tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 22-07-2016

  • Cập nhật : 22/07/2016

Mở rộng thị trường ngách tránh rủi ro trong xuất khẩu giày, dép

Đơn hàng NK từ thị trường EU sụt giảm mạnh ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng XK ngành da giày. Đa dạng thị trường là giải pháp được chuyên gia khuyến cáo nhằm tránh rủi ro cho DN.

Tăng trưởng XK của ngành da giày 4 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt 5%, sang đến tháng 5 và 6, XK bắt đầu có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa đạt mức tăng trưởng bình quân 10% như các năm trước. Nguyên nhân do đơn hàng từ thị trường EU sụt giảm mạnh. Tình trạng này xuất phát từ những bất ổn chính trị trong khối kéo dài nhiều tháng qua đã tác động tới tâm lý tiêu dùng. Ngoài thị trường EU có nhiều bất ổn, XK sang các thị trường khác như: Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia…vẫn giữ mức tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, theo đại diện Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam (Lefaso), mức tăng trưởng này không đủ bù cho sự suy giảm tại thị trường EU.

Nhận định về triển vọng thị trường 6 tháng cuối năm, bà Phan Thị Thanh Xuân-Tổng thư ký Lefaso - cho rằng: Tình hình biến động của EU đang rất phức tạp, tiếp tục ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng, nhưng đây vẫn là một trong những thị trường chính cho XK giày, dép. Tuy nhiên để tránh rủi ro, DN cần mở rộng XK sang các thị trường ngách như Australia, New Zeeland... hoặc đẩy mạnh hơn nữa sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc.Bà Lê Quỳnh Trâm - Giám đốc Công ty TNHH Lavie Shoes - cho biết: DN chủ yếu XK sang Nhật Bản và Hàn Quốc nên không bị tác động bởi những biến động từ EU. Trong 5 tháng đầu năm, XK bình quân đạt 15 nghìn đôi/tháng, tăng 25% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, nhiều nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới như: Zara, H&M, Prada đã tìm đến DN trong nước xem xét khả năng sản xuất. Những nhãn hàng lớn sản xuất tại Việt Nam nhiều năm như: Nike, Adidas cũng tổ chức hội thảo giới thiệu điều kiện tham gia chuỗi cung ứng nhằm mở rộng nguồn cung. Như vậy, đơn hàng XK cho những tháng cuối năm có khả năng sẽ không thiếu.

Hơn nữa, mùa cao điểm của ngành da giày bắt đầu từ tháng 7, XK cũng thường dồn vào cuối năm. “Với những thuận lợi trên, hy vọng thị trường ngày một ấm lên sẽ giúp ngành da giày Việt Nam đạt mục tiêu 17-17,4 tỷ USD XK đặt ra cho năm 2016”- bà Xuân nói.

Tổng Thư ký Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam, Bà Phan Thị Thanh Xuân cho biết, đơn hàng từ các nhà NK EU sụt giảm mạnh, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng XK của ngành. Để tránh rủi ro, DN cần mở rộng sang các thị trường nhỏ, đồng thời đầu tư cho công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu của các nhãn hàng lớn đang tìm kiếm đối tác tại Việt Nam.

Ước tính lạm phát của Malaysia giảm 1,8% trong tháng 6

Theo nguồn tin của Reuters, ước tính tỷ lệ lạm phát của Malaysia trong tháng 6 giảm 1,8%, đây là tháng thứ 4 giảm liên tiếp, trong khi giá dầu vẫn suy giảm.

Chi phí vận chuyển thấp khiến cho lạm phát giảm, mặc dù giá thực phẩm vẫn cao trong tháng ăn chay Ramadan.

Trong tháng 5, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2% so với cùng tháng năm ngoái, giảm nhẹ so với tốc độ 2,1% trong tháng trước đó.

Lạm phát đã đạt mức cao nhất 4,2% trong tháng 2/2016, do Thuế dịch vụ và hàng hóa giảm xuống 6% từ tháng 4/2015.

Tuần trước, ngân hàng trung ương Malaysia hạ dự báo lạm phát năm 2016 xuống 2-3% so với dự báo trước đó 2,5-3,5%.

Việt Nam có thể tiếp tục nhập khẩu nhiều đường

Niên vụ mía đường 2016-2017 nhiều khả năng lượng đường sản xuất trong nước sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nội địa, và vì thế, có thể Việt Nam lại tiếp tục phải nhập khẩu nhiều hơn lượng đường trong hạn ngạch WTO.

Ngày 19-7, tại TPHCM, Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) đã tổ chức hội nghị tổng kết vụ sản xuất mía đường 2015-2016 để nhìn lại hoạt động sản xuất trong niên vụ qua và đưa ra những dự báo về thị trường cho niên vụ 2016-2017.

Theo kế  hoạch sản xuất của các nhà máy, sản lượng đường niên vụ 2016-2017 ước đạt 1,5 triệu tấn, tương đương niên vụ 2015-2016. Lý do được Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối đưa ra là do ảnh hưởng của thời tiết, cụ thể là hạn mặn tại khu vực ĐBSCL, ảnh hưởng đến cả sản lượng và chất lượng mía đường trong niên vụ mía tới. Do đó, tình hình cung-cầu và giá đường trong nước dự báo sẽ tiếp tục căng thẳng trong bối cảnh dự báo thế giới tiếp tục thiếu hụt đường, chủ yếu do hiện tượng El Nino.

Vì thế, Cục yêu cầu các nhà máy mía đường cần đánh giá lại khả năng cung cấp nguyên liệu để có kế hoạch sản xuất phù hợp trong niên vụ mới. Như vậy, về cơ bản, Việt Nam phải tiếp tục nhập khẩu đường do sản xuất trong nước không đáp ứng đủ. Ngoài nguồn đường theo hạn ngạch cam kết WTO trong năm 2017 là 89.000 tấn, Việt Nam sẽ phải nhập thêm khoảng 30.000 tấn mới đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Năm 2015, sau khi cân đối cung cầu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ cho nhập bổ sung thêm 200.000 tấn đường, ngoài 85.000 tấn đường trong cam kết WTO. Hiện tại, Bộ Công Thương đã có Thông tư 09 về việc bổ sung nhập khẩu 100.000 tấn đường vào hạn ngạch. Như vậy, trước mắt, tổng lượng đường nhập khẩu trong năm nay tính đến thời điểm tháng 7 là 215.00 tấn, trong đó, 100.000 tấn nhập khẩu bổ sung, 30.000 tấn từ Hoàng Anh Gia Lai sản xuất tại Lào và 85.000 tấn theo cam kết trong WTO.

GAS: Quý 2 lãi ròng 1,691 tỷ đồng, giảm 35%

Theo BCTC hợp nhất quý 2/2016 của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (HOSE: GAS), lãi ròng ghi nhận 1,691 tỷ đồng, giảm 34.6% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, doanh thu thuần trong quý 2 của Công ty giảm nhẹ so với cùng kỳ 2015, đạt 15,709 tỷ đồng, tương đương 29% kế hoạch năm; giá vốn hàng bán lại ở mức 13,177 tỷ đồng, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2015. Do đó, lợi nhuận gộp của GAS đạt 2,532 tỷ đồng, giảm 34.3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù, chi phí tài chính giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2015, ở mức 89 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay gần 107 tỷ đồng, tăng 164% so với cùng kỳ năm ngoái .Tại thời điểm 30/06/2016, vay và nợ dài hạn của GAS gần 6,500 tỷ đồng, tăng 43% so với thời điểm 31/12/2015. Trong đó, vay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) 1,128 tỷ đồng và Ngân hàng Cathay United Bank 2,873 tỷ đồng.

Chi phí bán hàng GAS tăng 25% so với cùng kỳ năm 2015, ở mức 497 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận trước thuế quý 2/2016 của Công ty đạt 1,984 tỷ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đơn vị cho biết nguyên nhân lợi nhuận giảm mạnh là do giá dầu Brent trung bình quý 2/2016 chỉ 46 USD/thùng giảm 16 USD/thùng so với mức 62 USD/thùng của cùng kỳ năm trước, giá FO trung bình trong quý là 213 USD/tấn cũng giảm 142 USD/tấn. Yếu tố này đã làm cho giá bán các sản phẩm của GAS giảm theo làm giảm lợi nhuận.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, lãi ròng Công ty chỉ đạt 3,005 tỷ đồng, giảm gần 42% so với cùng kỳ năm 2015 và thực hiện 43% kế hoạch năm.

KDC 6 tháng mảng kem chiếm 75% tổng doanh thu

Quý II, doanh thu và lợi nhuận của KDC đều giảm, giảm lần lượt 48% và 97% so với cùng kỳ năm trước mà nguyên nhân chính là không còn thu nhập từ chuyển nhượng 80% mảng bánh kẹo.

Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (Mã: KDC - HoSE) vừa công bố Báo cáo tài chính quý II và 6 tháng đầu năm 2016.

Quý II, KDC đạt doanh thu thuần 590 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu tài chính giảm mạnh do không có khoản thu nhập từ chuyển nhượng 80% mảng bánh kẹo như quý trước. LNST đạt 139,9 tỷ đồng, giảm 97% so với quý II/2015.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty đạt doanh thu thuần 983,9 tỷ đồng, LNST 161,45 tỷ đồng, giảm lần lượt 55% và 97% so với cùng kỳ năm trước. Theo KDC, doanh thu từ mảng kem đóng góp chủ yếu vào kết quả kinh doanh của Tập đoàn, chiếm 75% tổng doanh thu.

Năm 2016, công ty đặt kế hoạch doanh thu 1.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.500 tỷ đồng (bao gồm cả lợi nhuận ghi nhận từ việc bán nốt 20% mảng bánh kẹo còn lại). Như vậy sau 6 tháng, tính riêng doanh thu, công ty đã hoàn thành 55% kế hoạch.

Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của KDC là 6.360 tỷ đồng, giảm khoảng 364 tỷ đồng trong 6 tháng. Tiền và các khoản tương đương tiền đạt 98 tỷ đồng, trong khi đầu kỳ là 1.151 tỷ đồng.

Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu chỉ 0,4 lần. LNST chưa phân phối tính đến cuối kỳ là 1.361 tỷ đồng trên vốn điều lệ 2.566 tỷ đồng.

Đơn vị: tỷ đồng

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-07-2016

    Tăng mạnh chi phí quảng cáo, lợi nhuận quý 2 của Dược Hậu Giang vẫn sụt giảm so với cùng kỳ 2015
    VCS lãi trước thuế 184 tỷ đồng trong quý 2, tăng 54% so với cùng kỳ 2015
    Giá vốn giảm sâu, Đạm Phú Mỹ lãi gần 390 tỷ đồng quý 2/2016
    Vinamilk sắp chi 4.800 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2016 tỷ lệ 40%
    Xi măng Hà Tiên 1 (HT1): Quý 2 lãi 240 tỷ đồng tăng 64% so với cùng kỳ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-07-2016

    Xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn “phụ thuộc” doanh nghiệp ngoại
    “Venezuela đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của khủng hoảng“
    ECB tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục
    Vietnam Airlines ước đạt 1.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-07-2016

    Việt Nam và Mỹ ký thoả thuận về thuế chống bán phá giá tôm
    Ô tô nhập khẩu náo loạn vì bế tắc
    DN cần tuân thủ quy định khi xuất khẩu thủy sản vào Australia
    Giá cà phê robusta sẽ còn cao trong vài tháng tới do tồn trữ thấp
    Tỷ lệ thất nghiệp của Anh thấp nhất kể từ năm 2005

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-07-2016

    Bất chấp Brexit, kinh tế Anh vẫn vững bước trong ngắn hạn
    EIA: tồn kho dầu thô của Mỹ giảm tuần thứ 9 liên tiếp, xăng tăng
    Sản lượng thép thô hàng ngày của Trung Quốc giảm vào đầu tháng 7
    Iraq dẫn dầu về cung cấp dầu mỏ cho Ấn Độ
    Dừa tươi Bến Tre lần đầu tiên đóng chai xuất ngoại

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-07-2016

    Thái Lan hạ mục tiêu về doanh thu từ hoạt động ngành du lịch
    EU công bố gói viện trợ mới giúp nông dân ngành sữa
    Ngành công nghiệp da Ấn Độ để mắt tới thị trường Việt Nam
    Nhập khẩu bò Úc 6 tháng đầu năm giảm
    Lào muốn xuất khẩu gạo sạch sang thị trường Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-07-2016

    Ấn Độ và Mỹ nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực dầu khí
    Doanh nghiệp bất động sản lọt tầm ngắm nhà đầu tư Thái
    Kinh tế toàn cầu có thể “bốc hơi” 2.000 tỷ USD vì Trái Đất ấm lên
    EU, Indonesia nhất trí khởi động các cuộc đàm phán về FTA
    Nhật Bản và Anh bàn bạc về hoạt động kinh doanh sau kết quả Brexit

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-07-2016

    EU phạt các hãng sản xuất xe tải 3,2 tỉ USD vì làm giá
    Sau Brexit, người Anh đặc biệt quan tâm đến vàng
    EU kiện Trung Quốc ra WTO
    Thủ tục làm khó xuất khẩu 
    Dự báo CPI tháng 7 sẽ chỉ tăng nhẹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-07-2016

    IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu do tác động từ Brexit
    Năm 2017, lạm phát ở Venezuela sẽ lên đến 1.600%
    Xuất khẩu nhóm nhiên liệu, khoáng sản giảm mạnh
    Cấm xuất khẩu bò Úc sang VN: Đang dừng để điều tra
    Tạo khan hiếm ảo đẩy giá đường tăng cao

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-07-2016

    Thị trường vàng đã cân bằng trở lại
    Đồng Ringgit giảm mạnh nhất kể từ vụ Brexit
    Cung-cầu ngành đường tiếp tục căng thẳng trong niên vụ mới
    Ấn Độ sẽ trở thành động lực thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ toàn cầu
    Cổ phiếu SoftBank lao dốc, tỷ phú Son "mất" hơn 1 tỷ USD sau 1 đêm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-07-2016

    Tuyến tàu siêu cao tốc xuyên quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á
    Nhạy cảm với hiệu quả sử dụng của đồng vốn
    Doanh nghiệp muốn kinh doanh bảo hiểm phải có tối thiểu 2.000 tỷ
    Muốn tìm lợi suất? Hãy tìm quỹ tín thác bất động sản
    Trung Quốc tái thiết Con đường Tơ lụa với vàng