tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-09-2018

  • Cập nhật : 27/09/2018

Người tiêu dùng "giữa làn đạn" thương mại

Khi Mỹ - Trung vẫn còn giằng co trong cuộc chiến thuế quan, doanh nghiệp hai nước sẽ đứng giữa hai làn đạn. Vậy còn người tiêu dùng sẽ nghĩ gì?

Người tiêu dùng vẫn tỏ ra lạc quan

Theo CNBC, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chắc chắn sẽ khiến giá tăng và làm xây xát hầu bao của người tiêu dùng. Nhưng nhiều người tiêu dùng Trung Quốc cho đến lúc này vẫn bày tỏ là họ cảm thấy không có gì phải lo lắng.

Trong những mặt hàng bị áp thuế thì hàng công nghệ như điện thoại thông minh, chip điện tử là những mặt hàng nằm trong danh sách đen. Chỉ trừ có Apple, trong đợt ra quân những mẫu điện thoại mới gần đây khách hàng của hãng này tại Trung Quốc vẫn tỏ ra khá bình tĩnh.

Chị Sunny Fung, nhân viên văn phòng nói: "Hiện chính sách của ông Trump có vẻ như vẫn chưa ảnh hưởng tới Apple nên khách hàng như chúng tôi vẫn chưa phải chịu tác động hay thiệt hại gì. Nhưng nếu nhà máy của Apple phải di dời khỏi Trung Quốc, có thể điều này sẽ gây một chút xáo trộn nhưng tất cả còn ở thì tương lai".

Giá những sản phẩm của Apple vốn không hề rẻ chút nào nên Giám đốc Điều hành Tim Cook thừa hiểu Apple sẽ chịu tổn thất thế nào trong cuộc chiến thuế Mỹ - Trung. Tim Cook thậm chí đã gặp mặt trực tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump để đề xuất miễn thuế cho những sản phẩm Apple.

Ông Tim Cook nói: "Thương mại không phải là trò chơi tiêu diệt lẫn nhau và ai còn sống người đó thắng. Trong thương mại, tôi và bạn sẽ trao đổi hàng hoá để cả hai đều là người thắng cuộc. Vì vậy, tôi hy vọng căng thẳng Mỹ - Trung sẽ sớm kết thúc".

Không phải mặt hàng nào cũng may mắn như những chiếc điện thoại iPhone. Cụ thể, tập đoàn bán lẻ hàng đầu như Walmart của Mỹ đã bắt đầu có những cảnh báo đầu tiên về việc hàng hoá có thể sẽ tăng giá trông thấy, sau khi hàng Trung Quốc nhập khẩu về đây bị áp thuế.

"Nếu hàng hóa tăng lên vài xu không sao nhưng nếu tăng vài USD tôi không chịu nổi. Mình tôi nuôi 3 đứa con và có nhiều người tiêu dùng cũng như tôi", một người dân Mỹ nói.

Theo Walmart, các sản phẩm tiêu dùng chịu tác động tăng giá từ các áp đặt thuế mới sẽ bao gồm lò nướng, túi đựng hành lý và túi du lịch, đệm và mũ bảo hiểm…cho đến xe đạp và đèn trang trí dịp Giáng sinh. Đây không phải là những chiếc điện thoại đắt tiền nhưng lại là những thứ người Mỹ cần tới hàng ngày.

khi duoc hoi ve nhung tranh chap thuong mai gan day giua my va trung quoc, da so nguoi tieu dung van to ra rat lac quan.

Khi được hỏi về những tranh chấp thương mại gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc, đa số người tiêu dùng vẫn tỏ ra rất lạc quan.

Người Trung Quốc vẫn xếp hàng mua iPhone 

Sự kiện mở bán các dòng iPhone mới của Apple đang thu hút sự quan tâm của hàng triệu tín đồ trên khắp thế giới. Tại Trung Quốc, điều này cũng không là ngoại lệ - ngay cả trong thời điểm căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang tạo ra nhiều lo ngại với việc kinh doanh của đại gia công nghệ Mỹ này.

Tại Hồng Kông (Trung Quốc), ngay từ sớm đã có nhiều tín đồ xếp hàng trước cửa hàng Apple Store. Các tính năng hàng đầu của chiếc iPhone Xs mới ra mắt là những điều được quan tâm nhất.

Anh Vincent, khách hàng tại Hồng Kông (Trung Quốc) nói: "Tôi rất ấn tượng với tính năng nhận diện khuôn mặt FaceID. Tôi cảm thấy trên iPhone Xs chúng đã trở nên hoàn hảo và đáng để sử dụng".

Khi được hỏi về những tranh chấp thương mại gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc, đa số vẫn tỏ ra rất lạc quan.

Anh Sunny Fung, khách hàng tại Hồng Kông (Trung Quốc) - cho hay: "Hiện các chính sách của Tổng thống Trump không ảnh hưởng tới Apple nên chúng tôi cũng không phải chịu tác động gì lớn".

Tâm lý tích cực cũng hiện diện với các khách hàng trong ngày mở bán iPhone tại Bắc Kinh. Đây là điều khá dễ hiểu khi Trung Quốc vẫn là một trong những thị trường hàng đầu của Apple và phiên bản bán tại đây được trang bị nhiều tính năng mới để tiếp tục lôi cuốn những người hâm mộ.

Chị Wang XinJie, khách hàng tại Bắc Kinh (Trung Quốc) nói: "Tôi đã từng dùng iPhone 5, 6, 7 và 10. Hiện phiên bản mới còn có thể sử dụng 2 sim đó là điều tôi quan tâm nhất".

Sự hâm mộ của người dùng Trung Quốc cũng kéo theo tình trạng cò mua lại máy để bán tăng vọt, với mức giá có thể tăng thêm cả trăm USD so với mua trong cửa hàng. (NCĐT)
------------------------

Thị trường chứng khoán Việt Nam: "Đặt cược" vào những diễn biến tích cực

Chỉ số VN-Index đã trở lại mốc 1.000 điểm trong phiên giao dịch ngày 20/9, sau hơn 3 tháng chìm dưới mốc kháng cự tâm lý này mà không thể vượt qua. Yếu tố nào đã giúp thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên hưng phấn như thế và liệu nhà đầu tư có thể kỳ vọng gì cho giai đoạn tiếp theo?

chi so vn-index da tro lai moc 1.000 diem trong phien giao dich ngay 20/9. nguon: internet

Chỉ số VN-Index đã trở lại mốc 1.000 điểm trong phiên giao dịch ngày 20/9. Nguồn: internet

Những dự báo trước đó đều tin rằng không sớm thì muộn VN-Indexsẽ quay trở lại mốc 1.000 điểm, dù trong thời điểm thị trường còn vất vả chống trả những đợt điều chỉnh và áp lực bán không ngớt từ các nhà đầu tư trong nước và cả nhà đầu tư nước ngoài. Và thực tế đã xảy ra như mong đợi với những phiên tăng điểm mạnh mẽ, đặc biệt kể từ sau khi kết thúc tháng ngâu.

 

Thống kê cho thấy VN-Index đã trải qua chuỗi 9 phiên tăng điểm trong số 10 phiên kể từ ngày 7/9 đến 20/9 và trong đó có đến 8 phiên khối ngoại quay trở lại mua ròng với tổng giá trị lên đến 1.067 tỷ đồng trên sàn HoSE. Có thể nói dòng tiền của nhóm nhà đầu tư nước ngoài không chỉ giúp đẩy thị trường đi lên mà còn tạo hiệu ứng tâm lý tích cực lan tỏa đến nhóm nhà đầu tư trong nước.

Tỷ giá ổn định trở lại là một trong những nguyên nhân chính giúp nhà đầu tư nước ngoài có lại niềm tin vào thị trường Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đồng tiền của nhiều nền kinh tế đã mất giá hàng chục phần trăm so với đô la Mỹ, trong khi tiền đồng tiếp tục giữ được sự ổn định dù trải qua nhiều sóng gió trong 2 tháng đầu quý III. Tính đến thời điểm này, tỷ giá trung tâm tăng chưa đến 1,3% so với đầu năm, trong khi giá USD trên thị trường tự do liên tiếp giảm kể từ đầu tháng 9 đến nay.

Cần biết rằng đồng nội tệ bị phá giá mạnh là lý do chính khiến dòng vốn nước ngoài tháo chạy khỏi các thị trường tài chính của các nền kinh tế - điều đã từng trải qua tại Indonesia, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ hay Argentina. Rõ ràng rủi ro thua lỗ tỷ giá lên đến hàng chục phần trăm khiến việc đầu tư vào những thị trường chứng khoán này chẳng khác nào một canh bạc mà biết trước sẽ thua.

Tất nhiên những đánh giá tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua cũng như những dự báo đầy lạc quan cho giai đoạn tới của các tổ chức tài chính quốc tế cũng giúp Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng trong giai đoạn này. Không chỉ các tổ chức trong nước dự báo VN-Index có thể thiết lập những mức cao trở lại trong những tháng còn lại của năm nay cũng như năm sau, mà ngay cả những ngân hàng quốc tế như UBS gần đây cũng tin rằng VN-Index sẽ tăng lên 1.070 điểm vào tháng 12/2018 và 1.360 điểm vào tháng 12/2019.

Nếu như trước đây, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung được xem là yếu tố rủi ro đáng kể lên thị trường, thì một loạt phân tích mới nhất lại cho rằng Việt Nam có thể được lợi từ việc gia tăng thị phần hàng xuât khẩu vào Mỹ, cho đến khả năng thu hút dòng vốn đầu tư bị rút ra khỏi Trung Quốc và đổ vào Việt Nam do có lợi thế về mặt địa lý.

Theo bảng kết quả phân loại thị trường hồi tháng 3 của FTSE, thị trường chứng khoán Việt Nam còn 3 tiêu chí chưa đạt yêu cầu là thanh toán bù trừ, cho phép bán khống và thị trường chứng khoán phái sinh phát triển. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế thì khả năng Việt Nam vẫn sẽ được đưa vào danh sách theo dõi trong năm 2019 và chậm nhất vào năm 2020 có thể được nâng hạng.

Nếu như trước đây, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung được xem là yếu tố rủi ro đáng kể lên thị trường, thì một loạt phân tích mới nhất lại cho rằng Việt Nam có thể được lợi từ việc gia tăng thị phần hàng xuất khẩu vào Mỹ, cho đến khả năng thu hút dòng vốn đầu tư bị rút ra khỏi Trung Quốc và đổ vào Việt Nam do có lợi thế về mặt địa lý. Theo đó, các hàng rào thuế quan thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc liên tiếp được dựng lên về mặt nào đó lại trở thành cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, do đó càng làm gia tăng sự phấn khởi của các nhà đầu tư.

Có thể thấy với hàng loạt yếu tố hỗ trợ tích cực đã giúp thị trường lấy lại được mốc 1.000 điểm. Tuy nhiên liệu xu hướng tăng có tiếp tục được duy trì, hay thị trường sẽ lại đối mặt với áp lực chốt lời và rồi suy yếu trở lại như đợt hồi phục ngắn ngủi đã diễn ra vào giữa tháng 6? Nhất là khi phiên 21/9 cuối tuần rồi với đợt tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETF đã chứng kiến dòng vốn ngoại bán ròng hơn 781,5 tỷ riêng trên sàn HoSE, đẩy thị trường điều chỉnh giảm 1,77 điểm trở lại, dù trong phiên có lúc tăng gần 5 điểm, lên 1.009 điểm.

Về kỹ thuật, vùng kháng cự gần nhất của VN-Index có thể nằm tại 1.020 điểm, kế tiếp là 1.050 điểm và sau đó là mốc 1.100 điểm. Dù vậy, với tâm lý đang lạc quan trở lại thể hiện qua thanh khoản những phiên gần đây tăng vọt cùng với điểm số tăng là một trong những dấu hiệu cho thấy thị trường vẫn nghiêng về xu thế tiếp tục đi lên. Sàn HoSE đã ghi nhận 3 phiên liên tiếp gần đây khối lượng giao dịch đều khớp trên mốc 200 cổ phiếu/phiên, đặc biệt phiên ngày 21/9 khớp hơn 302 triệu cổ phiếu. Có vẻ như quý IV sắp tới sẽ tiếp tục chứng kiến các cổ phiếu diễn biến tích cực. (DNSG)
------------------------------

9 tháng, lượng vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tăng 36,8% so với cùng kỳ 2017

9 tháng năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 25,37 tỷ USD, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, tính riêng 5.275 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đã đạt tổng giá trị vốn góp 5,7 tỷ USD, tăng 36,8% so với cùng kỳ 2017.

Theo số liệu tại báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung trong 9 tháng năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 25,37 tỷ USD, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Hiện trên cả nước có 2.182 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 14,1 tỷ USD, bằng 97% so với cùng kỳ năm 2017 và có 841 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 5,5 tỷ USD, bằng 82,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Cũng trong 9 tháng năm 2018, cả nước có 5.275 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước với tổng giá trị vốn góp 5,7 tỷ USD, tăng 36,8% so với cùng kỳ 2017.

Tính từ đầu năm đến ngày 20/9/2018, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 13,25 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2017.

Tình hình xuất nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đều tăng so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài kể cả dầu thô đạt 127,8 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm gần 71,4% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 126,1 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ 2017 và chiếm 70,5% kim ngạch xuất khẩu; Nhập khẩu đạt 104,1 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 60% kim ngạch nhập khẩu.

Như vậy, khu vực đầu tư nước ngoài đã xuất siêu 23,6 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 21,9 tỷ USD không kể dầu thô.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó, đứng thứ nhất là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đạt 11,3 tỷ USD, chiếm 44,6% tổng vốn đầu tư đăng ký; Đứng thứ hai là lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư 5,8 tỷ USD, chiếm 23% tổng vốn đầu tư đăng ký; Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,1 tỷ USD, chiếm 8,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Hiện có 104 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 7 tỷ USD, chiếm gần 28% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,6 tỷ USD, chiếm 22,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,6 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng vốn đầu tư.

Tính đến nay, trên cả nước nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh, thành phố. Trong đó, Hà Nội thu hút nhiều vốn nhất với tổng số vốn đăng ký 5,8 tỷ USD, chiếm 22,9% tổng vốn đầu tư; Đứng thứ hai là TP. Hồ Chí Minh với tổng vốn đăng ký 4,2 tỷ USD, chiếm 16,6% tổng vốn đầu tư; Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 2,1 tỷ USD chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư...(TCTC)

Trở về

Bài cùng chuyên mục