừa rủi ro, cầu ngoại tệ tăng lên và càng kích thích tỷ giá tăng.
Tuy nhiên, từ 1/6, Ngân hàng Nhà nước mở lại tín dụng ngoại tệ. Các doanh nghiệp vay, theo cơ chế phải bán lại theo hình thức giao ngay lượng ngoại tệ đó (spot), tạo cung ngoại tệ tức thời. Đây cũng chính là yếu tố khiến tỷ giá trồi sụt tuần qua, mà không bốc mạnh nối tiếp như một hiệu ứng thiếu cung - lên giá thông thường.
Tín dụng ngoại tệ mở lại, tạo nguồn cung thương mại, mà thực chất là nguồn tạm ứng từ tương lai. Doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ, bán lại cho ngân hàng lấy tiền đồng để sử dụng trong nước; khi nguồn thu ngoại tệ của doanh nghiệp về, đem trả cho ngân hàng.
 
Âm thầm “lãi suất bèo”
Tín dụng ngoại tệ cũng liên quan đến một dòng chảy âm thầm thời gian qua. Có thể nói các ngân hàng đã uyển chuyển trong sử dụng vốn, tranh thủ các giới hạn trạng thái ngoại tệ cho phép, hoặc nói “lách” tín dụng ngoại tệ cũng không hẳn là sai.
Hai tuần sau khi cơ chế tín dụng ngoại tệ đóng lại theo Thông tư 24, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đưa ra chương trình cho vay VND theo lãi suất USD. Lãi vay ở đây chỉ 2,8%/năm.
Trong khi lãi suất cho vay thông thường VND đang phổ biến 6-8%/năm loại ngắn hạn, thì mức 2,8%/năm nói trên là quá bèo.
Vì sao có được lãi suất cho vay đó? Dĩ nhiên ngân hàng trong cuộc có thể đưa ra các câu trả lời, về vận dụng vốn… Nhưng, điều kiện của chương trình là doanh nghiệp vay phải cam kết bán lại ngoại tệ hoặc giới thiệu khách hàng bán ngoại tệ thành công cho ngân hàng.
Không lâu, ngay đầu tháng 5/2016, khi tín dụng ngoại tệ vẫn đang đóng với phần lớn đối tượng, thị trường lại đón nhận thông tin Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank) cho vay VND lãi suất cũng “bèo”, chỉ từ 3,5%/năm. Và thông tin gợi mở vẫn là với doanh nghiệp có nguồn thu USD.
Dù cơ chế tín dụng ngoại tệ đóng lại, các ngân hàng vẫn có thể vận dụng tạm ứng trạng thái ngoại tệ của mình, chuyển đổi vốn để lấy VND cho vay lãi suất cực thấp như vậy; và nguồn ngoại tệ bù lại trạng thái có từ cam kết bán của doanh nghiệp vay.
Đến nay, khi cơ chế tín dụng ngoại tệ đã được mở lại từ 1/6, các mức “lãi suất bèo” có phần chính ngạch hơn mà thôi, song song và nằm rõ ở lãi vay USD.
Việc chuyển đổi ngoại tệ lấy VND cho doanh nghiệp vay với “lãi suất bèo” không mới. Nó chỉ mới khi cơ chế tín dụng ngoại tệ đóng lại, hoặc khi xuất hiện những mức lãi suất cho vay cực thấp như trên.
Hồi tháng 6/2012, khi lãi suất cho vay VND vẫn còn tới 15%/năm, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã từng tạo chú ý khi dành một gói cho vay lãi suất chỉ 7%/năm. Cơ chế tạo nguồn ở đây cũng là chuyển đổi từ ngoại tệ, sử dụng các giới trạng thái ngoại tệ, cùng biện pháp hạn chế rủi ro tỷ giá.
Nay, dòng chảy âm thầm trên là đáng chú ý. Nó gắn với những góc nhìn khác nhau.
Trước hết, tưởng như vô lý khi lãi suất huy động VND đang từ 5-7,5%/năm, lại có lãi suất cho vay VND chỉ trên dưới 3%/năm. Phải chăng là có cạnh tranh không lành mạnh để lôi kéo khách hàng tốt?
Nhưng, khi một ngân hàng tạo được mức lãi suất đó, thành viên khác cũng có thể tạo theo, dòng chảy âm thầm này mở rộng hơn. Theo đó, nó phản ánh sự cạnh tranh quyết liệt trong hệ thống, và doanh nghiệp tốt hưởng lợi.
Ở góc nhìn khác, trong bối cảnh Chính phủ thể hiện sự quyết liệt khi liên tục chỉ đạo giảm lãi suất cho vay, thì thị trường vẫn uyển chuyển để có riêng dòng chảy của mình với “lãi suất bèo” đó.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-06-2016

    Xuất khẩu 5 tháng đạt 67,7 tỷ USD
    Doanh nghiệp cam kết rót 300 nghìn tỷ vào Hà Nội
    Doanh nghiệp đồ chơi Đức ưu tiên thị trường Việt Nam
    Trung Quốc ban hành dự thảo quy định về dự trữ dầu chiến lược
    Châu Âu đối mặt với triển vọng u ám

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-06-2016

    Cuba chờ đợi làn sóng đầu tư của các công ty Nhật Bản
    Nhật Bản: ước tính GDP quý I lần đầu tiên tăng
    Báo cáo việc làm của Mỹ yếu làm giảm triển vọng tăng lãi suất của Fed
    ĐBSCL: Bưởi da xanh tăng giá mạnh
    Hạn hán ở Thái Lan gây căng thẳng thị trường gạo thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-06-2016

    Tăng thu nội địa để bù số thu thuế xuất nhập khẩu giảm?
    Doanh nghiệp ngành điều gặp khó vì thiếu nguyên liệu
    Thủy sản có nguy cơ bị EU tẩy chay nếu DN xuất khẩu tiếp tục “làm liều“
    Thái Lan sắp bán hơn 2 triệu tấn gạo dự trữ
    Cơ hội từ dệt may Việt Nam hấp dẫn nhiều doanh nghiệp Ấn Độ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-06-2016

    Kinh tế Việt Nam quý II/2016 đã vượt khỏi vòng nguy hiểm
    Nhà máy đường Bình Định có nguy cơ đóng cửa vì nợ
    Bộ TT&TT báo cáo Thủ tướng cho MobiFone vận dụng cơ chế tiền lương như Viettel
    Tự do hóa giao dịch vốn tại Việt Nam: Lộ trình thận trọng
    Tiền và quyền thuộc về người già Nhật Bản

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-06-2016

    Facebook chuẩn bị kế hoạch hậu Zuckerberg
    Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc quý I tăng nhẹ
    Cổ phiếu thị giá "tí hon" trả cổ tức gấp 5 lần gửi tiết kiệm ngân hàng
    Bất động sản Đà Nẵng sôi động, giá tăng trở lại
    C32 bất ngờ trở thành cổ đông lớn tại công ty nắm giữ 1/3 trữ lượng đá Đông Nam Bộ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-06-2016

    Hải Phòng giữ vị trí trong tốp đầu của cả nước về thu hút FDI
    Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ bỏ tiền mặt
    “Vua thủy sản” theo “vết xe đổ” công ty nhà Cường đô la
    Gót chân Asin của “gã khổng lồ” Thế giới Di động
    Hà Nội đặt mục tiêu nâng cao PCI năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-06-2016

    Tỷ phú Thái đua nhau rót vốn vào Việt Nam
    Thoái vốn tại Sabeco nghiêng về phương án bán theo lô
    Bí thư Hoàng Trung Hải: Hà Nội cần huy động 2,5 - 2,6 triệu tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 năm tới
    HSBC quan ngại Việt Nam ‘thúc’ tăng trưởng kinh tế
    Ụ nổi hơn 500 tỷ của Vinalines, nay bán được 38,5 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-06-2016

    Sợ nhân viên "phát điên" vì công việc, ngân hàng Credit Suisse vừa đưa ra chính sách mới mà ai cũng thèm muốn
    BIDV và VietinBank sẽ khó đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay?
    HDBank tung gói tín dụng 1.000 tỷ đồng với lãi suất 6,8%
    Ngân hàng Trung ương Đức và Pháp đều hạ dự báo tăng trưởng GDP
    Chứng khoán Mỹ đỏ sàn, kỳ vọng Fed tăng lãi suất tháng 6 mong manh

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-06-2016

    3 dự án tại Việt Nam được JICA tài trợ vốn 160 tỷ Yên
    Tổng Lãnh sự Anh: Mong Đà Nẵng trở thành điểm đến số 1 của doanh nghiệp Anh
    Sử dụng niêm phong hải quan giả mạo bị xử phạt lên tới 80 triệu đồng
    Nhà đầu tư nước ngoài mua gần 23 triệu cổ phiếu trong tháng 5
    EVFTA áp dụng cơ chế tự vệ song phương

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-06-2016

    Đẩy mạnh việc đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường Italy
    Hạ viện Mỹ tiến hành điều tra các lỗ hổng an ninh mạng của Fed
    Không thể tin được tăng trưởng của Ấn Độ
    Ảrập Xêút có thể khiến giá dầu giảm 50%, tại sao không?
    Bosch mở rộng hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao