tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 26-09-2018

  • Cập nhật : 26/09/2018

Dầu có thể tăng lên 100 USD/thùng vào năm 2019 do các thị trường toàn cầu thắt chặt

Các công ty kinh doanh hàng hóa Trafigura và Mercuria cho biết tại hội nghị Dầu khí châu Á Thái Bình Dương (APPEC) ở Singapore, giá dầu có thể tăng lên 100 USD/thùng cuối năm nay hay vào đầu năm 2019 do các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại xuất khẩu dầu mỏ từ Iran.

Daniel Jaeggi chủ tịch công ty kinh doanh hàng hóa Mercuria Energy Trading cho biết gần 2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày có thể rời khỏi thị trường do các lệnh cấm vận của Mỹ chống lại Iran vào cuối quý 4 năm nay, khiến giá dầu thô tăng vọt lên 100 USD/thùng.

Jaeggi cho biết “chúng tôi đang trên bờ biến động đáng kể trong quý 4/2018 phụ thuộc vào mức độ trầm trọng và thời gian cấm vận Iran, thị trường chỉ đơn giảm là không có nguồn cung đẩy đủ đáp trả cho 2 triệu thùng/ngày biến mất khỏi các thị trường”.

Washington đã sẵn sàng thực thi các lệnh cấm vận tài chính chống lại Iran và họ dự định thực hiện với xuất khẩu dầu mỏ của nước này từ ngày 4/11/2018, gây áp lực lên các nước khác cũng cắt giảm nhập khẩu dầu thô từ Iran.

Ben Luckock, đồng giám đốc giao dịch dầu mỏ tại Trafigura cho biết giá dầu thô có thể tăng lên 90 USD/thùng vào Giáng sinh và tới 100 USD/thùng vào năm mới do các thị trường bị siết chặt.

Giá dầu đang tăng lên kể từ đầu năm 2017, khi OPEC cùng với các nhà cung cấp khác gồm Nga bắt đầu rút dần sản lượng để tăng giá dầu thô.

Những gián đoạn bất ngờ từ Venezuela tới Libya và Nigeria tiếp tục thắt chặt thị trường đồng thời nhu cầu toàn cầu lần đầu tiên tiếp cận ngưỡng 100 triệu thùng/ngày.

Những mối đe dọa gián đoạn cũng như việc cắt giảm nguồn cung ban đầu giúp nâng giá dầu thô Brent giao sau vượt 80 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2014.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Iran, nhà sản xuất lớn thứ 3 của OPEC sắp diễn ra, ngân hàng đầu tư của Mỹ J.P Morgan cho biết trong triển vọng thị trường mới nhất của họ rằng khả năng giá dầu tăng vọt lên 90 USD/thùng là có thể trong những tháng tới.

OPEC và các nhà sản xuất dầu mỏ khác đang xen xét nâng sản lượng 500.000 thùng/ngày để chống lại sự sụt giảm nguồn cung từ Iran.(VITIC)
----------------------------

Mỹ chính thức áp thuế với gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập từ Trung Quốc

Ngày 24/9, Mỹ chính thức áp thuế 10% với gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc trong khi Bắc Kinh cũng đáp trả với việc áp mức thuế tương ứng với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Theo công bố ngày 17/9 của Tổng thống Mỹ Donald Trump, mức thuế này sẽ được áp dụng từ ngày 24/9 trước khi tiếp tục tăng lên 25% vào đầu năm 2019. Ảnh: TTXVN phát

Động thái mới nhất này đẩy tình trạng căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới lên một nấc thang mới.

Đúng 11h (giờ Việt Nam), mức thuế mới của Mỹ chính thức có hiệu lực. Theo công bố ngày 17/9 của Tổng thống Mỹ Donald Trump, mức thuế này sẽ được áp dụng từ ngày 24/9 trước khi tiếp tục tăng lên 25% vào đầu năm 2019.

Trong một động thái đáp trả, Trung Quốc đã thông báo áp thuế từ 5-10% đối với hàng hóa Mỹ trị giá 60 tỷ USD, đồng thời đệ đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Các mặt hàng Trung Quốc chịu ảnh hưởng của biện pháp thuế mới gồm máy hút bụi và các thiết bị kết nối Internet, trong khi các mặt hàng Mỹ chịu ảnh hưởng trong đợt này gồm khí đốt hóa lỏng và một số loại máy bay. Hồi đầu năm nay, hai bên đã có những động thái "ăn miếng trả miếng" khi áp thuế với gói hàng hóa trị giá 50 tỷ USD của mỗi bên.

Dù trong tuần qua, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng vẫn khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục ràng buộc Trung Quốc để cùng hướng tới một cách giải quyết tích cực phía trước nhưng không bên nào tỏ rõ dấu hiệu sẽ thực hiện điều này.

Các nhà kinh tế cảnh báo tình hình căng thằng sẽ tiếp diễn không chỉ với Mỹ và Trung Quốc mà còn lan rộng ảnh hưởng tới các nền kinh tế toàn cầu trong khi tâm lý lo ngại bắt đầu làm chao đảo thị trường tài chính.

Trên thực tế, hôm 22/9, Tổng thống Trump tiếp tục đe dọa áp thuế bổ sung với hầu như tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nếu Bắc Kinh đáp trả.

Cho đến nay, Mỹ liên tục sử dụng biện pháp áp thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm gây áp lực buộc Bắc Kinh thực hiện những thay đổi sâu rộng về thương mại, chuyển giao công nghệ và chính sách trợ cấp cho ngành công nghiệp công nghệ cao.

Kể từ khi Tổng thống Trump tháng 3 vừa qua công bố mức thuế mới đối với nhôm và thép nhập khẩu, hai bên không ngừng áp dụng các mức thuế đối với hàng hóa của nhau trong khi các cuộc tham vấn song phương cho tới nay chưa thể hạ nhiệt tình hình.

Hiện vẫn chưa rõ khi nào thì giới chức Mỹ và Trung Quốc sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại sau khi các cuộc đàm phán hồi tháng trước két thúc mà không mang lại kết quả gì.

Việc Mỹ chính thức áp thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc sẽ càng thu hẹp khả năng Bắc Kinh chấp nhận lời mời của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cử các quan chức cấp cao của nước này tới Washinton để tiếp tục đám phán trong tháng này.(TTXVN)
-------------------

Nga lặng lẽ vươn lên vị trí điều khiển giá dầu toàn cầu

Hiện không có nhiều người hiểu rõ về sự hồi sinh của ngành dầu mỏ Nga. Sau khi giá dầu giảm mạnh vào năm 2014, trái với xu hướng chung, ngành năng lượng của Nga tăng tốc phát triển, và điều đó đã giúp họ tăng mạnh vị thế trong việc quyết định giá dầu thế giới.

Trong khi Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) và các nước sản xuất dầu lớn khác trên thế giới chuẩn bị cho cuộc họp tại Algiers vào ngày 23/9/2018 để đánh giá nhu cầu dầu của thị trường thế giới trong những quý sắp tới, Nga một lần nữa lại chứng tỏ vai trò mới của mình trong việc "điều khiển" giá dầu và là một đối tác mới quan trọng của Trung Đông.

Hiện không có nhiều người hiểu rõ về sự hồi sinh của ngành dầu mỏ Nga. Sau khi giá dầu giảm mạnh vào năm 2014, trái với xu hướng chung, ngành năng lượng của Nga tăng tốc phát triển, và điều đó đã giúp họ tăng mạnh vị thế trong việc quyết định giá dầu thế giới.

Khi Nga bổ sung gần 300.000 thùng dầu/ngày vào tháng 6/2018 theo thỏa thuận với Saudi Arabia, gần như toàn bộ sản lượng đó đến từ những giếng dầu mới thăm dò được, và hầu như không có chút nào trong khối lượng đó khai thác từ những mỏ cũ đã bị đóng cửa vào năm 2017.

Nhờ giá dầu tăng, hàng năm Nga đang bổ sung thêm 3% đầu tư cho các cơ sở sản xuất "vàng đen", tăng so với mức 1% của thời gian trước, và dự kiến tốc độ này sẽ được duy trì ít nhất trong vài năm tới.

Cũng như trước kỳ họp trước giữa OPEC và các đồng minh (tháng 6/2018), Nga đã chủ động tăng sản lượng trước kỳ họp, và lần này cũng vậy. Thông tin từ nước này cho hay, sản lượng dầu mỏ Nga hiện đang ở mức 11,33 triệu thùng/ngày, so với 11,16 triệu thùng/ngày của tháng 8/2018. Giới chuyên môn nhận định, Nga sẽ bổ sung thêm 200.000 thùng dầu/ngày cho thị trường nếu các nhà sản xuất chủ chốt quyết định cần phải tăng sản lượng trong những tháng sắp tới.

Khả năng này thậm chí còn cao hơn so với kỳ họp tháng 6, bởi sắp tới thị trường có thể bị hụt 1,3 triệu thùng dầu mỗi ngày, bao gồm 1 triệu thùng/ngày từ Iran do bị Mỹ trừng phạt và 300.000 thùng/ngày từ Venezuela do chính bản thân nước này không thể duy trì được tốc độ sản xuất.

Và Nga đang dẫn dắt thị trường dầu. Bằng việc cùng gánh vác chung với Saudi Arabia tăng sản lượng để bù đắp cho phần sụt giảm từ Iran, thị phần của Nga đang tăng lên. Mà thậm chí việc Moscow tăng sản lượng còn được Wahshington hoan ngênh vì giúp cho giá dầu duy trì ở mức vừa phải, không tăng quá mạnh.

Có thể năm 2016 Nga đã tham gia vào nhóm các nước sản xuất chủ chốt vì những lý do có tính chất lợi ích cơ bản của quốc gia – vào thời điểm đó giá dầu thấp khiến dự trữ ngân sách của Moscow sụt giảm chỉ còn 70 tỷ USD, từ mức 175 tỷ USD đầu năm 2014.

Nhưng Nga tham gia vào nhóm là theo lời đề nghị của Saudi Arabia, quốc gia đã phải thừa nhận rằng một mình mình không thể tạo ảnh hưởng tới thị trường dầu toàn cầu như trước đây nữa. Nói đơn giản là OPEC đã làm mất thị trường của mình.

Tổ chức này có công suất khoàng 35 triệu thùng/ngày vào năm 1980, khi đó tổng nhu cầu dầu toàn cầu chỉ khoảng 65 triệu thùng/ngày. Hiện nay công suất của họ vẫn gần như ở mức đó, nhưng quy mô thị trường toàn cầu đã lên tới 100 triệu thùng/ngày, quá lớn để chỉ một mình OPEC có thể điều khiển được.

Trong quá trình này, Nga đã đạt được 2 mục tiêu lớn về chính sách đối ngoại, dựa trên hai cuộc khủng hoảng mà Saudi Arabia và các nước Vùng Vịnh khác đang vấp phải: một nữa là cuộc khủng hoảng của thị trường dầu mỏ - nơi mà OPEC đã mất đi sức mạnh của mình; một nữa là cuộc khủng hoảng ở các nước Trung Đông.

Không giống như các nước vùng Vịnh – là đối tác từ lâu của Mỹ và được Mỹ bảo vệ, Nga có vai trò trực tiếp đối với cả 2 yếu tố kể trên, nhất là họ có quan hệ cởi mở với Iran và đã gây dựng được ảnh hưởng đáng kể đối với tất cả các nước trong khu vực. Tiếng nói của Nga ở Vùng Vịnh có trọng lượng riêng mà Mỹ không thể có được, bao gồm cả đối với Tehran.

Nga cũng đã củng cố được vị thế của mình trên thị trường dầu mỏ, cao hơn nhiều so với thời điểm trước năm 2016 – khi OPEC thỏa thuận hạ sản lượng 1,8 triệu thùng dầu/ngày để giảm bớt lượng dư thừa trên toàn cầu nhằm vực giá tăng lên.

Việc Nga tích cực dầu tư cho ngành dầu mỏ với công nghệ ngày càng hiện đại và thành công trong lĩnh vực này với vô vàn giếng dầu mới trên khắp lãnh thổ rộng lớn của mình đã tạo nên sức mạnh mới cho Nga trên bản đồ năng lượng toàn cầu.

Toàn bộ hoạt động này càng được hỗ trợ hơn nữa bởi hệ thống thuế của Nga, theo đó cung cấp các điều kiện thuận lợi cho cả dự án mới phát triển cũng như những dự án đang hoạt động. Vì thế, Nga đang tiến tới vị thế trở thành người có vai trò chủ chốt trong việc giữ gìn sự ổn định ở Trung Đông và định giá trên thị trường dầu mỏ - vị thế mà Nga chưa từng có được từ trước tới nay. (CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục